“Có lẽ vẫn chưa có người đủ thật thà để biết “chân thật” là gì.” (Beyond Good and Evil)
Những lời này, viết bởi Nietzsche trong cuốn Beyond Good and Evil, phản ánh niềm tin của ông rằng trong nhiều trường hợp, điều được xem là chân lý đã có từ trước hóa ra lại là những sai lầm, dối gian và niềm tin phát triển từ nỗi sợ hãi, nhu cầu, và hèn nhát.
“Tôi chính là người đầu tiên khám phá chân lý bằng cách trở thành người đầu tiên trải nghiệm lời nói dối y như lời nói dối.” (Ecce Homo)
Trong Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu một loạt “chân lý” mà Nietzche vạch trần là sai lầm, giải thích phương pháp để có được chân lý, và giới thiệu quan điểm của ông về “triết gia thực sự” – “tinh thần tự do”, người đã trở thành chủ nhân của tâm trí mình.
Một niềm tin thường thấy đó là cái tốt và cái chân lý mang mối gắn bó chặt chẽ với nhau. Những ai ủng hộ góc quan này thường tin rằng việc khám phá chân lý là một quá trình vui vẻ, và càng nhiều sự thật được khám phá, nhân loại càng tốt biết bao.
Nietzche nghi ngờ góc quan này, cho rằng nó thường được áp dụng cho mục đích tâm lý. Đúng hơn, để bảo vệ con người khỏi nhận thức rằng việc khám phá sự thực ko phải lúc nào cũng vui vẻ, mà đôi khi có thể làm chao đảo và tra tấn một cá nhân.
Trong khi một số chân lý có thể giải phóng cá nhân và tạo nên sự tiến bộ của nhân loại, số khác có thể kích thích tuyệt vọng và sự suy đồi ở con người. Do đó, cái tốt và cái chân lý, trong góc quan của Nietzsche, thường mâu thuẫn nhau.
“Một điều gì đó có thể đúng trong khi có hại và nguy hiểm ở mức độ cao nhất. Thực vậy, nó có thể là một đặc điểm nền tảng của sự sống mà những ai biết tới nó sẽ hoàn toàn bỏ mạng.” (Beyond Good and Evil)
Trong cuốn Human, all too Human, ông lặp lại ý tưởng này:
“Không có sự hòa hợp nào được thiết lập sẵn giữa việc phát triển chân lý và lợi ích nhân loại.” (Human, all too Human)
Bởi nhận thức về chân lý ko phải lúc nào cũng có lợi, Nietzsche nhấn mạnh rằng sự dối gian và mong muốn ngu dốt đã chiếm lĩnh mọi văn hóa trải dài từ quá khứ cổ đại. Nhiều điều gọi là “chân lý” của con người được “khám phá ra” chẳng là gì ngoài “những lỗi lầm không thể chối cãi”, những xuyên tạc của thế giới mà rằng thiếu đi chúng, loài người đã bị diệt vong từ lâu.
“Đời ko phải cuộc tranh cãi. Tình cảnh cuộc đời có thể bao gồm sai sót.” (The Gay Science)
Trong một bản ghi chép thu thập trong cuốn the Will to Power, ông đã nhắc lại ý tưởng này:
“Chân lý là một kiểu sai sót mà thiếu đi nó, một loài sinh vật nhất định nào đó sẽ ko thể tồn tại. Giá trị cuộc đời suy cho cùng là điều dứt khoát.” (The Will to Power)
Trong khi hầu hết mọi người xuyên suốt lịch sử dựa dẫm vào những sai lệch mà họ tin là chân lý, luôn có một số cá nhân được chọn ít ỏi có khả năng tìm kiếm sự thật bằng bất kể giá nào. Những người này sở hữu sức mạnh độc nhất, tạo ra bởi nhận thức rằng cuộc tìm kiếm chân lý sẽ ko bình yên hay vui thú, mà là một cuộc chiến đòi hỏi lòng gan dạ và sức mạnh.
