Post tản mạn tủn mủn, mốt hệ thống lại thì lấy ý làm bài hoàn chỉnh.
Sáng nghe má đọc coi youtube thấy một cha đọc một đoạn kinh Hoà Bình có ý rất hay.
Trích một đoạn:
Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi th tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
———-
Post không bàn luận về tôn giáo mà nói về những khía cạnh hay hay trong cuộc sống thôi.
Đôi khi việc ta tham sống sợ chết, lo giữ cho mình mà không nghĩ tới việc cho người, lo bảo đảm an toàn – mà quên dấn thân, lo vị kỷ mà quên vị tha nhân nó làm ta quên đi mùi vị cuộc sống. Vị kỷ không sai, nó cần cho sinh tồn, nhưng vị kỷ cực đoan thì feng khổ thôi, phúc đức nơi nao cầu ao rách nát cũng đâu được. Cho đi là ok, nhưng cho đi một cách cực đoan cũng khổ mình khổ gia đình. Thôi cứ cân bằng là tốt nhất.
Tôi ngồi ngẫm vì sao “chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân”. Thì tôi hiểu theo ý mình là những khoảnh khắc mà ta quên mình – chịu hi sinh comfort zone, sự an toàn tí để làm những cái tốt cho người, hay những cái rủi ro hơi quá sức mình tí thì mới có những con đường mới mở ra. Và khi trải nghiệm những con đường mới đó thì ta lại hiểu bản thân ta hơn – aka trở về với những phần trong tâm hồn mà ta đã quên. Ví dụ như hồi nhỏ hồn nhiên ngây thơ chạy long nhong ngoài đường và feng thấy vui với viên mãn vl, nhưng giờ đời đẩy đưa, feng thấy oải với sao sao, lười lười. Cái feng nghe tôi xúi, feng đi chạy chạy, feng lờ mờ nhận ra những cái trải nghiệm cơ chế xa xưa mà feng vui sống với nó nhưng feng đã quên – đó, gặp lại bản thân đó.
Hay đời quá nhàn và feng bị cái sự nhàn an toàn đó nó trap, bị lệ thuộc vào nó. Nhưng ngày xa xưa kia thì feng chơi với méo sợ vkl, đứa nào tới bố chấp hết, sự gì tới bố cũng chịu. Nhưng giờ bố như cheem ỉu rồi, hmuhmu. Một chút dấn thân chịu rủi ro sẽ giúp feng nhớ lại mình đã từng manly như thế nào. Và cuộc đời này thú vị ra sao.
Hay như con người tốt bụng nghĩa hiệp ngày nhỏ của chúng ta đã bị guồng quay vị lợi lộc của xã hội này đè bẹp dí khiến ta quên đi những niềm vui nho nhỏ khi được bà vé số cảm ơn rối rít khi ta biếu thêm 10k, hay cô bồi bàn lương giờ 20k được ta tip thêm 20k. Hay to hơn là bảo vệ được thiên lương hay tâm trí của một đứa trẻ, một th em đần trước guồng quay của làn sóng thông tin độc hại ngày nay.
De, ta đã từng như vậy đó, mà ta quên thôi. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân là vậy.
Đoạn trích nhiều câu. Tạm phân tích câu này thôi.
———–
Một comment hôm qua khá hay cũng hợp theme \”quên mình\”, \” không sợ chết\” của post này.
Để luyện đc khả năng điềm tĩnh này phải mang một tâm lý luôn đối mặt với cái chết. Phải luôn cho rằng cái chết đang ở trước cửa nhà mình.
Như trong cuốn Hagakure có đề cập đến một tinh thần của Samurai là như thế nào
” Việc tư duy về cái chết không thể tránh khỏi nên được thực hiện hàng ngày. Mỗi ngày, khi thân thể và tâm trí an bình, người ta có thể suy tư về việc bị xé toạt ra bởi những mũi tên, những khẩu súng, những ngọn lao và những lưỡi kiếm, bị cuốn đi xa bởi những lượn sóng cồn, bị ném vào giữa một đống lửa to, bị sét đánh, bị chết vì động đất, bị rơi từ những vách núi cao hàng ngàn mét, chết vì bệnh tật hay mổ bụng tự sát theo cái chết của chủ nhân. Và mỗi ngày, không bỏ lỡ, người ta nên tự xem như bản thân mình đã chết. ”
————-
Bonus con nhạc swing xịn với lyric chất vãi nồi. Cũng hợp theme luôn. Link ở comment.
Bà ngoại tao có bữa quẩy ở trong mộ
Tối qua có thiên thần lại nói với tao
Chia buồn nhé, bà mày đã qua đời
Nhưng mà giờ bà tao đang quẩy trong mộ
Quẩy banh cmn nóc trong mộ
Lúc trước tao hay thắc mắc
Vì sao bà méo quan tâm tới việc bà sắp chết
Giờ tao đã hiểu
Vì bà có bữa quẩy banh nóc trong mộ của bà
Và bà quẩy banh nóc và vui vl mày ơi.