“Ta gọi một con vật, một loài, một cá nhân mục rữa, khi nó đánh mất bản năng của mình, khi nó chọn, khi nó thích những gì gây hại chính mình.” (Nietzsche, The Antichrist)
Xuyên suốt phần lớn lịch sử, con người nhìn nhận bản thân ưu việt hơn bất kỳ sinh vật nào khác. Thần thoại về nguồn cội thiêng liêng và vị thế ở đỉnh cao tạo hóa của ta được tìm thấy ở các tôn giáo trải dài từ hàng ngàn năm trước. Ngay cả trong những thời kỳ “khai sáng khoa học”, niềm tin về sự ưu việt của giống loài ta vẫn chưa hề bị lay chuyển. Bởi bây giờ, ta là chủ nhân của Trái Đất, đỉnh cao tiến hóa – giống loài lý trí và đạo đức duy nhất trong một thế giới của những sinh vật vô thức với “răng và vuốt màu đỏ”.
Nhưng ko phải ai cũng đồng tình với quan điểm này. Một số trên thực tế nhìn nhận nhân loại ở một phương diện khác. Ví dụ, triết gia Friedrich Nietzsche tin rằng nếu ta nhìn sâu vào Psyche con người, ta sẽ khám phá ra điều nằm dưới tính kiêu căng và mặt nạ ta phô bày, chúng ta là con vật duy nhất bị cắt đứt khỏi bản năng của mình, sinh vật bệnh hoạn nhất từng xuất hiện trên trái đất này.
“Chúng ta đã học hỏi tốt hơn. Chúng ta trở nên khiêm nhường hơn ở từng khía cạnh. Chúng ta ko còn tra nguyên nguồn cội của con người trong cái “tinh thần”, trong cái “thần thánh”, chúng ta mang nó trở lại giữa các loài động vật…Và ngay cả khi khẳng định rằng chúng ta khẳng định quá nhiều: nói một cách tương đối, con người là loài lộn xộn nhất trong mọi loài động vật, loài bệnh tật nhất, loài đi lạc khỏi bản năng của nó một cách mạo hiểm nhất. Nhưng vì lẽ đó, nó tất nhiên là loài thú vị nhất.” (Nietzsche, The Antichrist)
Làm sao chúng ta, loài xảo trá nhất trong mọi sinh vật, trở thành loài động vật đau khổ xuất chúng nhất? Để trả lời câu hỏi này, tâm trí Nietzsche đã kéo ngược hàng ngàn năm quay về một thời điểm mà ý định văn minh của ta vẫn chưa phát triển. Trong những thời kỳ tiền sử này, con người bị thúc đẩy chủ yếu bởi bản năng. Theo như Nietzsche, họ là “nửa thú vật (Half animal) thích ứng tốt với nơi hoang dã, chiến tranh, rình mò, phiêu lưu.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morals)
Sự chuyển dịch chóng vánh ở trong Psyche của những “nửa thú vật” này xảy ra khi chúng chuyển từ nơi hoang dã sang nền văn minh. Bên trong “những giới hạn của xã hội và yên bình” này (Nietzsche) con người, lần đầu tiên nhận thấy bản thân bị cai trị bởi những quy luật và tục lệ được chống lưng bởi mối đe dọa trừng phạt, và do đó, ko còn bị trị bởi mỗi bản năng nữa. Những tiêu chuẩn xã hội này tạo điều kiện để ta có một cuộc sống văn minh hơn, nhưng chúng cũng làm ta suy yếu và làm sự đau khổ mãnh liệt hơn. Bởi khi bị đàn áp và ép buộc chui vào sâu bên trong, bản năng động vật của ta ko biến mất, đúng hơn, chúng “quay ngược trở lại, chống đối chính bản thân con người.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morals). Chúng tạo ra một căn bệnh trong Psyche mà Nietzche gọi là “lương tâm xấu xa” – một “ý muốn hành hạ bản thân” (Nietzsche) – theo đó, đánh dấu khởi màn của cái khuynh hướng khiếp sợ đó là gây đau đớn cho chính mình. Như Nietzsche giải thích:
