“Ko phải tính cấp thiết hay ham muốn, tình yêu quyền lực mới là con quỷ của nhân loại. Ta có thể cho con người bất kỳ thứ gì khả thi như sức khỏe, thức ăn, nơi ở, sự hưởng thụ nhưng họ sẽ vẫn bất hạnh…bởi con ác quỷ đợi chờ và đợi chờ, và nó phải được thỏa nguyện. Hãy lấy bất kỳ điều gì khác khỏi con người, và để con quỷ này thỏa mãn, và sau đó họ sẽ gần như hạnh phúc như con người và ác quỷ có thể…” (Nietzsche, The Dawn)
“Quyền lực gây suy đồi.” (Lord Acton) “Quyền lực có sức cám dỗ vô hạn.” (Robert Greene) “Quyền lực phát triển tột cùng là hạnh phúc.” (Nietzsche) Quyền lực mang nhiều nghĩa đối với nhiều người, nhưng chắc chắn một điều là cho dù ta thừa nhận nó hay ko, ta đều ham muốn quyền lực và cách ta thỏa mãn nhu cầu này, hoặc ko làm được thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phương hướng và chất lượng sống. Trong Video này, ta sẽ khám phá bản chất quyền lực và thảo luận về cách trò chơi quyền lực định nghĩa xã hội hiện đại được sắp đặt theo hướng ưu ái chuyên chế ở mức độ xã hội và bệnh tâm thần ở mức độ cá nhân như nào.
Nhà toán học và triết gia thế kỷ 20 Bertrand Russell định nghĩa quyền lực là “sự sản sinh tác động có mục đích.” Nói cách khác, quyền lực là khả năng gây ra thay đổi có chủ ý cho tình cảnh thế giới nhằm đưa chúng phù hợp với nhu cầu và ham muốn của một người. Do đó, quyền lực là một tác động có giá trị trung gian. Nó có thể dùng để phục vụ các mục đích thúc đẩy cuộc đời hoặc mục đích mang tính hủy diệt. Nhưng để đánh giá sự biểu hiện của quyền lực là tốt hay xấu, mục đích nhắm đến ko phải tiêu chí xem xét duy nhất bởi trong hầu hết hành vi quyền lực, những người khác cũng đóng vai trò quan trọng như phương tiện để đạt đích đến, hay như nhà tâm lý học Silvano Arieti giải thích:
“Nếu một người chỉ dựa vào khả năng của mình để thỏa mãn nhu cầu, quyền lực sẽ đồng nghĩa với khả năng cá nhân. Bất kỳ thành tựu nào cũng sẽ là kết quả của hiệu suất, nhưng điều này ít khi xảy ra. Để mang đến tác động có mục đích, con người cần sự trợ giúp của người khác, họ phải gây sức ảnh hưởng lên người khác để họ (người khác) giúp đạt được kết quả mong muốn.” (Silvano Arieti, The Will to Be Human)
Gây ảnh hưởng lên người khác có thể mang các hình thái vô đạo đức như là thông qua sử dụng vũ lực, chi phối, áp bức hay thao túng, nhưng ta cũng có thể ảnh hưởng người khác theo hướng giá trị tích cực như thông qua lời kêu gọi sự thật, đặt ra một ví dụ tốt, hoặc khiến người khác nhận thức được lợi ích của họ phù hợp với của ta như nào. Trong khi mỗi người có khả năng chọn mục đích mình hướng đến và phương tiện ta dùng để đạt được nó, điều ta ko kiểm soát được chính là ham muốn quyền lực. Bởi quyền lực nằm trong số các nhu cầu nền tảng nhất, hay như Nietzsche giải thích:
