Trong cuốn Thus Spoke Zarathustra, nhân vật chính rời nhà vào độ tuổi 30 và ẩn dật trong ngọn núi với hy vọng tìm được sự khai sáng. Ở đó, “6000 feet vượt trên con người và thời gian”, Zarathustra ở đó 10 năm, và trong đơn độc, tinh thần của ông phát triển và ông nhìn xuyên qua bí ẩn của con người và sự sống. Một buổi sáng, mệt mỏi vì sự đơn độc và chan chứa minh triết, ông thức dậy lúc bình minh và nói với mặt trời:
“Hỡi vì sao vĩ đại! Hạnh phúc của ngươi sẽ là gì, nếu ko vì những người mà ngươi chiếu rọi!
Ngươi đã đến đây, trong hang động của ta 10 năm trời: ngươi sẽ cảm thấy mỏi mệt với ánh nắng của mình và cả hành trình này, thiếu đi ta, con đại bàng và con rắn của ta…
Nhìn đây! Ta đã mệt mỏi với minh triết của mình, như con ong đã thu lượm quá nhiều mật ngọt; ta cần bàn tay dang ra đón lấy nó.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Zarathustra quyết định rằng đã đến lúc để bản thân tách rời khỏi nhận thức tầm cao của mình, và giống như mặt trời lặn, rời khỏi đỉnh núi để trút bỏ minh triết vào thế giới của những con người thông thường.
“Ta phải đi xuống vực sâu: như cách ngươi làm vào ban tối, khi ngươi đi đằng sau biển cả và mang ánh sáng tới địa ngục, một ngôi sao chan chứa!
Như ngươi, ta phải đi xuống…
Hãy xem đây! Cái cốc này muốn rỗng một lần nữa, và Zarathustra muốn trở thành người một lần nữa.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Trong hành trình đi xuống của Zarathustra, ông chạm trán một ông già đơn độc hỏi Zarathustra về ý định của ông đối với con người. Zarathustra trả lời rằng mình yêu nhân loại và đang mang đến cho họ món quà dồi dào minh triết. Ông già đó cảnh báo Zarathustra rằng nhân loại sẽ ko đón nhận lời đề nghị của ông, mà sẽ đáp lại bằng sự chế nhạo và thù ghét. Nhưng Zarathustra mặc kệ lời cảnh báo này, và tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Sớm thôi, ông đã đi đến một thị trấn nơi đám đông tụ tập chờ đợi màn biểu diễn của người đi trên dây. Nắm bắt cơ hội để lan truyền minh triết, ông bắt đầu dạy bảo đám đông nguyên tắc sáng tạo tiến hóa của vũ trụ.
“Ta dạy cho các ngươi Siêu Người. Con người là điều gì đó cần vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua hắn? Mọi sinh vật từ trước đến nay đã tạo ra điều gì đó vượt trên bản thân: và các ngươi muốn thành cơn triều xuống của dòng chảy vĩ đại này, và trở lại làm động vật thay vì người siêu vượt sao?” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Nguyên lý tiến hóa sáng tạo của vũ trụ đến từ Zarathustra đối nghịch với tiến hóa kiểu Darwin, đề xuất rằng tiến hóa ko được dẫn dắt bởi những biến dị và thích ứng vô tình, mà là bởi một thế lực có mục đích, thứ điều hòa sự phát triển ở đời từ trạng thái tinh thần thấp kém cho đến cao hơn. Thế lực này được cảm nhận trực tiếp bởi con người như một khát vọng, và bằng cách nắm lấy khát vọng này, theo như Zarathustra, một cá nhân có thể vượt lên chính mình và tiến triển.
Những lời dạy của nhà thờ Cơ Đốc Giáo kìm nén khát vọng này bằng cách lan truyền ý tưởng rằng việc tìm kiếm tự chủ và hành động phục vụ lợi ích bản thân là một tội ác, trong khi hy sinh bản thân và thừa nhận sự lệ thuộc vào Chúa là điều cao cả nhất. Do đó, những thôi thúc thú tính như cơn thèm khát tình dục, tính tự phụ, và ham muốn quyền lực, được coi là những yếu tố ác độc cần được thuần hóa và loại bỏ. Cá nhân được dạy bởi nhà thờ Cơ Đốc Giáo sẽ ko vượt lên chính mình, mà là phủ nhận chính mình, và làm suy yếu cơ thể vì lợi ích của tâm hồn mình.