“Con người phải chiến đấu cho từng nguyên tử chân lý, và phải trả cho nó hầu hết tất cả những gì mà con tim, tình người, lòng tin của con người bám dựa vào. Sự vĩ đại trong tâm hồn là điều cần cho công cuộc này: phục vụ chân lý là điều khó nhất trong mọi loại phục vụ.” (The Antichrist)
Với một cá nhân đủ mạnh để truy cầu chân lý, Nietzsche ủng hộ phương pháp để có được tri thức mang tên “chủ nghĩa thực nghiệm”, dựa vào lòng tin rằng “Niềm tin là kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều của sự thật hơn là lời dối.” (Human, all too Human).
Lời dối là sự thể hiện bên ngoài của điều sai lầm mà sâu thâm tâm một người biết là sai, nghĩa là kẻ nói dối vẫn có thể biết sự thật. Mặt khác, niềm tin, là sự chắc chắn bên trong rằng họ đã đạt được chân lý, và do vậy ở nhiều trường hợp, mở đường cho một sự cao ngạo làm cho họ vướng mắc trong một mạng lưới ảo tưởng và sai lệch, và cắt đứt họ khỏi tiềm năng hướng tới tri thức.
“Nhận định rằng chân lý được tìm thấy và rằng sự ngu dốt và sai lầm đã chấm dứt chính là một trong những lời mê hoặc mạnh mẽ nhất hiện hữu. Giả sử người ta tin nó, vậy thì mong muốn thẩm tra, nghiên cứu, thận trọng, thử nghiệm đều bị tê liệt… “Chân lý” do đó gây hệ trọng nhiều hơn sai lầm và ngu dốt, bởi nó cắt đứt những thế lực hướng thẳng tới sự khai minh và tri thức.” (The Will to Power)
Sử dụng chủ nghĩa thực nghiệm do Nietzsche ủng hộ đòi hỏi việc trở thành nhà phê bình bản thân vĩ đại nhất, đưa những niềm tin mà mình yêu mến trước sự thẩm định ko ngừng, và tấn công từng điều được gọi là “chân lý” mà mình tin vào, nhằm định rõ nền tảng của nó thực sự vững chắc tới đâu. Nó đòi hỏi ta liên tục tìm kiếm và thí nghiệm với những ý tưởng mới, có thể nói là thử chúng, và liên tục cập nhật và cải thiện những đánh giá của mình về thế giới.
Sau cùng, khả năng thay đổi niềm tin là một khả năng đặc biệt và đáng quý của bộ não con người – một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của nó; nhưng nó phải được liên tục rèn luyện để tránh hao mòn. Chủ nghĩa thực nghiệm của Nietzsche rèn luyện khả năng này, và do đó, nó là một đối lực chống lại cám dỗ mà con người cảm thấy khi đối diện với những niềm tin hẹp hòi và tầm nhìn giáo điều về thế giới.
“Con rắn ko thể lột da sẽ chết. Cũng như tâm trí bị ngăn cản thay đổi quan điểm của nó; nó ko còn là tâm trí nữa.” (Dawn of Day)
Trong một cách ngôn với tiêu đề “To What Extent The Thinker Loves His Enemy” từ cuốn the Dawn of Day, Nietzsche khuyên nhủ:
“Hãy biến nó thành một quy tắc ko bao giờ ngăn cản hay giấu kín bản thân khỏi bất kỳ điều gì có thể được coi là trái ngược với suy nghĩ bản thân. Hãy tuyên thệ với nó! Đây chính là yêu cầu cấp thiết của tư duy thành thực. Ngươi phải đảm đương một cuộc chiến dịch chống lại bản thân mỗi ngày.” (Dawn of Day)
Hầu hết mọi người ko thể tuân theo thông lệ thường ngày bởi vì bản sắc cá nhân của họ bị dính chặt với những niềm tin nhất định mà họ tin cậy. Những người như thế trở nên sợ hãi các ý tưởng mới mẻ và thử thách, xem chúng như mối đe dọa tới tính cách và thế giới quan của mình.
