Chủ nghĩa hòa bình, hoặc lập trường hoàn toàn phi bạo lực là ý tưởng ít được quan tâm ở thời và ngày nay. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu ý tưởng của luật sư người Mỹ nổi tiếng thế kỷ 19 và 20 mang tên Clarence Darrow, ông đưa ra lời biện hộ thú vị cho chủ nghĩa hòa bình ở cuốn sách năm 1904 mang tên Resist Not Evil.
Darrow sinh vào năm 1857 ở Ohio và nổi tiếng nhất vì vai trò ở Scopes Monkey Trial (Phiên Tòa Khỉ Scopes) vào năm 1925. Darrow đại diện cho bị cáo John Scopes, người bị cáo buộc tội giảng dạy thuyết tiến hóa ở trường do nhà nước tài trợ. Phiên tòa trở thành nền tảng cho vở kịch mà sau này được dựng thành phim mang tên Inherit the Wind. Darrow bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chủ nghĩa hòa bình đến từ tác giả vĩ đại người Nga mang tên Leo Tolstoy và chống lại bạo lực cho dù vì mục đích gì hay người thực hiện là ai đi nữa, có thể là cá nhân riêng biệt, một người lính hay sĩ quan cảnh sát, ko ngạc nhiên gì khi lập trường phi bạo lực này dẫn ông tới một số góc quan thú vị về xã hội, chiến tranh, và sự trừng trị tội phạm, điều mà chúng tôi sẽ tìm hiểu ở bài giảng này.
Là một người theo chủ nghĩa hòa bình, Darrow rõ ràng khinh bỉ chiến tranh và xem nó như nguyên do chính dẫn tới bạo lực và đau khổ ở con người. Hàng triệu triệu người đàn ông và phụ nữ và trẻ em ko chỉ bị giết bởi chiến tranh, mà điều còn khiến vấn đề tồi tệ hơn chính là những ai hy sinh nhiều nhất trong chiến tranh lại được hưởng lợi ít nhất. Số đông trải qua cái chết, đau khổ và gian khó lan tràn để chiến đấu và tài trợ cho chiến tranh, điều mà thường chỉ phục vụ đích đến và mục tiêu của số ít được chọn nắm vị trí quyền lực. Số đông phải mù quáng trước thực tế rằng chiến tranh ko mang lại lợi ích cho họ, nếu tri thức như thế được phổ biến, sự ủng hộ chiến tranh của quần chúng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những cách thức chủ yếu mà chính trị gia dùng để che đậy sự thật về chiến tranh khỏi đám đông đó là thông qua khơi dậy cảm xúc ái quốc. Như Darrow nói:
“Kẻ cai trị đã từng dạy và khuyến khích tinh thần ái quốc…Mỗi người trên thế giới được dạy rằng quốc gia và chính quyền của họ là tốt nhất trên trái đất, và họ nên từ bỏ quê nhà, từ bỏ hy vọng, khát vọng và tham vọng khi kẻ cai trị kêu gọi, và điều này bất chấp đúng sai của thứ họ đấu tranh vì. Lời dạy về chủ nghĩa ái quốc và chiến tranh thấm nhuần toàn xã hội, nó chạm đến những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất và thậm chí định hình tính cách của đứa bé chưa chào đời. Nó lấp đầy tâm hồn bằng tham vọng hão huyền, ham muốn ti tiện, và hy vọng bần tiện.” (Clarence Darrow)
Trong cuộc bàn luận về chiến tranh, Darrow cũng nhận thấy điều quan trọng là phải chỉ ra rằng chiến tranh ko chỉ phá hủy mạng sống và lãng phí tài nguyên, mà nó còn gây đồi bại đạo đức của những người liên quan. Ngay cả nếu một người đủ may mắn để ko bị giết hoặc trọng thương, vẫn có cái giá phải trả khi trở thành người lính và tham chiến.