“Nhà thờ chống lại đam mê bằng cách loại bỏ từng chiều hướng: tập tục, “phương thuốc” của nó là chủ nghĩa cắt thiến. Nó chẳng bao giờ hỏi: “Làm sao một con người có thể đề cao, tô điểm, sùng bái một cơn thèm muốn?” Nó luôn đặt trọng tâm hành xác vào sự diệt trừ tận gốc (thú nhục dục, tự phụ, ham muốn cai trị, hám lợi, báo thù). Nhưng tấn công vào gốc rễ của đam mê có nghĩa là tấn công vào gốc rễ cuộc đời: tập tục của nhà thờ là điều thù địch với cuộc sống.” (Nietzsche, Twilight of the Idols)
Zarathustra thúc giục đám đông từ bỏ những lời dạy của nhà thờ và thay vào đó, tạo ra một ý nghĩa mới trên trái đất; một ý nghĩa bao hàm ham muốn hiện thực hóa của cá nhân và khẳng định chính mình, và khuyến khích sự phát triển của một cơ thể khỏe mạnh, trong đó tự nhiên, những bản năng tự nhiên được xem như nguồn năng lượng cần được chuyển hướng và chế ngự để vượt lên chính mình. Ý nghĩa mới mẻ này, Zarathustra tuyên bố đó là Siêu Người.
“Một khi ngươi đã nói ‘Chúa’ khi nhìn ra biển cả xa cách; nhưng giờ ta đã dạy ngươi nói “Siêu Người”” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Sau khi kết thúc bài phát biểu của mình, những người trong đám đông tin rằng Zarathustra là kẻ đi trên dây mà họ đợi chờ, cười cợt và kêu lên: “Lúc này đây, chúng tôi đã nghe đủ về người đi trên dây rồi; hãy để bọn tôi được gặp anh ta nữa!” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra) Người đi trên dây, nghĩ rằng những lời kêu gọi đến từ đám đông này là ám hiệu, bước ra khỏi tòa tháp và bắt đầu màn biểu diễn của mình. Ko bối rối trước sự nhầm nhẫn rõ rệt của họ, Zarathustra tiếp tục bài phát biểu của mình, và sử dụng sự hiện diện của người đi trên dây như một phép ẩn dụ cho mối quan hệ của người với Siêu Người.
“Con người là một sợi dây,” Zarathustra hét lớn trước đám đông, “bó chặt giữa động vật và Siêu Người – một sợi dây bắc qua vực thẳm.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Màn trình diễn của người đi trên dây rất nguy hiểm vì anh ta phải đi qua sợi dây treo lơ lửng trên một vực sâu thăm thẳm. Cũng như vậy, để mang đến Siêu Người, con người phải sống một cách mạo hiểm. Anh ta phải đảm đương những rủi ro lớn và ko bao giờ được trì hoãn, nhưng mặc cho những nguy hiểm luôn hiện hữu vì mục đích thay đổi bản thân. Như Zarathustra giải thích, những ai sống theo cách này sẽ là những cá nhân được trù định là người báo hiệu cho Siêu Người.
“Tôi yêu những ai thích giọt nước nặng trĩu rơi xuống từng hạt từ đám mây mù đen tối trôi lơ lửng trên đầu nhân loại: họ tiên đoán về sự xuất hiện của tia chớp và với tư cách là nhà tiên tri, họ sẽ lụi tàn.
Nhìn đây, tôi là người tiên tri của sấm chớp và hạt nước nặng trĩu từ đám mây: nhưng tia chớp này được gọi là Siêu Người.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Khi Zarathustra kết thúc bài phát biểu, đám đông cười phá lên một lần nữa. Tin rằng cách tiếp cận của mình có sai lầm, ông thử một chiến thuật khác, ông kêu gọi lòng kiêu hãnh của đám đông bằng cách cảnh báo họ rằng nền văn hóa phương Tây đang xuống dốc, lụn bại bởi những giá trị bất tài. Ông thông báo với họ rằng sự xuống dốc này đang sản sinh ra “con người bần tiện nhất”, mang tên Người Cuối Cùng (The Last Man), phản lý tưởng của Siêu Người.
“Đây là lúc con người sửa chữa mục tiêu của mình. Đây là lúc con người gieo trồng hạt giống hy vọng cao nhất.
Đất của anh ta vẫn đủ màu mỡ cho điều này. Nhưng thứ đất này một ngày nào đó sẽ nghèo nàn và yếu kém; ko còn thân cây cao vút nào mọc ra từ nó nữa…
“Ta nói ngươi biết: con người phải có hỗn loạn bên trong mình, để ra đời một ngôi sao nhảy múa. Ta nói ngươi biết: ngươi vẫn còn hỗn loạn đó trong mình.
“Than ôi! Sẽ đến lúc con người ko còn ra đời một vì sao nào nữa…
Hãy xem đây! Ta sẽ cho các ngươi thấy Kẻ Cuối Cùng…” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Người Cuối Cùng là một cá nhân ko thiên về sáng tạo, mà là tiêu thụ. Trong cơn thỏa mãn những thú vui nền tảng, anh ta tuyên bố mình “đã khám phá ra hạnh phúc” nhờ hiện thực rằng anh ta sống trong một kỷ nguyên tiên tiến về công nghệ và xa xỉ về mặt vật chất nhất trong lịch sử con người.