“Mỗi loài động vật…theo bản năng phấn đấu để đạt được điều kiện thuận lợi tối ưu mà theo đó, nó có thể sử dụng mọi sức mạnh và đạt được cảm giác quyền lực tối đa; mọi loài động vật đều ghê tởm, ngay khi theo bản năng… mọi kiểu xâm nhập hoặc chướng ngại cản trở hoặc có thể ngăn cản con đường tới quyền lực [tối ưu] này”. (Nietzsche, On the Genealogy of Morals)
Khả năng thể hiện quyền lực khuyến khích sự sinh tồn trong thế giới đầy rẫy đe dọa và nó giúp tạo nên cuộc đời đáng sống trong thế giới có thể làm ta sa lầy bằng đau khổ và chán chường. Đây là liều thuốc giải cho cái Carl Jung gọi là “trải nghiệm và vấn đề vĩnh cửu của nhân loại”, cụ thể là “sự bất lực và điểm yếu của ta” (Carl Jung, Archetypes and the Collective Unconscious), và do đó, quyền lực là cái cần thiết nếu ta muốn phát triển. Thiếu đi quyền lực, ta sẽ bị trì trệ, với quyền lực, ta dấn thân vào thế giới để tích cực theo đuổi những gì mình cần và muốn. Ta có thể phủ nhận ham muốn quyền lực, hoặc ham muốn quyền lực của ta có thể bị đè bẹp bởi thế lực bên ngoài, nhưng như Jung chú giải, khi một thôi thúc mạnh mẽ như ý chí quyền lực bị cản trở, ta sẽ đau khổ:
“[Ta] có thể kìm nén [thôi thúc], nhưng [ta] ko thể thay đổi bản chất của [nó], và điều bị kìm nén sẽ xuất hiện lần nữa ở nơi khác với hình thái biến đổi, nhưng thời điểm này chất đầy oán hận gây ra tình trạng khác…thôi thúc tự nhiên, kẻ thù ta.” (Carl Jung, Aion)
Trong khi ham muốn quyền lực bám rễ sâu trong bản chất ta, quyền lực khác với các nhu cầu sinh học ở chỗ nó ko giới hạn ở bản thân. Quá nhiều đồ ăn hoặc thức uống sẽ tạo ra bệnh, tình dục quá nhiều gây nên sự ghê tởm và ta chỉ có thể ngủ rất lâu trước khi cơ thể buộc ta dậy. Nhưng như Arieti giải thích trong cuốn The Will to Be Human:
“…sự khao khát quyền lực có tiềm năng vô tận và vô biên. Một số người tìm kiếm quyền lực ko thể hiểu được bất kỳ giới hạn nào cho nó. Những người như Alexander Đại Đế và Napoleon có thể sở hữu mọi của cải và tình dục mình muốn trong thời điểm đầu của cuộc sống chính trị, nhưng họ tiếp tục tìm kiếm ngày càng nhiều quyền lực hơn.” (Silvano Arieti, The Will to Be Human)
Cơn khát quyền lực vô tận của nhân loại dành cho mọi mục đích thực tiễn mang tới một vấn đề, bởi trong khi mỗi người cần chút ít quyền lực để hoạt động phù hợp và trong khi quyền lực là thế lực dẫn tới việc đạt được các kỳ tích vĩ đại, quá nhiều quyền lực, nhất là khi thể hiện trong lĩnh vực xã hội hoặc chính trị, có thể dễ dàng bị mục nát. Do đó, nếu một xã hội phát triển, nó phải có quy luật, chuẩn mực, tục lệ và thể chế xã hội giúp định hướng sự thể hiện quyền lực chính trị trong tay bất kỳ người hay nhóm nào. Trong hầu hết xã hội hiện đại, tình huống đối nghịch chiếm ưu thế. Quyền lực khổng lồ tập trung hóa vào tay người theo chủ nghĩa nhà nước và thể chế toàn cầu và những kẻ nắm quyền này bây giờ đang sử dụng nó theo hướng ngăn cản khả năng trau dồi quyền lực bằng hướng hợp tác và đề cao cá nhân của ta.
