Nỗi sợ là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người. Mặc dù cực kỳ hữu hiệu trong tình huống có mối đe dọa gây tổn hại trực tiếp, nhưng nó là cảm xúc gây suy nhược và nguy hiểm nhất khi xuất hiện một cách vô cớ. Trong Video này, ta sẽ tìm hiểu cách nỗi sợ có thể được sử dụng như một công cụ thao túng người khác, và cách những người có vị thế quyền uy, ở quá khứ và hiện đại, đã dùng nỗi sợ một cách hữu hiệu để kiểm soát các khía cạnh xã hội nhất định như nào.
Con người, nhất là kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, ngày càng được bảo bọc khỏi các mối nguy mà tổ tiên ta phải đối diện liên quan tới thế giới tự nhiên. Nhưng khi nỗi sợ tự nhiên và thời tiết mất đi, nhiều nỗi sợ khác đã thế chỗ để lấp đầy khoảng trống. Một số nỗi sợ xảy ra khi phản ứng với mối đe dọa thực sự, nhưng nhiều nỗi sợ lại là phản ứng với điều tưởng tượng ra.
Như triết gia Khắc Kỷ Seneca chỉ ra:
“Nhiều thứ…có khả năng làm ta kinh hãi hơn là giết ta; ta thường đau khổ vì tưởng tượng hơn là hiện thực.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Trong khi một số nỗi sợ tưởng tượng là do bản thân tạo ra, nhiều nỗi sợ là hệ quả của các câu chuyện tạo ra bởi những kẻ có vị thế quyền uy. Các cá nhân muốn lợi dụng, và thao túng người khác, từ lâu đã nhận ra sức mạnh của nỗi sợ hãi. Khi một người bị kìm kẹp bởi nỗi sợ một mối đe dọa, dù là thật hay giả, khả năng lý trí và nhận thức cao hơn của họ sẽ bị ngừng trệ, khiến họ dễ bị thao túng bởi bất kỳ ai hứa hẹn về sự an toàn khỏi mối đe dọa.
Triết gia thế kỷ 18 Edmund Burke viết: “Ko niềm xúc cảm mạnh mẽ nào cướp đi mọi sức mạnh hành động và lý lẽ của tâm trí một cách hữu hiệu như nỗi sợ hãi”.
Tầng lớp thống trị trong hàng ngàn năm đã hiểu rõ sức mạnh cố tình gây ra nỗi sợ cho thần dân của mình như một phương tiện kiểm soát xã hội. Henri Frankfort, trong cuốn the Intellectual Adventure of Ancient Man chú giải rằng giữa năm 1800 và 1600 trước công nguyên, một chứng loạn thần sợ hãi lan ra khắp Ai Cập Cổ Đại, gây ra bởi cuộc xâm lược của những kẻ nổi loạn bên ngoài thèm khát quyền lực và chinh phạt. Ban đầu, chứng loạn thần sợ hãi này được bào chữa bằng một mối đe dọa thực sự, thế nhưng, kể cả khi những kẻ bên ngoài này bị đẩy lùi thành công khỏi Ai Cập, các thế lực cầm quyền vẫn cố tìm cách duy trì nỗi sợ nhân tạo trong người dân – nhận ra một dân số sợ hãi dễ dàng kiểm soát hơn một dân số bạo dạn.
Như Frankfort giải thích:
“Ham muốn chung cho sự an toàn ko nhất thiết phải tồn tại sau khi Đế Chế Ai Cập mở rộng biên giới quân đội ở Ai Cập sang châu Á và theo đó loại bỏ tức thì mối nguy ở biên giới…Tuy nhiên, đó là một thời đại ko ngơi nghỉ, và có những mối đe dọa từ chân trời xa xăm có thể được gọi ra để giữ cộng đồng lại với nhau, bởi đoàn kết là lợi thế của các chính quyền trung ương nhất định…Cơn loạn thần sợ hãi, một khi xảy ra, vẫn sẽ hiện hữu. Và có những lực lượng ở Ai Cập giữ cho cơn loạn thần sợ hãi này còn sống để duy trì mục đích thống nhất của Ai Cập.” (The Intellectual Adventure of Ancient Man, Henri Frankfort)
Sự tạo thành và duy trì nỗi sợ nhân tạo đến từ tầng lớp thống trị trong một dân số vẫn còn rộng khắp từ thời Ai Cập Cổ Đại cho đến thời hiện đại. Các chính quyền đàn áp thường duy trì ách kìm kẹp lên một quốc gia bằng cách liên tục gợi ra nỗi sợ, và sau đó tiến hành tuyên bố rằng chỉ có họ, những thế lực cầm quyền, có phương tiện và khả năng để bảo vệ người dân khỏi một mối đe dọa như vậy:
HL Mencken viết: “Toàn bộ mục đích của chính trị thực tiễn đó là giữ cho dân chúng cảnh giác (và theo đó gào thét để được dẫn tới an toàn) thông qua đe dọa họ bằng một chuỗi bất tận yêu quái, hầu hết trong số đó là giả tưởng.”