Nhưng sự mê đắm bản thân của người Cuối cùng này che giấu một sự oán giận tiềm tàng, và ham muốn trả thù. Ở một mức độ nhất định, người Cuối Cùng biết rằng bất chấp những thú vui và tiện nghi, anh ta vẫn trống rỗng và sầu khổ. Ko có khát khao và mục tiêu có ý nghĩa để theo đuổi, anh chẳng có gì để biện minh cho nỗi đau đớn và chật vật cần thiết để vượt lên chính mình và thay đổi bản thân thành điều gì đó tốt hơn. Anh trì trệ trong cái ổ mang tên thoải mái, và đau khổ bởi vì nó. Sự đau khổ này ko khiến anh ta bất động, nhưng mặt khác, nó thúc ép anh ta tìm kiếm nạn nhân trên thế giới. Anh ko thể chịu nổi khi thấy những người khác phát triển và thể hiện những giá trị cao quý hơn, và do vậy, anh ta vô thưởng vô phạt ủng hộ sự phi cá nhân hóa hoàn toàn của từng con người nhân danh bình đẳng. Thế giới ko tưởng của người Cuối Cùng là thế giới mà trong đó, sự bình đẳng hoàn toàn được duy trì ko phải từ bên ngoài, bởi một tầng lớp thống trị áp bức, mà là từ bên trong, bởi “con mắt ác quỷ” của sự ghen tỵ và chế nhạo.
“Ko có người chăn gia súc và một bầy đàn. Ai cũng muốn điều tương tự, ai cũng như nhau: Bất kỳ ai nghĩ khác sẽ tự nguyên vào nhà thương điên.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Sau khi kết thúc bài phát biểu về Người Cuối Cùng, đám đông hét lên: “Hãy biến chúng tôi thành Kẻ Cuối Cùng này! Ngài có thể giữ lại Siêu Người!” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra) Nghe thấy sự chế nhạo, lời cảnh báo của ông già trong khu rừng văng vẳng trong đầu Zarathustra. Ông đến với nhân loại bằng tình yêu và món quà, nhưng họ đáp lại ông bằng chế nhạo và coi khinh, cũng như ông già đã tiên đoán:
“Và giờ họ nhìn vào tôi và cười nhạo: và cười tiếp, họ vẫn ghét tôi. Có một sự băng giá trong tiếng cười đó.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Zarathustra sau cùng nhận ra rằng đám đông con người ko có khả năng hiểu thấu tầm quan trọng đến từ lời nói của ông. Và do vậy, ông đề ra một nhiệm vụ mới. Ông sẽ ko đưa món quà và tình yêu tới nhân loại, mà chỉ cho một số ít cá nhân được chọn với tiềm năng vượt trên bầy đàn, và họ, theo lời của Zarathustra, “theo tôi vì họ muốn đi theo chính mình – và họ muốn đi nơi tôi muốn đi.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra) Với niềm hy vọng và lạc quan mới mẻ, Zarathustra rời khỏi thị trấn để tìm kiếm những người đồng hành mới mà ông có thể ban cho minh triết của mình.
Khi khởi hành chuyến phiêu lưu, Zarathustra chứng kiến một điềm báo trên bầu trời. Với mặt trời ở đỉnh điểm ban trưa, ông thấy con đại bàng bay vút lên ko trung với con rắn quấn quanh cổ, ko phải là con mồi, mà là một người bạn của nó. Đây chính là cảnh tượng kỳ quái, bởi nói về mặt lịch sử, đại bàng là biểu tượng cho khát vọng cao cả nhất của tinh thần, được miêu tả như là kẻ thù của rắn, một biểu tượng cho ham muốn thú tính và ác quỷ. Sự kết hợp giữa đại bàng và rắn, do đó, tượng trưng cho Zarathustra mệnh lệnh sau: vì sự phát triển đủ đầy của bản thân, ta ko chỉ phải nắm lấy tiềm năng lớn nhất của mình, mà còn phải đưa bóng âm (Shadow) ra khỏi vực thẳm tâm lý, và thừa nhận khả năng gây ra tội ác của mình. Như Zarathustra nói thêm ở một trong những bài phát biểu sau này với bạn đồng hành của ông:
“Con người cũng như cây cối. Họ càng leo cao hơn tới đỉnh và ánh sáng, gốc rễ của họ càng đâm mạnh mẽ hơn về phía Trái Đất, xuống tận cùng, vào bóng đêm, sâu thẳm – vào cái ác.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)