Vào năm 1888, vài tháng trước khi kết thúc giai đoạn viết văn dồi dào nhất và cuối cùng của mình, Friedrich Nietzsche đã viết trong cuốn Ecce Homo:
“Rằng một nhà tâm lý học chẳng có tiếng nói ngang bằng với tác phẩm của tôi – đây có lẽ là góc quan sâu sắc đầu tiên có được từ một độc giả hay.” (Ecce Homo)
Nietzsche nhìn nhận bản thân như là nhà tâm lý học đầu tiên trong số các triết gia vĩ đại, viết rằng:
“Ai trong số các triết gia trước tôi theo cách nào đó là một nhà tâm lý học? Trước tôi, tâm lý học đơn giản là không hiện hữu.” (Ecce Homo)
Với việc Sigmund Freud, Carl Jung, và Alfred Adler, 3 người khổng lồ của tâm lý học thế kỷ 20, đều bị ảnh hưởng nặng nề từ các góc quan tâm lý sâu sắc của Nietzsche, nên sự tự định giá bản thân long trọng này dường như chứa đựng ít nhất một phần sự thực.
Các nghiên cứu tâm lý của Nietzsche ko được thực hiện vì mục đích suy đoán lý thuyết vô tư: bởi trong con mắt ông, tri thức trước hết phải luôn được tìm kiếm vì mục đích tiếp thêm sinh lực cho cuộc đời. Trong tiểu luận On the Use and Abuse of History for Life, ông đã trích dẫn Goethe:
“Tôi ghét mọi thứ chỉ đơn thuần là hướng dẫn tôi mà ko thúc đẩy hoặc trực tiếp tăng thêm sinh lực cho những hoạt động của mình.” (Goethe)
Nietzsche đảm nhận hành trình mạo hiểm tâm lý vì mục đích khám phá ra cách thỏa nguyện câu châm ngôn hình thành phần tiêu đề phụ của cuốn tự truyện Ecce Homo mang tên – “How One Becomes What One Is” (Làm sao con người trở thành người họ là). Trong cuốn the Gay Science, Nietzsche đã lặp lại ý tưởng này:
“Lương tâm của ngươi nói gì? – ‘Ngươi sẽ phải trở thành người mình là’.” (The Gay Science)
Trong Video này, chúng ta sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa của việc “trở thành người mình là” và trong quá trình đó, giải thích một số góc quan tâm lý sâu sắc thú vị của Nietzsche.
Vô vàn triết gia đã cố gắng nắm bắt về tâm trí con người, phân định các khuynh hướng, thiên kiến, tiềm năng, bản chất và nguồn gốc của nó. Nhưng Nietzsche cho rằng tất cả những ai đến trước ông đều mù quáng trong hành trình mạo hiểm tâm lý của họ bởi sự chấp thuận hoàn toàn ko chỉ đối với các niềm tin thịnh hành trong xã hội và tiêu chuẩn đạo đức, mà còn quan trọng hơn, bởi nỗi sợ khám phá những chiều sâu bên trong con người họ. Trong cuốn Beyond Good and Evil, Nietzsche đã giải thích:
“Mọi tâm lý học cho đến nay đều bị ngừng trệ bởi những định kiến và nỗi sợ đạo đức: nó ko dám đi xuống vực sâu.” (Beyond Good and Evil)
Nietzsche quan niệm Psyche được cấu thành bởi các lớp đa chiều và sở hữu một sự phức tạp khiến cho kiến thức tổng thể và toàn diện về nó là điều bất khả. Heraclitus, triết gia Hy Lạp tiền Socrates, người có những câu cách ngôn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ý tưởng của Nietzshce, đã nắm bắt được phẩm tính phức tạp của Psyche:
“Nếu ta tìm kiếm nó, ta sẽ ko tìm ra những lằn ranh của tâm hồn [Psyche], mặc dù ta đã băng qua mọi nẻo đường – thước đo [logos] của nó quá sâu.” (Heraclitus)
Nietzsche cũng viết tương tự vậy:
“Làm sao con người có thể hiểu biết chính nó? Nó là một thứ đen tối và bị che đậy; và nếu con thỏ rừng có 7 lớp da, con người có thể lột da bảy mươi nhân bảy lần và vẫn ko thể nói rằng, “Đây mới chính là con người thật của mình, nó ko còn là lớp da bên ngoài nữa.”’ (Untimely Meditations III)