“…tiêu chuẩn đạo đức thấp nhất mà một người suy nghĩ-đúng đắn có thể hình dung đó là dạy cho người lính bình thường với nghề nghiệp là bắn đồng loại của mình. Khi còn trẻ, anh ta có thể học được mệnh lệnh “Ngươi ko được giết người,” nhưng kẻ thống trị đoạt cậu ta ngay khi vừa bước vào tuổi trưởng thành và dạy cậu rằng nghĩa vụ cao cả nhất chính là bắn viên đạn xuyên qua trái tim người hàng xóm – và điều này ko thể lay chuyển bởi đam mê hay cảm xúc hay hận thù, và ko quan tâm đúng sai, mà chỉ đơn thuần là vì kẻ thống trị đưa ra mệnh lệnh.” (Clarence Darrow)
Ở thời kỳ dường như chiến tranh liên miên này, nhiều người đã mỏi mệt trước nỗi đau khổ và tàn phá nó gây nên, do đó ta sẽ có khả năng thấy minh triết trong quan điểm phản chiến của Darrow. Mặt khác, lập trường của ông về sự trừng trị tội phạm sẽ là lập trường có khả năng khó chấp nhận hơn với nhiều người. Là một người thuần chủ nghĩa hòa bình, Darrow kiên định rằng mọi sự bạo lực, ngay cả bạo lực gây ra vì mục đích trừng trị tội phạm là sai. Trên thực tế, Darrow có động lực trở thành luật sư bào chữa hình sự bởi vì ông tin rằng hệ thống tư pháp hình sự hủy hoại nhiều sinh mạng hơn là giúp đỡ. Là một luật sư, ông cố thực hiện những gì mình chủ trương, cùng với vai trò ở Scopes Monkey Trial, Darrow cũng nổi tiếng với vụ bào chữa cho hai kẻ sát nhân thú tội 19 tuổi đến từ Chicago mang tên Richard Loeb và Nathan Leopold. Loeb và Leopold bắt cóc và giết hại cậu bé 14 tuổi chỉ để xem liệu họ có thể gây ra tội ác hoàn hảo hay ko. Là luật sư của họ, Darrow đã thuyết phục tòa án tha mạng cho 2 người này và họ kết án tù chung thân thay vì bị tử hình. Làm sao Darrow có thể duy trì lập trường hoàn toàn phi bạo lực ngay cả trước những tên tội phạm bạo tàn nhất. Trong cuốn Resist Not Evil, Darrow đưa ra một số lý do. Đầu tiên, ông chỉ ra rằng hình phạt bao lực ko bao giờ uốn nắn lại được lỗi lầm ban đầu do tội phạm gây ra:
“Nhưng ko có phương pháp lập luận nào có thể minh chứng rằng tính bất công của việc giết một người sẽ được bù đắp bằng cách hành hình người khác, hoặc sự cưỡng đoạt tài sản được thực hiện chính đáng bằng cách nhốt một số người bên trong chuồng. Nếu luật pháp biết vài phương thức phục hồi cuộc sống hay bồi thường tổn thất cho nạn nhân thực sự, nó có thể sẽ thúc giục rằng công lý đã được thực thi…Trừng phạt con người chỉ vì anh ta gây ra hành động sai lầm, mà ko có bất kỳ suy nghĩ rộng lượng, là sự trả thù đơn thuần và đơn giản, và đáng ghê tởm và gây hại hơn bất kỳ tội ác đơn lẻ thông thường nào.” (Clarence Darrow)
Như ta có thể thấy từ câu trích dẫn này, Darrow ko chỉ chống lại nhục hình hoặc hình phạt trực tiếp gây ra đau đớn thể chất, mà ông còn chống lại việc sử dụng hình phạt giam tù như phương tiện trừng phạt. Là người theo chủ nghĩa hòa bình, Darrow ko thể ủng hộ sự giam tù bởi nó ko chỉ đòi hỏi mối đe dọa bạo lực liên tục đối nghịch với người cầm tù, mà nó còn là bạo lực thực sự nếu một người cố trốn thoát hoặc bất tuân mệnh lệnh của mình. Darrow cũng tin rằng điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là hình phạt bạo lực chưa bao giờ giới hạn ở tội ác ghê tởm nhất. Thay vào đó, thường thì những người nắm quyền, có thể là thủ lĩnh bộ lạc, quốc vương, nhà độc tài, hay nhà lập pháp các quốc gia dân chủ đã gây ra các hành động tội ác nhất định ko vì lợi ích xã hội, mà là để thúc đẩy lợi ích của họ hơn. Như Darrow nói:
“Những ai tin vào lợi ích của vũ lực chưa bao giờ đồng ý về tội ác nên bị cấm, phương thức và mức độ trừng phạt, mục đích trừng phạt, thậm chí cả kết quả của nó. Họ chỉ đồng ý rằng thiếu đi vũ lực và bạo lực, đời sống xã hội ko thể duy trì. Mọi hành động có thể hình dung được đều bị pháp luật bác bỏ và ghi vào các bộ luật hình sự: báng bổ, phép phù thủy, dị giáo, điên rồ, ngu dốt, phương pháp ăn và uống, cách thờ phượng Đấng Tối Cao…mối quan hệ của giới tính, quyền lao động và ko lao động, phương pháp giành được và phân phối tài sản, việc mua và bán của nó, hình thức ăn mặc…trên thực tế là hầu hết mọi hành động có thể hình dung của con người.” (Clarence Darrow)
Theo Darrow, điều khiến tình trạng này thậm chí tệ đi đó là tính đạo đức giả của những người nắm quyền thực thi pháp luật của mình.
