Thứ Bảy, Tháng 5 17, 2025
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Khắc Kỷ Hiện Đại
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Khắc Kỷ Hiện Đại
Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
Trang Chủ Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

TỐT – XẤU

Và ít ý về đánh con là tốt hay không

Thuộc danh mục: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
0
SHARES
6
VIEWS

Hay lan man về việc ngôn ngữ có thể làm chúng ta giới hạn và đánh giá sai bản chất sự vật thế nào. Hay ngôn ngữ và cái bẫy nhị nguyên mà nó đặt ra

Bữa có feng hỏi một ý khá hay:

Tại sao có nhiều người đối xử rất tốt với người ngoài, còn đối với người nhà thì ngược lại cứ tìm cái để hạ nhau thôi.

Ngẫm nghĩ thì cái sự “tốt” được đề cập thì cũng chưa phải tốt. Loài người là sinh vật “incentives”, tạm dịch là hành động dựa trên “lợi ích”, hoặc việc sợ bị mất “lợi ích”.

Khái niệm lợi ích – quyền lợi này không giới hạn ở tiền bạc, vật chất, quyền lực mà có thể còn ở cảm xúc, cảm giác, hay đôi khi – hiếm khi là thoả mãn “lý tưởng”.

Tuỳ vào đối tượng – object và tình thế – bối cảnh – situation mà một hành động của ta với đối tượng sẽ được kích hoạt – execution.

Nếu như ta dán nhãn đối tượng đó – trong bối cảnh đó không thoả mãn ta được gì thì thường ta không làm gì. Hoặc sẽ tỏ thái độ từ chối giúp đỡ – bỏ công.

Ví dụ thấy một người nghèo đói khổ quá + họ ở tình thế rất cần giúp đỡ. Thì đôi khi ta động lòng giúp. Nhưng nếu thấy một người nghèo + họ đánh bạch hay nhậu nhẹt thì ta từ chối giúp.

Nên để đánh giá một người tốt hay xấu là cực kỳ khó. Có vô vàn đối tượng và vô vàn tình huống khả dĩ (possible) mà ta chưa quan sát được hành vi của cá nhân đó nên việc đưa ra kết luận tổng thể là không nên.

Va it y ve danh con la tot hay khong Ví dụ như người hỏi câu trên không thấy được tình thế người ngoài bệnh cấp cứu và người nhà bệnh cấp cứu thì có thể người nhà được giúp còn người ngoài thì không.

Và người hỏi có thể chỉ trông thấy cá nhân đó dành thời gian đi nhậu vui vẻ với người ngoài mà không đi nhậu vui vẻ với người thân CHẲNG HẠN.

Ghi giông dài luyên thuyên thế chỉ để muốn nói rằng muốn kết luận tổng quát một sự gì đó thì không phải việc dễ. Và việc đặt câu hỏi cùng cách dùng từ như câu hỏi đầu bài dễ tạo nên các niệm thiên kiến và dính lỗi quy kết tổng quát (stereotype).

Nhưng dựa vào trải nghiệm – dữ liệu cũ thì ta vẫn có thể dự đoán việc một người sẽ có xu hướng hành xử với một đối tượng + một tình huống nhất định.

Quay lại chữ tốt. Đi hơi xa. Mỗi người quan niệm về hành động như thế nào là “tốt” khác nhau. Giống như việc cha mẹ đánh trẻ em là tốt hay xấu.

Tốt hay xấu với cá nhân tôi cần hai yếu tố căn bản để đánh giá. Tâm thế đánh và kỹ thuật đánh. Đánh con vì muốn con tốt lên. Nhận thức đúng lỗi sai của nó và muốn có thái độ nghiêm khắc để trừng trị thói xấu.

Thì ở đây ta có tâm thế chuẩn. Còn đánh vì bực bội cay cú bên ngoài nên về xả ra con. Hay nhận thức kém và tham muốn con mình thành tích cao trong khi điều kiện – kiến thức đổ vào thì ít. Đánh vì bực bội tức tối với cuộc đời và chính bản thân mình. Đấy là tâm thế sai.

Kỹ thuật đánh. Đánh làm sao. Đánh chỗ nào, dùng cái gì. Khi tôi vừa nói câu trên thì chắc nhiều feng nghĩ liền tới bạo lực cầm cái cây cái dây lưng đánh vào mông etc.

Nếu đủ trình độ và kiến thức thì có nhiều hình thức đánh không cần bạo lực khác. Dùng lời nói, khí thế, lý luận, khung chính sách luật lệ điều khiển tâm lý.