Hầu hết cá nhân, sợ hãi những chiều sâu phức tạp bên trong, vẫn nán lại ở lớp bề ngoài và bề mặt của Psyche, “mải mê chú tâm vào kịch vui thông thường của mình chứ ko phải bản thân.” (Untimely Meditations III) Không phải là một người đi theo số đông, Nietzsche đã có một cách tiếp cận đối nghịch:
“Tôi đảm đương điều ko phải ai cũng có thể đảm nhận: Tôi đi xuống vực sâu, tôi đào xuống để tạo nền móng.” (Dawn of Morning)
Nỗi sợ đi xuống vực thẳm Psyche ko phải là điều vô căn cứ, đó là lý do vì sao nó là “điều ko phải ai cũng có thể đảm nhận”. Với những người thiếu đi lòng gan dạ và ko có năng khiếu trong công cuộc nghiên cứu tâm lý, việc tự nguyện đi sâu vào nền tảng bên trong của tâm trí có thể gây ra điên loạn tạm thời, hoặc trong trường hợp hiếm thấy là vĩnh viễn. Viết về những mối nguy trước mắt “người phiêu lưu và điều hướng của cái thế giới nội tâm mang tên “con người”, Nietzsche viết:
“Anh ta tiến vào mê cung, và nhân lên gấp ngàn lần những mối nguy mà bản thân cuộc đời mang tới – trong đó phần quan trọng ko kém chính là chẳng ai nhìn thấy anh ta lạc lối như nào và ở đâu, trở nên đơn độc, và bị xé thành từng mảnh bởi một vài con Minotaur trốn trong hang động của lương tâm.” (Beyond Good and Evil)
Trong khi khám phá những chiều sâu bên trong có thể là sự mạo hiểm ngu xuẩn với nhiều người, nó là nỗ lực cần thiết cho số ít. Psyche của một thiểu số nhỏ những cá nhân, khi tương quan với số đông áp đảo, được cấu thành bởi cả chiều sâu vĩ đại lẫn mức độ hỗn loạn cao hơn nhiều. Để đảm bảo họ ko bị xé thành từng mảnh bởi mâu thuẫn, xung đột, và vực thẳm bên trong, những cá nhân như vậy hướng vào bên trong để khám phá và áp đặt trật tự lên Psyche của mình – định hình và tạo khắc bản thân thành một “cái tổng thể hòa hợp”.
Nietzsche giới thiệu Goethe như là một cá nhân gương mẫu có thể áp đặt hình thái lên sự hỗn loạn nội tâm của mình. Miêu tả về Goethe, Nietzsche viết:
“Thứ ông ấy muốn chính là sự tổng thể…ông tự kỷ luật bản thân để có được sự toàn vẹn, ông tạo ra chính mình.” (Twilight of the Idols)
Tạo ra chính mình ko có nghĩa là tạo nên bản thân từ hư vô. Là con người, chúng ta ko thể, như một số nhận định sai lầm, định hình theo bất kỳ cách nào mình muốn. Theo như Nietzsche, mỗi người chúng ta có bản chất sâu lắng và vĩnh cửu đặt ra những giới hạn nhất định về con người và điều ta có thể trở thành.
“Tất nhiên, sâu bên trong chúng ta, thực sự “sâu thẳm bên trong”, có điều gì đó ko thể dạy bảo, một chút đá Granit của tinh thần Fatum [số mệnh cá nhân hoặc định mệnh], hoặc quyết định được định sẵn và câu trả lời cho những câu hỏi đã chọn định sẵn. Bất cứ khi nào một vấn đề chủ chốt đang lâm nguy, sẽ có một câu nói bất biến “đây là Tôi.” (Beyond Good and Evil)
Bản chất của ta được tạo khắc ko chỉ bởi trải nghiệm cá nhân đầu đời và nét đặc trưng và khuynh hướng thừa hưởng từ tổ tiên, mà còn, theo Nietzsche, bởi các thế lực lịch sử. Những truyền thống và “thí nghiệm” của các nền văn hóa trước kia tiếp tục sống bên trong ta, ảnh hưởng cuộc đời và trải nghiệm từ những tầng sâu hơn trong Psyche của mình.
“Quá khứ của mọi hình thái và lối sống, của các nền văn hóa trước kia nằm ngay cạnh nhau hoặc chồng lên nhau, giờ đây…tuôn chảy vào “tâm hồn hiện đại” của ta; động lực của ta bây giờ nhòm ngó tứ phương; bản thân ta là một kiểu hỗn loạn.” (Beyond Good and Evil)
Với việc “quá khứ của mỗi hình thái và lối sống” tiếp tục tồn tại trong ta, Nietzsche đề xuất rằng chúng ta cần tham gia vào cuộc chủ động khám phá lịch sử, nếu ta muốn có được tri thức về bản thân.