“Người mà…bị ép buộc vào một thói quen eo hẹp và thường xuyên ngột ngạt, sẽ nôn nóng xé xác bản thân mình ra, ngược đãi chính mình, làm tổn thương bản thân, dần thất vọng, và làm hại mình…Cùng với anh là căn bệnh kỳ lạ và cao trào nhất, mà rằng con người ngày nay vẫn chưa phục hồi, nỗi khổ đau từ bản chất của chính mình, từ bản thân, một hệ quả của sự ép buộc tách biệt khỏi quá khứ thú vật…một lời tuyên chiến chống lại bản năng xưa kia, mà rằng, cho đến thời điểm này, sức mạnh, niềm vui và khả năng gây ra sợ hãi dựa vào.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morals)
Bên trong bức tường khép kín của nền văn minh, một “lương tâm xấu xa” ko chỉ là thứ làm ta phiền não hoàn toàn, đúng hơn, như Nietzsche giải thích, “với sự trợ giúp của đạo đức tập tục và chiếc áo trói tay của xã hội, con người thực sự có thể nắm rõ trong lòng bàn tay.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morals). Sợ hãi luật lệ và hình phạt chính là công cụ thuần hóa làm yếu đi mối liên kết của ta với bản năng và khiến cho hành vi của mình dễ đoán, an toàn hơn, và y như bầy đàn: “…ý nghĩa của mọi nền văn hóa”, Nietzsche viết, “chính là sự thu nhỏ con quái thú săn mồi mang tên “người” thành một loài động vật được thuần hóa và văn minh, một loài vật nuôi trong nhà.” (Nietzsche, On the Genealogy of Morals). Mặc dù quá trình thuần hóa là điều cần cho sự tạo thành văn minh, nhưng cái giá phải trả là sự biến đổi con người từ một loài động vật mạnh mẽ, vô tội, tự do thành một sinh vật tràn đầy tội lỗi, dễ bị thao túng, và thuần hóa, lệ thuộc vào kẻ chăn cừu để dẵn dắt.
“Gọi việc thuần hóa một con vật là “sự sửa sang” đối với chúng tôi gần như là một trò cợt. Bất cứ ai hiểu điều gì diễn ra ở gánh xiếc thú sẽ nghi ngờ liệu những con quái thú trong chúng sẽ được “cải thiện” hay ko. Chúng bị yếu nhược, ít gây hại hơn, chúng trở thành những con quái thú bệnh tật do cảm xúc sợ hãi suy nhược, do nỗi đau, do thương tổn, do đói khát – Nó ko khác gì so với người được thuần hóa…” (Nietzsche, Twilight of the Idols)
Theo Nietzsche, kết quả của quá trình thuần hóa và làm suy nhược bản năng kéo dài hàng thiên niên kỷ này đó là ta dần trở nên quá dựa dẫm vào nhận thức, “cơ quan yếu đuối và có khả năng sai lầm nhất” (Nietzsche). Chúng ta phát triển thành một loài động vật trầm ngâm ngồi mổ xẻ từng chi tiết tới mức có thể ấp ủ sự hoài nghi và yếm thế vĩnh viễn ở đời. Nhưng thậm chí tệ hơn, trào lưu này đã chia cắt ta khỏi “những người dẫn đầu xưa cũ’, các động lực ngự trị trong vô thức” (Nietzsche) an toàn chỉ dẫn tổ tiên ta hàng trăm ngàn năm giữa những mối đe dọa và nguy hiểm của tự nhiên.
“Anh ta đã mất và hủy diệt bản năng, và ko còn tin tưởng vào “động vật thần thánh” và buông dây cương khi sự hiểu biết chùn bước và con đường của anh dẫn tới sa mạc.” (Untimely Meditations II)
Nietzsche thúc giục người đọc giảm bớt sự lệ thuộc vào nhận thức và kết nối lại với những người chỉ hướng vô thức xưa cũ và thân thiện. Bởi khi những nỗi đau đớn cực kỳ xuất hiện, thường thì chỉ có những bản năng cổ đại này mới có thể mang đến sức mạnh và minh triết cần thiết để kiên cường.