Tôi từng thấy người chỉ cần ngồi nói rồi trừng mắt là con họ sợ không dám phạm lỗi nữa. Và tất nhiên là tầng cao nhất là nhận thức lỗi tiềm tàng và tạo cơ chế cho trẻ sợ hãi sự lỗi đó mà không phạm. Wisdom rất cao mới set up tầm này. Và với frame điểm tâm thế + kỹ thuật thì việc dùng chữ – khái niệm “tốt” “xấu” để đánh giá một thứ là RẤT GIỚI HẠN.

Nếu phải dùng một model để đánh giá một sự việc thì tôi thích kiểu cho range điểm hay dùng khái niệm “chất lượng” “standard”. Ghi dài dòng luyên thuyên thêm một đoạn chỉ để muốn nói rằng ngoài lỗi tư duy thì ngôn ngữ cũng làm chúng ta lầm lạc trong việc nhận diện vấn đề

Tuy nhiên, vẫn có “tốt”. Để đòi hỏi một cá nhân làm – execute một thứ “chất lượng cao” – “high standard” thì nhiều khi đó là một sự đòi hỏi quá khắt khe và vô lý.

Nên sau khi đi một vòng luận điểm về chữ “tốt” thì tôi sẽ tạm coi chữ “tốt” này có nghĩa là “có ý niệm tốt”, “có lòng”, có thành ý”. Đôi khi ngu dại kỹ thuật kém nhưng “có lòng” là cũng đủ tốt.

Tuy nhiên đa phần mọi người dùng chữ “làm tốt” thì họ thường trông mong một hành động “NHÌN CÓ VẺ TỐT” và đem lại kết quả “CÓ VẺ TỐT”. Còn tấm lòng, tâm ý thì không quan trọng.

Ghi hoa nhìn có vẻ tốt và có vẻ tốt vì đôi khi nhìn nó leng keng lấp lánh tốt đẹp bề ngoài nhưng bên trong thì thối rữa mục nát xấu hoắc. Who knows?

Mà đa phần với chúng ta, và nếu đủ xui xẻo mắc cái tật vô ơn thì khả năng cảm nhận “ý tốt” “thành ý” “tấm lòng” là việc khó. Nhóm vô ơn thì thường đánh giá bằng kết quả out come là chính, ý niệm đằng sau chỉ là phụ.

Với thêm phần là không phải chuyện của chúng ta thì chúng ta đánh giá chuyện người rất ơ hờ và thiếu thiện chí. Việc cảm nhận tấm lòng của một người gần như là thiếu vắng.

Đoạn này là tạm định nghĩa một cách hơi ép buộc khái niệm “tốt”. Và phải ghi thêm vì bản chất ơ hờ và vô ơn của chúng ta.

Cuối cùng thì sau khi có mấy đoạn khá dài dòng thì việc trả lời câu hỏi trên sẽ là các câu hỏi sau đây:

1 . Người hỏi hiểu chữ tốt ở tầng nào, mặt nào?

2 . Tốt – xấu với người nhà – người ngoài được đặt trong ngữ cảnh nào?

3 . Người thực hiện việc tốt – xấu đó làm với tâm thế nào – cách thức nào?

4 . Người thực hiện việc tốt đó với người ngoài là vì lợi ẩn của người thực hiện hay chỉ đơn thuần là có ý niệm tốt.

5 . Hành động không tốt với người nhà có thực sự là không tốt (có ý niệm xấu) hay đơn giản là người hành động dùng cách thức – kỹ thuật cao mà chúng ta với tầm nhìn thấp hơn – đưa đánh giá nhận định là xấu dở. Ví dụ như người nhà cờ bạc nợ nần ta không giúp vì ta muốn họ trải nghiệm khổ cùng cực rồi mới giúp nhưng người ngoài thì ta lại giúp vì trong thời khắc (bối cảnh – tình huống đó) thì sẽ là lợi cho ta và họ rất nhiều phần.

6

7

8….

Giông dài thế vì mỗi cá nhân sẽ có một khung nhận diện – nhận thức “tốt” khác nhau, nhưng đối với cá nhân tôi thì tôi chỉ cần biết một factor đơn giản để đánh giá một hành động là tốt hay xấu với tôi:

Đó là ý niệm – tấm lòng – thành ý. Với cá nhân tôi thì một người làm sự gì là “tốt” thì tấm lòng của họ khi làm thì họ muốn sự tốt với đối tượng. Còn lòng vị kỷ nghĩ tới bản thân cũng không sao, người chứ có phải thánh đâu, nhưng ít nhất thì phải có thành ý – tâm hướng về sự tốt lên của đối tượng. Chỉ cần “có tâm tốt” dù ít thì đó là “tốt”. Tích đủ tốt lâu thì từ từ kỹ thuật cách thức sẽ được cải thiện.