“Từ những Vị Vua đầu tiên với bàn tay nhuốm máu cấm thần dân giết đồng loại của mình, cho tới nhà lập pháp hiện đại, kẻ mà với số tiền hối lộ trong túi, vẫn coi hối lộ là tội ác, những kẻ thống trị này từng ban hành luật pháp ko để kìm chế bản thân họ, mà là thực thi sự phục tùng lên nông nô của mình.” (Clarence Darrow)
Darrow cũng ko chấp nhận sự biện minh cho trừng phạt bạo lực, tác động được cho là hạn chế hành động tội ác tương lai của nó, thay vào đó, ông tin rằng việc sử dụng bạo lực để trừng trị tội phạm sẽ ko khiến cho tội ác suy giảm, mà khiến cho hành động bạo lực phổ biến hơn.
“Cha mẹ nào dạy con mình đối xử tốt với động vật, ko phải giết hại một cách tàn nhẫn, sẽ ko dạy tính dịu dàng này bằng dùi cui. Cha mẹ thông minh sẽ ko dùng roi để dạy đứa trẻ ko được đánh đập một con chó. Đứa trẻ ko biến thành công dân tốt, người ngay thẳng bằng cách chỉ ra rằng một số hành vi nhất định sẽ dẫn tới trừng phạt, vào tù hay treo cổ.” (Clarence Darrow)
Trong khi Darrow rõ ràng tin rằng nếu nhiều người chấp nhận lập trường chủ nghĩa hòa bình này, thế giới sẽ trở thành nơi tốt hơn, ông cũng hiểu rằng thông thường thì ông sẽ đơn độc khi khuyến khích các góc nhìn này. Thậm chí những ai có thể đồng tình với góc nhìn phản chiến của Darrow cũng có thể nhìn nhận góc nhìn về hệ thống tư pháp hình sự và việc sử dụng hình phạt bạo lực của nó là cực đoan, một niềm tin dễ được chấp thuận hơn ngày nay đó là mặc dù hệ thống tư pháp hình sự còn khiếm khuyết sâu sắc, nó vẫn lợi nhiều hơn hại. Darrow có lời phản hồi với những ai kiên định góc nhìn như này, và với góc nhìn như vậy, chúng tôi sẽ kết thúc bài giảng này.
“…hãy xem xét hàng chục ngàn người bị thiêu cháy, và treo cổ, và luộc chín, hoặc nếu ko thì bị xử tử vì phép phù thủy; hàng triệu người vì dị giáo; hàng ngàn nạn nhân cao quý phải đau khổ vì tội phản quốc…Hãy để anh ta nhìn nhận biển máu và dòng sông nước mắt rơi trào từ vũ lực và sự bạo tàn của những kẻ thống trị thế giới; tính tàn ác, tra tấn và đau khổ chồng chất lên kẻ bất lực, yếu đuối, bất hạnh; và sau đó tự hỏi nếu anh có tin rằng sự trừng phạt này là tốt hay ko. Bạo lực thậm chí có thể ngăn chặn tội ác, tính tàn bạo, đau khổ, máu và tội ác của kẻ thống trị đã chồng chất cao như núi, vượt trên cả những nạn nhân yếu ớt vô danh với các sai trái mà họ đã giả vờ để trả thù.” (Clarence Darrow)