“Quan sát bản thân trực tiếp gần như ko đủ để ta biết mình: ta cần lịch sử, bởi quá khứ chảy trong ta hàng trăm con sóng vỗ.” (Human All Too Human)
Khuynh hướng cảm thấy mình bị tùy tiện quẳng vào và bỏ rơi trong thế giới phi lý của người hiện đại chính là kết quả của việc thiếu đi cái mà Nietzsche gọi là “ý niệm lịch sử” – nghĩa là ko có sự nối kết chủ đích với quá khứ, và do đó ko thể đào sâu gốc rễ của mình qua các tầng lịch sử.
Trong một bài tiểu luận đầu đời mang tên On the Use and Abuse of History for Life, Nietzsche đối chiếu “tình cảnh của một người mất niềm tin vào lịch sử cổ đại và rơi vào trạng thái thao thức…và ko ngừng tìm kiếm điều mới lạ này đến điều mới lạ khác,” với một cá nhân đã trau dồi “ý niệm lịch sử”, và đạt được “cảm giác hạnh phúc của một cái cây với gốc rễ nó, hạnh phúc khi biết mình theo một cách ko hoàn toàn tùy tiện và vô tình, mà như một người đã trưởng thành từ quá khứ, như một người thừa kế, hoa màu, và trái quả.”
Nhưng ko chỉ các nền văn hóa hàng thiên niên kỷ trước tiếp tục sống trong ta. Bởi ngự trị trong những tầng lớp sâu nhất của Psyche chính là động lực và thôi thúc thời tiền sử. Cũng như cơ thể chứa đựng di tích của các giai đoạn phát triển trước kia, thậm chí trải dài về thời đại bò sát, Psyche của ta cũng chứa đựng bên trong chiều sâu của nó những động lực nguyên thủy kéo dài về thời tiền sử của con người và động vật.
Mỗi con người, cho dù bề ngoài văn minh và phát triển cỡ nào, thì trong sâu thẳm vẫn là một con vật và người cổ xưa.
“Tự tôi khám phá ra rằng con người và động vật cổ đại, thực sự là toàn bộ thời kỳ tiền sử và quá khứ của tất cả sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục trong tôi để sáng tạo, yêu thương, hận thù, phỏng đoán.” (The Gay Science)
Trong những lớp tầng còn mọi rợ này chứa đựng cái mà Zarathustra gọi là “con quái thú bên trong” (The Beast Within” – mang khuynh hướng hủy diệt tiềm tàng có khả năng xảy đến và chiếm hữu con người, như là động lực gây hấn và ham muốn tình dục buông thả.
Thay vì ủng hộ việc kìm chế con quái thú bên trong, Nietzsche khuyên ta khám phá và trở nên quen thuộc với những di tích mang tiềm năng hủy diệt. Cũng như một con sông giận dữ có thể được khai thác để lấy năng lượng, những lớp tầng mọi rợ của Psyche, nếu được chuyển hướng và xử lý đúng cách, có thể mang lại sinh lực cho cuộc đời.
“Cách tư duy thiển cận và nguy hiểm nhất chính là muốn tạo ra nguồn năng lượng tuyệt vời hơn, hoàn toàn làm khô cằn những dòng chảy xiết hoang dại của tâm hồn thường tuôn ra một cách nguy hiểm và áp đảo, thay vì tận dụng và tiết kiệm sức mạnh của chúng.” (Nietzsche)
Nhưng ko chỉ có những động lực và thôi thúc mang tính hủy diệt ngự trị trong lớp tầng tiền sử của Psyche; mà còn tồn tại điều Nietzsche gọi là “động vật thần thánh” – những bản năng cổ xưa, “những động lực điều tiết, vô thức và bất khả sai” (On the Genealogy of Morality), nó giúp tổ tiên ta sinh tồn và thậm chí phát triển trong những môi trường khắc nghiệt và bất định trước khi hình thái ý thức hiện đại xuất hiện.
Cá nhân hiện đại có tất cả nhưng thiếu nối kết với các bản năng cổ đại này. Dựa hoàn toàn vào nhận thức của mình, “cơ quan yếu đuối và có khả năng sai lầm nhất”, anh ta vấp ngã một cách mù quáng trong đời, ko biết rằng sâu bên trong tâm trí anh ta là những người trợ giúp cổ xức, điều mà nếu anh ta biết cách khai thác, có thể hỗ trợ trong nhiều tình huống ở đời mà ý thức ko làm được.
Nói về cá nhân hiện đại, Nietzsche viết:
“Anh ta đã mất và hủy diệt bản năng, và ko còn tin tưởng vào “động vật thần thánh” và buông dây cương khi sự hiểu biết chùn bước và con đường của anh dẫn tới sa mạc.” (Untimely Meditations II)
Sự hiện hữu của các động lực lịch sử, tiền sử, và thú vật đã góp phần vào sự tồn tại của một “động lực và thôi thức trái nghịch dồi dào” bên trong ta – như Nietzsche đã nói “bản thân ta là một kiểu hỗn loạn”. Đối nghịch với những triết gia khẳng định tâm trí trước hết là một điều gì đó thống nhất, Nietzsche hoàn toàn tuyên bố nó là một số bội, một tập hợp các thực thể tâm lý đan xen.
