Khóc là việc “giao tiếp” duy nhất của trẻ sơ sinh để thông báo với cha mẹ những điều… không ổn.
1. Lý do vật lý: đứa trẻ bị đói, bị lạnh, bị ướt, bị nóng, bị đau… những lý do này thường đều dễ nhận biết và xử lý.
2. Trẻ khóc vì bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng xung quanh:
Tâm hồn trẻ sơ sinh như mặt hồ phẳng lặng, nó rất dễ cảm nhận (nhiễm) năng lượng xấu từ mọi người xung quanh: nỗi sợ, sự tức giận, đau khổ, bạo hành… (Tiếng ồn là một dạng năng lượng xấu). Những năng lượng xấu này như cơn gió trên mặt hồ phẳng lặng khiến đứa trẻ bất an. Khi bất an, trẻ khóc.
Việc ôm trẻ vào lòng vỗ về là cách khiến trẻ bớt/hết bất an. Năng lượng tình yêu là thứ đứa trẻ cần để cảm thấy “yên” trong cơ thể mới.
3. Lý do ít người biết nhất: Trẻ khóc vì những cơn ác mộng.
Bạn sẽ hỏi: Trẻ con như trang giấy trắng nhưng tại sao chúng vẫn mơ và còn mơ thấy ác mộng? Ác mộng ở đâu ra?
Những ác mộng này thường là những chuyện buồn trong tiền kiếp. Đứa trẻ mới sinh vẫn còn nhiều liên hệ với kiếp sống trước đó và khi ngủ, những kí ức mạnh nhất có khả năng “sống lại” dưới dạng những giấc mơ.
Khi đứa trẻ lớn dần lên, mối liên hệ với kí ức tiền kiếp của chúng cũng mờ dần đi, chúng có thể vẫn mơ thấy ác mộng nhưng không còn khóc, hoặc ngay cả bạn – với tư cách người trưởng thành, thi thoảng, trong một vài điều kiện nhất định, bạn cũng có khả năng thấy lại những kí ức tiền kiếp nhưng bạn không biết đó là tiền kiếp, bạn gọi đó là mơ.
Người càng tỉnh, càng ít mơ.