John Adams, một trong những cha đẻ của nước Mỹ, lặp lại quan điểm này, viết rằng “Nỗi sợ là nền tảng của hầu hết chính quyền”.
Trong khi có vô vàn chiến thuật và kế sách được phát triển qua nhiều thế kỷ để khai thác công chúng hiệu quả thông qua nỗi sợ, nhưng hai trong số chiến thuật quyền lực và hiệu quả hơn cả đó là sử dụng cờ giả (False flag), và thực hiện tuyên truyền thông qua lặp lại.
Cờ giả có thể được định nghĩa như một “hoạt động ngầm…thiết kế để đánh lừa theo một cách làm cho các hoạt động đó hiện lên như thể chúng được thực hiện bởi các đối tượng, nhóm, hay quốc gia hơn những người thực sự lên kế hoạch và thi hành chúng”. Trong cuốn Feardom, Conor Boyack cung cấp một diễn giải tuyệt với về tính hiệu quả của cuộc tấn công cờ giả cho những ai muốn tiến hành kiểm soát xã hội:
“…đòn tấn công vật lý làm gia tăng niềm tin tương ứng với các nhà lãnh đạo chính trị và quy phục họ. Tác động này có khả năng như nhau dù đòn tấn công đó là một bất ngờ, được các nhà lãnh đạo chính trị biết đến nhưng ko cho phép xảy ra, hoặc được dàn dựng trực tiếp bởi các nhà lãnh đạo tương tự ở vị thế hưởng lợi từ sự tin tưởng và phục tùng tăng dần…Các hoạt động cờ giả được dùng vì con người thông thường ko tiếp cận các chi tiết, vậy nên họ dễ bị lệ thuộc vào những gì được bảo, và theo đó dễ dàng bị lừa. Phần lớn con người sẽ tin vào những gì được bảo trong thời điểm khủng hoảng, và do đó các quan chức chính trị, cho dù động lực của họ là tốt hay xấu, sẽ lợi dụng hay hoàn toàn bịa đặt các cuộc khủng hoảng.” (Feardom: How Politicians Exploit Your Emotions and What You Can Do to Stop Them, Conor Boyack)
Sự lặp lại cũng là một kỹ thuật tuyên truyền nổi tiếng và phổ biến được dùng để củng cố những điều sai lầm và duy trì nỗi sợ trong ý thức cộng đồng. Bằng cách lặp lại các cụm từ và lời cảnh báo cụ thể, và thể hiện liên tục các biểu tượng và hình ảnh đặc thù thông qua vô vàn phương tiện, những kẻ uy quyền có thể làm tê liệt toàn bộ dân số bằng cơn loạn thần sợ hãi.
Bộ trưởng Tuyên Truyền Phát Xí t Joseph Goebbels nhận thức rất rõ về sức mạnh của sự lặp lại nhằm che giấu điều sai trái dưới lớp vỏ sự thật, tuyên bố:
“Bằng cách lặp lại vừa đủ và thông hiểu về con người, sẽ ko bất khả thi khi chứng minh rằng hình vuông thực chất là hình tròn. Chúng chỉ đơn thuần là từ ngữ, và từ ngữ có thể được uốn nắn cho đến khi chúng khoác lên mình lớp ý tưởng ngụy trang.” (Joseph Goebbels)
Theo một cách tương tự, George Orwell nhìn nhận ngôn ngữ chính trị phần lớn là hình thức tuyên truyền thiết kế nhằm lừa bịp người khác, như ông viết:
“Ngôn ngữ chính trị…được thiết kế để biến lời dối nghe có vẻ đúng thực và tội giết người nghe hợp lý, và mang lại vẻ chắc nịch cho lời nói hoàn toàn rỗng tuếch.” (George Orwell)
Sự tiến bộ công nghệ ở thế kỷ trước đã mang đến những kẻ uy quyền khả năng tuyên truyền các câu truyện và tham gia vào việc gieo rắc nỗi sợ ở một quy mô chưa từng thấy trong lịch sử. Tuy nhiên, mặc dù bản thân ta ở trong tình huống đáng sợ này, vẫn có một phương thuốc giải cho sức mạnh tuyên truyền và gieo rắc sợ hãi: đó là tri thức.
Plato đã đúng khi nói rằng “Ngu dốt là gốc rễ bất hạnh”, và miễn là ta vẫn ngu dốt về sự thực rằng những ai thường xuyên tuyên bố sẽ bảo vệ ta khỏi nỗi sợ thực chất là đang thao túng nỗi sợ của ta cho lợi ích của riêng họ, vậy thì ta sẽ góp phần vào nỗi bất hạnh của thế giới này thông qua sự phục tùng ngu dốt.
