Tiêu đề nghe có vẻ rất mâu thuẫn với hệ thống niềm tin của rất nhiều anh em. Vì cơ bản trong các đạo giáo, cụ thể là Nhà Phật, luôn khuyến khích chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi hỷ xã, cụ thể hơn là chuyển hóa tam độc ‘tham-sân-si’ để có đời sống an lạc cho mình và cho mọi người, nhưng tại sao tôi lại bảo ‘hãy biết phẫn nộ’.
Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi, như trong cuộc sống có rất nhiều tình huống khiến chúng ta phải lựa chọn giữa ‘từ bi’ cho qua hay ‘phản ứng’ tới cùng. Nhà Phật bảo không nên ‘sân hận’, không nên ‘phẫn nộ’, vậy chúng ta sẽ im lặng cho qua?
Tôi đưa 1 tình huống cụ thể để ae dễ hình dung hơn,
Nếu anh em có 1 đứa con, vô tình phát hiện ra nó nghiện ngập xì ke cũng 1-2 năm rồi. anh em có 2 sự lựa chọn sau:
(1) Vì thương con mình nên im lặng, tiếp tay cho nó hút tiếp, có gia đình thậm chí còn chu cấp cho con hút tiếp, vì mỗi khi nó vã thuốc trông tội quá. Có vài trường hợp cũng cố khuyên bảo nhưng yên tâm đã nghiện rồi thì khuyên chỉ nghe cho vui.
(2) Vì thương con mình, anh em đập cho nó một trận nhừ tử, rồi đem nó ngay lên trại cai nghiện. Nếu trong lúc cai, nó có chết trên đó thì coi như số mệnh kiếp này của nó chỉ đến đấy; còn hơn để nó loanh quanh ngoài xã hội rồi gây hại thêm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Thoạt nghe, thì có vẻ lựa chọn số (1) trông ‘từ bi’ hơn lựa chọn số (2) nhưng thực tế thì cái số (2) lại là con đường đúng của từ bi. Vì từ bi này có ‘trí tuệ’ trong đấy.
Khá nhiều nhầm lẫn 2 chữ ‘từ bi’ là phải nhẫn nhịn, yếm thế, rút lui, im lặng, v.v… nhưng thực tế chúng ta đa phần đã định nghĩa chưa đúng về 2 chữ này. Có lúc từ bi là im lặng, nhưng có lúc từ bi là phản đòn cực mạnh.
‘Sân hận’ hay ‘phẫn nộ’ là loại cảm xúc có năng lượng cực lớn, nó có thể phá tan sự u mê của đối phương ngay lúc đó, nếu ae biết cách sử dụng. Còn không, năng lượng đó cũng gây tổn thương vô cùng sâu sắc cho tâm trí đối phương.
Sự thật, ‘phẫn nộ’ là một cảm xúc thuộc về bản năng tự nhiên của chúng ta.
Vậy đè nén hay tiêu diệt cảm xúc ‘phẫn nộ’ là đi ngược với tự nhiên rồi ?!
Đọc đến đây, có vẻ vũ trụ hay đấng tạo hóa đang chơi khăm chúng ta, cài vào / lập trình vào bản năng chúng ta cái thứ tam độc ‘tham-sân-si’ rồi lại kêu chúng ta phải diệt chúng đi. Vậy sao ngay từ đầu đừng cài vào thì mọi thứ yên bình rồi ?! nghe cũng có lý.
Thật ra, vũ trụ không sai đâu, vũ trụ hoàn toàn hoàn hảo. Bản chất ‘phẫn nộ’ hay ‘sân hận’ không xấu, chẳng qua tâm thế của ta với nó chưa đúng mà thôi. Bản chất của sân hận có 2 loại, ‘sân hận vị kỷ’ và ‘sân hận vị tha’.
Một người cha đánh con, vì ghét bỏ nó nên đánh cho hả cơn giận, đấy là ‘sân hận vị kỷ’, giận lên vì mình, vì thương mình.
Một người cha khác đánh con, vì thương nó, đánh để nó nhớ, để không làm điều xấu nữa, đấy là ‘sân hận vi tha’, giận lên để phá tan sự u mê của đối phương, rất đau đớn lúc đấy thì lại lợi lạc lâu dài về sau.
Cùng một hành động đánh con giống nhau, nhưng với 2 cái ‘tâm’ hoàn toàn khác nhau thì nhân-quả của 2 người cha cũng sẽ khác nhau. Nên ae đừng chấp vào hình tướng hay hiện tượng của bất kỳ sự việc nào trên đời nếu ae chưa thấu hiểu hết cái ‘tâm thế’ của người đó thế nào trong lúc họ làm việc đó.
AE thử tua lại thời đi học phổ thông, chắc ae chỉ nhớ những ông Thầy bà Cô nào hay đánh anh em nhừ tử nhưng dịp lễ nào ae cũng quay về thăm đúng người đấy hay không. Cái ‘sân hận’ của Thầy Cô lúc đấy chính là vì anh em, về sau ae thành tài, thành nhân, ae mới ngộ ra, họ đánh mình là vì mình.
Theo dòng lịch sử thì hầu như các cuộc cách mạng, cải cách đều xuất phát từ cảm xúc ‘phẫn nộ’. ae phẫn nộ với những điều ‘xấu xa’ nên ae đứng lên đấu tranh.
‘Xấu xa’ thì có cái là xấu thật, nhưng cũng có vài cuộc cách mạng định nghĩa sai về 2 chữ ‘xấu xa’ rồi lại đi giải phóng cái đang tốt, trả nó về thời tiền sử. Đấy là nhân danh ‘cái thiện’ để giải phóng ‘cái ác’ nhưng thực tế chưa rõ cái nào thiện, cái nào ác.
Ae nên tỉnh táo, chúng ta chỉ phẫn nộ với cái tâm xấu, cái bản ngã xấu, chứ không phải tiêu diệt con người xấu. Vì khi đối tượng đó đã chuyển hóa tâm thì họ vẫn tốt lại như thường. Còn phần chúng ta nếu không quan sát thân tâm liên tục thì chúng ta vẫn xấu đi rất nhanh. Nên đừng đánh giá vội ai.
Hãy biết ‘phẫn nộ’ đúng lúc, phẫn nộ vì lợi lạc cho người, cho mình, chứ đừng nghĩ từ bi là im lặng. Có lúc im lặng là vàng, nhưng đôi lúc im lặng thì ăn loz đấy.
Vậy ‘tham-sân-si’ có cần diệt đi không ? xin hẹn ae kỳ sau.
Cheers
Bác 7B
Hình Matthew McConaughey trong The Gentlemen