Ngược lại, kẻ ngờ vực sở hữu một cách tiếp cận thuận lợi hơn bằng cách duy trì một khoảng cách hợp lý với niềm tin của mình. Do đó, anh ta có thể chơi đùa với ý tưởng, tiến vào và ra khỏi chúng một cách uyển chuyển và mềm dẻo, và dùng chúng như công cụ để phục vụ một mục tiêu anh hùng.
Nietzsche tương phản kẻ ngờ vực với người mang đức tin. “Một tâm trí mong muốn những điều vĩ đại…tất yếu có ngờ vực.” (The Antichrist) Trong khi, “Nhu cầu cho đức tin, cho bất kỳ thứ gì vô điều kiện ở câu nói có và ko, là bằng chứng của sự yếu đuối.” (The Will to Power)
Một cá nhân có thể liên hợp chủ nghĩa thực nghiệm của Nietzsche vào cuộc đời, và sống từ góc nhìn của vô vàn quan điểm khác nhau và thử nghiệm những ý tưởng để phục vụ một “đam mê vĩ đại”, Nietzsche gọi đó là “tinh thần tự do”.
Trong khi phần lớn con người là “tinh thần bó buộc”, tù nhân của niềm tin do cha mẹ, chính phủ, và tôn giáo in sâu vào họ, tinh thần tự do là một người giải phóng bản thân khỏi những xiềng xích đó. Thuật ngữ “tinh thần tự do” ở đây ko được hiểu theo nghĩa nào khác nữa; nó có nghĩa làm một tinh thần đã tự do, đã sở hữu chính nó.” (Ecce Homo)
Đối nghịch với tinh thần bó buộc, những kẻ mà sự yếu đuối thúc đẩy họ kiểm duyệt và gán cho những ý tưởng nguy hiểm thách thức thế giới quan của họ, tinh thần tự do, với tư cách là “một con quái vật của lòng gan dạ và hiếu kỳ…một kẻ phiêu du và khám phá bẩm sinh” (Nietzsche), được thúc đẩy để nắm bắt ngay cả những sự thật nguy hiểm sẽ hủy diệt kẻ yếu.
Nhưng với tinh thần tìm kiếm chân lý ở bên cạnh mình, tinh thần tự do cũng hiểu rằng khi tìm kiếm chân lý, anh ta sẽ ko chỉ tìm thấy sự khủng khiếp, mà còn là những chân lý giải phóng cả cá nhân lẫn xã hội, và vì nhiều lý do, thường bị giấu nhẹm đi hoặc xem như là báng bổ bởi dư luận.
Khi tìm kiếm những chân lý này, tinh thần tự do – “triết gia chân thực và đơn độc” – trở thành kẻ thù của tất cả những ai cố gắng khuyến khích sự ngu dốt nhằm có được quyền lực vượt trên người khác.
Với tư cách là chủ nhân của tâm trí, tinh thần tự do tạo ra một hầm chứa nội tâm ko thể chạm tới bởi những kẻ muốn lừa dối, và do đó, có lẽ vô tình vô ý, giữ cho ngọn lửa chân lý sống mãi ngay cả trong những thời kỳ ngu dốt, kiểm duyệt, và chuyên chế đen tối hơn.
Như Nietzsche đã viết:
“Nơi nào có những xã hội, chính quyền, tôn giáo, dư luận, nói ngắn gọn, bất kỳ nơi nào có chính thể chuyên chế, sẽ có những triết gia đơn độc bị ghét bỏ; bởi triết học mang đến một nơi trú ẩn cho con người mà không một chính thể chuyên chế nào có thể phá lối đi vào, hang động nội tâm, mê cung của trái tim: và điều đó làm bọn chúng khó chịu.” (Untimely Meditations III)