“Nhưng ở quy mô mà chính phủ mạnh mẽ,” Leopold Kohr “cá nhân sẽ suy yếu, kết quả là kể cả nếu danh hiệu của anh ta là công dân, thì vị trí của anh cũng chỉ là thần dân.” (Leopold Kohr, Breakdown of Nations)
Với tư cách là dân số, ta phân chia thành 2 tầng lớp: có tầng lớp tinh hoa thống trị tin rằng họ nên có quyền lực kiểm soát thế giới, trong khi phần còn lại bị điều kiện hóa để tin rằng ta thậm chí ko nên có quyền lực kiểm soát đời mình. Đây là tình thế nguy hiểm mà nếu ko được sửa chữa có thể khiến ta trở thành thế hệ buộc phải trải nghiệm ách cai trị bạo tàn của chuyên chế, bởi như George Orwell viết:
“Ta biết rằng chẳng ai nắm giữ quyền lực với ý định từ bỏ nó.” (George Orwell, 1984)
Vậy thì, giải pháp cho thử thách ta phải đối mặt là gì? Một số cho rằng tình yêu sẽ cứu lấy thế giới, nhưng kẻ bạo chúa sẽ ko mủi lòng bởi cảm xúc như vậy. Số khác cho rằng sự thật sẽ giải phóng ta nhưng như Nietzsche nhận ra, một mình nó thôi chưa bao giờ là đủ:
“Bản thân sự thật ko có quyền lực gì…Sự thật hoặc phải thu hút quyền lực về phía nó, hoặc đứng về phía quyền lực, bởi nếu ko, nó sẽ bị lụi tàn lần nữa và lần nữa. Điều này vốn được minh chứng đầy đủ, và hơn thế nữa!” (Nietzsche, The Dawn)
Sau cùng, chỉ quyền lực cản trở quyền lực hay như Frederick Douglass viết: “Quyền lực ko chịu nhường điều gì nếu ko đòi hỏi. Nó chưa bao giờ và sẽ ko bao giờ làm vậy.” Nếu một xã hội muốn thoát khỏi ách kìm kẹp bạo chúa, quyền lực phải được mang cho phe tự do. Nhưng kiểu quyền lực cần thiết để đạt được kỳ tích này ko như quyền lực hỗ trợ bạo chúa bởi những người trau dồi khả năng chi phối, thao túng và ép buộc người khác hơn sẽ chỉ dẫn tới một nhóm bạo chúa thay thế bởi nhóm bạo chúa khác. Bạo chúa bị đánh bại bởi người trau dồi quyền lực cá nhân và sau đấy sử dụng nó để sống theo cách tự do và chống lại xiềng xích chuyên chế.
Quyền lực thúc đẩy cuộc đời này được trau dồi như nào? Thông qua quá trình hiện thực hóa bản thân mà theo như Jung là “đại diện cho thôi thúc mạnh mẽ nhất [và] ko thể tránh khỏi nhất trong mỗi sinh vật” và “là quy luật tự nhiên và theo đó là sức mạnh vô địch.” (Carl Jung, Archetypes and the Collective Unconscious) Hiện thực hóa bản thân chính là hiện thực hóa tiềm năng, trau dồi kỹ năng, thích ứng với thế giới bên ngoài, và mang lại sự hòa hợp cho thế giới nội tâm.