Giống như bạn là mẹ bạn muốn nấu ăn ngon cho con. Bạn chỉ cần có tâm cầu mãnh liệt vì con thì tự dưng lâu ngày bạn sẽ đi từ zero to hero.

À, vụ làm mẹ sinh trí tuệ cũng hay. Hôm nào có hứng chém. Nếu chỉ sử dụng định nghĩa tốt đơn giản này để trả lời câu hỏi ban đầu thì người làm đó không làm điều tốt. Họ chỉ đơn giản “đầu tư” với người ngoài vì người ngoài có lợi và “không đầu tư” với người nhà vì người nhà không có lợi. Vậy thôi. Hehe.

Đừng chỉ chú trọng tới bề nổi, hãy thử cảm nhận bề chìm và hậu cảnh phía sau, nếu bạn nhìn được thì mọi thứ sẽ đơn giản – hay – phức tạp hơn bạn tưởng nhiều.

Chúc các feng một ngày làm được nhiều điều “tốt”. Hehehe. Post đọc xong ong cả não.

Bài ViếtLiên Quan

VẤN ĐỀ BẠN NGHĨ MÌNH ĐANG GẶP PHẢI THỰC RA KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ THỰC SỰ

CÓ NÊN HẠN CHẾ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN ĐỂ THÚC ĐẨY MỘT XÃ HỘI TOÀN DIỆN HƠN KHÔNG?

BẠN CÓ ĐANG LÀ NÔ LỆ CHO CÁI TÔI CỦA CHÍNH MÌNH?

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ NÓI GÌ VỀ VIỆC CỐ GẮNG TRỞ NÊN TỐT HƠN MỖI NGÀY

ShareTweetShareShare
Đọc Tiếp
SURVIVAL BIAS – THIÊN KIẾN (THÀNH KIẾN) KẺ SỐNG SÓT.

SURVIVAL BIAS - THIÊN KIẾN (THÀNH KIẾN) KẺ SỐNG SÓT.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi Ý

Các Bạn Muốn Trở Nên Cứng Cáp

Các Bạn Muốn Trở Nên Cứng Cáp

3 năm ago
CHỮA LÀNH THỰC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH ĐỚN ĐAU

CHỮA LÀNH THỰC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH ĐỚN ĐAU

12 tháng ago
VÀI Ý NOTE CHƠI

VÀI Ý NOTE CHƠI

1 năm ago
Ý Nghĩa Tâm Lý Học Trong Kinh Thánh 1: Giới Thiệu Về Ý Tưởng Đấng Toàn Năng

Ý Nghĩa Tâm Lý Học Trong Kinh Thánh 1: Giới Thiệu Về Ý Tưởng Đấng Toàn Năng

3 năm ago
Feeling Good

Feeling Good

3 năm ago

Bài Viết Hay Nhất

  • Dopamine Detox

    Dopamine Detox

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Carl Jung Và Shadow: Phần Sức Mạnh Bị Ẩn Giấu Của Mặt Tối Chúng Ta

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • VÌ SAO TÔN NGỘ KHÔNG ĐẠI NÁO THIÊN CUNG NHƯNG LUÔN PHẢI NHỜ VIỆN TRỢ KHI THỈNH KINH?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • KHI BẠN THỰC SỰ MONG MUỐN MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ, VŨ TRỤ NÀY CŨNG ĐẾCH QUAN TÂM ĐÂU

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Carl Jung – Phức Cảm Tự Ti Và Một Bản Thân Hoàn Hảo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Sứ Mệnh

Nơi đem lại những bài viết mang lại giá trị nhất giúp phát triển bản thân một cách đúng "đắng".

Thông Tin

  • Chính sách bảo mật
  • Liên Hệ
  • Liên Hệ
  • Chính sách bảo mật

© 2022 Khắc Kỷ Hiện Đại - Đồng Thinh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu.

Không tìm thấy bài viết thích hợp
Xem tất cả kết quả
  • Trang Chủ
  • Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
  • Tự Do Tài Chính
  • Phát Triển Bản Thân
  • Giá Trị Vĩnh Cửu
  • Red Pill Việt Nam
  • Triết Học
  • Quà Tặng Cuộc Sống

© 2022 Khắc Kỷ Hiện Đại - Đồng Thinh Tương Ứng, Đồng Khí Tương Cầu.