“Mỗi người đàn ông đều có một giờ mà anh ta tự hỏi trong kinh ngạc: “làm sao một con người có thể sống? Và thế nhưng họ vẫn sống!” – một khắc giờ mà anh ta bắt đầu hiểu rằng mình sở hữu một óc sáng tạo giống như kiểu anh yêu quý ở thực vật, thứ leo trèo và uốn lượng và sau cùng nhận được một chút ánh sáng và một mảnh đất và theo đó tự tạo ra niềm vui góp chung trên chính mảnh đất thù địch.” (Nietzsche)
Tuy nhiên, Nietzsche nhận ra rằng có một mối nguy đi liền với chúng ta khi cố gắng phục hồi “những người dẫn đầu xưa cũ” này. Bởi trong quá trình, ta có thể vô tình vô ý giải phóng những đam mê đồi bại và cổ xưa. Nói cách khác, khi sửa chữa sự đứt rời khỏi bản năng của mình, ta phải sẵn sàng đối diện “con quái thú bên trong” (Nietzsche)
“Ngươi khát khao những đỉnh cao tự do, hồn ngươi thèm khát những vì sao. Nhưng bản năng đồi bại của ngươi cũng thèm khát tự do. Con chó hoang dại của ngươi muốn tự do, chúng sủa với niềm vui trong hầm ngục khi tinh thần của ngươi tính mở hết mọi cánh cửa tù ra.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Để giúp ta kiểm soát bản năng nguyên thủy, Nietzsche quay sang người Hy Lạp Cổ Đại – “hình mẫu của mọi nền văn hóa quốc gia trong tương lai”. Thay vì phủ nhận bản năng của mình, người Hy Lạp chấp nhận chúng, và “hiến dâng những lễ hội cho mọi đam mê và khuynh hướng quỷ ác” (Nietzsche). Chức năng của những lễ hội này đóng vai trò như các cơ chế được chấp thuận về mặt văn hóa để giúp người Hy Lạp biến đổi đam mê nguyên thủy của mình thành những thế lực văn hóa phong phú và phương tiện sáng tạo và khẳng định cuộc đời.
Nhưng trong thế giới hiện đại, chúng ta ko có bất kỳ công cụ xã hội nào dành cho thể loại này. Và do đó, Nietzsche thúc giục độc giả tạo nên lễ hội của riêng mình nhằm ăn mừng những đam mê nguyên thủy để khuyến khích chúng thay đổi thành những hình thái dồi dào và tinh thần hơn: “Một khi ngươi đã có con chó hung tợn trong hầm ngục: nhưng chúng sau cùng lại thành những chú chim và ca sĩ ngọt ngào.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra) Hay như ông giải thích thêm trong một bản ghi chú ko được xuất bản:
“Để có khả năng sáng tạo, ta phải cho bản thân sự tự do lớn hơn những gì mình được nhận trước kia; cùng lúc giải phóng khỏi đạo đức và giải tỏa thông qua các lễ hội (linh cảm về tương lai! Ăn mừng tương lai; ko phải quá khứ! Sáng tác thần thoại về tương lai! Sống trong hy vọng!) Những khoảnh khắc vui sướng! Và sau đó kéo màn che đậy lại lần nữa và hướng suy nghĩ đến những mục tiêu cố định, gần gũi.” (Nietzsche)
Nietzsche rất kiên định với việc kết nối lại những bản năng động vật bởi vì ông nhận ra rằng ta ko thể nào loại bỏ bản thân ra khỏi những nhân tố nền tảng của con người. Hoặc ta nhận ra và khai thác chúng để sử dụng theo hướng mang tính xây dựng và sáng tạo. Hoặc ta phủ bỏ và buộc chúng ẩn vào bên trong. Nhưng chiến thuật phía sau này làm ta tách rời khỏi “những người lãnh đạo xưa cũ”, biến bản năng chống lại ta và sinh ra một “lương tâm xấu xa”, và duy trì mãi mãi hành vi giống bầy đàn và lệ thuộc vào kẻ chăn cừu để cho ta thấy con đường. “Xã hội thuần hóa loài sói thành loài chó. Và con người là loài động vật thuần hóa nhất trong số tất thảy.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Trong cuốn Human, all too Human, Nietzsche sử dụng thần thoại Circe của Hy Lạp Cổ Đại như là biểu tượng cho sự quay lại của những nền tảng động vật. Bởi, cũng như độc dược của nữ thần Circe có sức mạnh biến đổi con người thành động vật, vậy nên Nietzsche cũng nghĩ rằng việc thành thực về bản chất và nguồn gốc của mình có thể giúp ta phục hồi mối liên kết với bản năng, đặt dấu chấm hết cho sự thuần hóa, và mang đến cho ta minh triết và sức mạnh ý chí để tạo nên những giá trị văn hóa mới mẻ đóng vai trò như là nền tảng cho sự trỗi dậy của “những người ko thành kiến, tự lập, tự lực, những cột trụ đích thực của một nền văn minh vững mạnh.” (Nietzsche, The Dawn of Day) Hay như ông viết:
“Chân lý y như Circe. Lỗi lầm đã biến động vật thành người, liệu chân lý có khả năng biến người thành động vật một lần nữa? (Nietzsche, Human all too Human)