“Mỗi cá nhân cần cách mạng, sự chia rẽ nội tâm, lật đổ trật tự hiện có và đổi mới, nhưng ko phải bằng cách áp đặt chúng lên những người hàng xóm dưới lốt đạo đức giả của…cảm giác trách nhiệm xã hội hay bất kỳ lối uyển ngữ tuyệt đẹp nào khác cho cơn thôi thúc vô thức với quyền lực cá nhân. Tự phản ánh cá nhân, sự trở lại của cá nhân về nền tảng bản chất con người, quay về bản chất sâu sắc nhất cùng với tính riêng biệt và số mệnh xã hội – đây chính là khởi đầu của phương thuốc chữa trị mù lòa ngự trị ở giờ khắc hiện tại.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology)
Nhiều người khuyến khích lời kêu gọi hiện thực hóa bản thân khi họ đặt ra câu hỏi làm thế nào sự phát triển cá nhân có thể giúp thay đổi thế giới rơi vào hỗn loạn. Nhưng một góc nhìn như vậy bỏ qua sự thực rằng nếu kẻ bạo chúa muốn vươn lên thì quần chúng phải suy yếu, bởi bạo chúa và những ai hưởng lợi từ ách cai trị của chúng luôn chỉ là một phần nhỏ của dân số và do đó thiếu đi tài nguyên cá nhân để kiểm soát trên diện rộng dân số những người đàn ông và phụ nữ mạnh mẽ. Do vậy, nếu có đủ người trau dồi quyền lực cá nhân thông qua sự hiện thực hóa bản thân và trong quá trình đó, trở nên hiệu quả hơn ở mọi lĩnh vực cuộc đời, vậy thì điểm yếu đến từ con mồi của bạo chúa sẽ được thay thế bằng sự tự lập làm tan biến quyền lực bạo chúa. Mỗi người trong chúng ta, những người lấy lại quyền lực để kiểm soát đời mình sẽ giúp loại bớt một người ngấm ngầm ủng hộ chuyên chế và khi có đủ người thực hiện bước này, một sự chuyển dịch ôn hòa sang thế giới tự do hơn sẽ trở nên khả thi. Bởi như Etienne de La Boetie chú giải gần 400 năm trước, kẻ bạo chúa có thể bị hạ bệ mà ko cần sử dụng bất kỳ vũ lực nào, và ko cần cuộc xung đột kéo dài nào, miễn là có đủ người mong muốn tự do và có sức mạnh và thành trì nội tâm để thực hiện sự bất tuân và bất tuân dân sự và chống lại mệnh lệnh vô đạo đức và trái nghịch với chức năng của một xã hội tự do và thịnh vượng.
“Từ mọi sự sỉ nhục này, như là con quái thú trên cánh đồng sẽ ko chịu đựng nổi, ta có thể giải thoát chính mình nếu cố gắng, ko phải bằng cách hành động mà chỉ đơn thuần là muốn tự do. Kiên quyết ko phục tùng nữa, và bạn sẽ được tự do ngay lập tức. Tôi ko yêu cầu bạn nhúng tay vào tên bạo chúa để lật đổ hắn, mà chỉ yêu cầu bạn ko ủng hộ hắn nữa; sau đó, bạn sẽ trông thấy hắn ta, như một bức tượng khổng lồ bị kéo ra khỏi bệ, sụp đổ dưới sức nặng của chính mình và vỡ thành từng mảnh.” (Étienne de La Boétie, The Discourse on Voluntary Servitude)
Một số có thể nghĩ rằng thời gian vẫn ở bên ta, và nếu mọi thứ trở nên cực kỳ khó khăn, thì sẽ có đủ người đứng về phía tự do một cách thích đáng. Nhưng sử dụng cách tiếp cận thụ động này chính là đang đùa giỡn với nguy hiểm. Bởi một trong những bài học quan trọng nhất của thế kỷ 20 đó là khi chủ nghĩa chuyên chế được giải phóng lên dân số, sẽ rất khó để đánh đuổi từ bên trong. Trừ khi ta thận trọng bảo vệ tự do, nó sẽ bị tước đoạt khỏi ta, bởi như Voltaire chú giải “Miễn là con người ko quan tâm thực hiện sự tự do của mình, những kẻ muốn chuyên chế hóa sẽ làm như vậy.”
Aleksandr Solzhenitsyn trong phần chú thích cuối trang Tập 1 của cuốn The Gulag Archipelago đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc mà ông, và các bạn tù Sô Viết khác, cảm thấy vì đã ko hành động trong thời điểm ban đầu của chế độ cộng sản và đoạn văn sau sẽ đóng vai trò như lời cảnh báo tất cả chúng ta:
“Nếu…nếu… Chúng ta ko yêu tự do vừa đủ. Và thậm chí hơn thế – chúng ta ko nhận thức được thực trạng. Ta đã trải qua một lần bộc phát vô độ vào năm 1917 và sau đó ta vội vã quy phục. Quy phục bằng sự trụy lạc! … Ta chỉ đơn thuần là xứng đáng với kết cục xảy ra sau đó.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago, Volume 1)