Triết gia Voltaire nói rằng “Những ai có thể khiến ta tin vào điều vô lý sẽ có thể khiến ta gây nên hành động tàn ác.” Để tránh trở thành một cá nhân tin vào điều vô lý, ta phải trở thành người chủ động truy cầu chân lý, thay vì thành người tiếp nhận tuyên truyền quá đỗi bình thường. Một bước quan trọng để thành người chủ động truy cầu chân lý đó là nhận thức được rằng khi ước lượng lời tuyên bố của những kẻ uy quyền, hoài nghi là điều đảm chắc và thậm chí cần thiết. Thường những kẻ cai trị ko quan tâm tới lợi ích tốt nhất cho công chúng; bởi như Aleksandr Solzhenitsyn nói “cái tài trong chính trị nằm ở việc khai thác thành công kể cả từ sự lụi tàn của nhân dân.”
Thực tế là hầu hết chúng ta ko có khả năng một mình thay đổi thế giới, nhưng ta ít nhất có thể loại bỏ các nỗi sợ vô cớ ra khỏi bản thân vốn là nhiên liệu cho quá nhiều hận thù và hủy diệt trên thế giới. Trên thực tế, chịu trách nhiệm cho hành động bản thân và niềm tin rằng khích lệ những hành động như vậy là điều quan trọng nhất một con người có thể làm khi đối mặt với viễn cảnh chính quyền đàn áp. Bởi như Stanley Milgram để ý: “Biến mất cảm giác trách nhiệm là hệ quả sâu xa nhất của sự phục tùng chính quyền.” Và hơn nữa, F.A. Harper có thể đúng khi đưa ra lời bình rằng “người biết tự do là gì sẽ tìm con đường để tự do.”
Tại thời điểm này, một số người sẽ nghĩ rằng mặc dù việc sử dụng nỗi sợ bởi những kẻ uy quyền chắc chắn góp phần vào các tình cảnh tồi tệ trong quá khứ, tiêu biểu nhất là chính quyền toàn trị của Nga, Đức và Trung Quốc vào thế kỷ 20, nhưng các quốc gia phương Tây hiện nay đã cách xa một tình cảnh kinh khủng như vậy. Hy vọng điều đó là sự thực, nhưng quan trọng là phải nhận ra rằng những người tồn tại qua sự trỗi dậy của chính quyền đàn áp hiếm khi nhận thức tình cảnh ngặt nghèo cho đến khi quá muộn. Chúng tôi sẽ kết thúc bài giảng này bằng một đoạn văn thú vị nhưng đáng ngại đến từ cuốn sách They Thought They Were Free, được dựa trên cuộc phỏng vấn với những người Đức bình thường sống dưới chế độ Phát Xít. Câu trích dẫn sau đây đến từ một trong những cuộc phỏng vấn với người Đức, nơi ông thảo luận lý do tại sao những người Đức bình thường hơn ko đứng lên chống lại sự trỗi dậy của chính quyền Phát Xít.
“Con người ko thấy chính xác nơi hay cách để đi. Tin tôi đi, nó là sự thực. Mỗi hành động, mỗi dịp đều tệ hơn trước, nhưng chỉ tệ hơn 1 chút… Bạn đợi một sự kiện đặc biệt gây sốc, nghĩ rằng những người khác, khi một cú sốc như vậy xuất hiện, sẽ bằng cách nào đó cùng bạn chống lại chúng…
Nhưng một sự kiện gây sốc, khi đó có hàng chục hay hàng trăm hay hàng ngàn người tham gia cùng bạn, sẽ chẳng bao giờ xuất hiện… Nếu hành động cuối cùng và tồi tệ nhất của cả chế độ xảy ra ngay lập tức sau con số đầu tiên và nhỏ nhất là hàng nghìn, vâng, hàng triệu người sẽ sửng sốt vừa đủ… Nhưng tất nhiên đó ko phải cách nó xảy ra. Ở giữa là hàng trăm bước nhỏ, một số ko thể cảm thấy, từng bước một chuẩn bị tư tưởng để bạn ko bị sốc trước lần tiếp tới…
Và một ngày, đã quá trễ, nguyên tắc của bạn, nếu bạn từng cảm nhận được chúng, tất cả đều lao vào tấn công bạn… và bạn nhận ra rằng mọi thứ – mọi thứ – đã thay đổi… Bạn bây giờ sống trong một thế giới hận thù và sợ hãi, và những người thù hận và sợ hãi thậm chí ko biết điều đó; khi mọi người đều bị biến chất, sẽ ko còn ai bị biến chất nữa…” (Milton Mayer, They Thought They Were Free)