“Bức tranh toàn cảnh nhất về bản chất chính là sự liên kết của các động lực, với tính cạnh tranh liên tục và liên minh riêng biệt với nhau.”
Khái niệm hóa Psyche con người “như một cấu trúc xã hội của các động lực và tác động” – như một kiểu thành phố, trong đó vô vàn nhân cách phụ mâu thuẫn cùng sinh sống – nhiệm vụ mà Nietzsche đặt ra cho bản thân, và độc giả của mình chính là hòa hợp “các động lực và thôi thúc mâu thuẫn dồi dào”, và mang đến sự hợp tác cho vô vàn thế lực canh tranh bên trong.
Ông đề xuất rằng một sự hợp tác như vậy có thể đạt được thông qua trung gian là một “ý tưởng có tổ chức”, hoặc “đam mê ngự trị” – một động lực “chủ chốt” chi phối hình thành nên “trung tâm sống” của Psyche, và kết nạp mọi động lực khác hành động lệ thuộc vào mục đích của nó. Ý tưởng có tổ chức ko được tìm thấy thông qua hành động ý chí, nhưng sở hữu một kiểu thông minh của riêng nó, tự bộc lộ xuyên suốt phần đời con người. Họ chỉ đơn thuần là tiếp tục canh gác một động lực chủ chốt như vậy, và ko cản trở sự phát triển và hoạt động của nó.
“Ý tưởng” có tổ chức được định sẵn để tiếp tục phát triển sâu bên trong – nó bắt đầu ra lệnh, dần dần dẫn ta ra khỏi con đường phụ và sai lầm; nó chuẩn bị từng phẩm chất và sự thích hợp đơn lẻ mà rằng một ngày nào đó sẽ chứng tỏ là phương tiện ko thể thay thế đối với cái tổng thể – từng cái một, nó rèn luyện mọi năng lực phụ thuộc trước khi đưa ra bất kỳ manh mối nào về nhiệm vụ, “mục tiêu”, “đích đến,” hay “ý nghĩa” chi phối nào.” (Ecce Homo)
Nói cách khác, ý tưởng có tổ chức sắp xếp vô vàn thế lực cạnh tranh trong Pysche theo một cách cho phép con người phấn đấu với một sự tận tâm duy nhất hướng tới một mục tiêu cao cả mang đến ý nghĩa cho đời.
Nietzsche đã tóm gọn tầm quan trọng của ý tưởng có tổ chức trong việc tạo hình Psyche con người ở một bản ghi chép ko được xuất bản như sau:
“Thật hoang đường khi tin rằng ta sẽ tìm thấy bản thân thực sự sau khi ta đã bỏ lại phía sau hoặc quên đi điều này hoặc điều khác…Tạo nên chính mình, tạo nên hình thái từ vô vàn yếu tố khác nhau – đó chính là nhiệm vụ! Nhiệm vụ của một nhà điêu khắc! Của một con người năng suất!” (Nietzsche).
Những góc quan tâm lý sâu sắc của Nietzsche rất rộng, đa dạng, và luôn mang tính xuyên phá – một kết quả của niềm tin mãnh liệt rằng Psyche của con người hiện đại rất cần được mổ xẻ.
Nhưng bất chấp những quan sát sâu sắc của ông, có những nhà phê bình cho rằng góc quan của ông về bản chất tâm trí con người là ko phù hợp bởi sự thực rằng ở độ tuổi 44, ông thành nạn nhân của bệnh tâm thần, thứ đeo bám ông cho đến khi kết thúc cuộc đời tương đối ngắn ngủi này. Bỏ qua sự thực rằng căn bệnh của ông có thể mang nguồn gốc từ cơ quan trong cơ thể, một số người sẽ hỏi: Tại sao phải chú ý tới ý tưởng về cách “trở thành người mình là” từ một kẻ lên cơn điên?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ kết luận bằng một đoạn văn kỳ lạ đến từ những bản ghi chép ko được xuất bản của Nietzsche, trong đó ông dường như đoán trước số phận sẽ xảy đến với mình sau này trong cuộc đời.
“Có một câu nói sai lệch rằng: “Làm sao một ai đó ko thể cứu lấy bản thân lại đi cứu người khác?” Giả sử tôi có chìa khóa cho xiềng xích của bạn, vậy tại sao khóa của bạn và của tôi nên như nhau?” (Nietzsche, KSA 10:4[4])