Những gì sau đây chính là phần tóm tắt về cuốn sách tuyệt vời của David Reynolds mang tên Contructive Living, mà sẽ thu hút được sự quan tâm của bất kỳ ai đang cố gắng tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc đời mình.
Hầu hết chúng ta muốn thay đổi. Cho dù điều đó đòi hỏi phải trở thành 1 cá nhân tự tin hơn, thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt, hay dành nhiều thời gian hơn để phấn đấu tới những mục tiêu dài hạn, không có giới hạn nào về những phương hướng ta có thể cải thiện. Như đã nói, việc thay đổi bản thân để tốt hơn đang ngày càng trở nên khó khăn. Tại sao lại như vậy?
Trong khi tình cảnh của mỗi người là độc nhất, David Reynolds trong cuốn sách tuyệt vời tên Constructive Living đã lập luận rằng điều cản trở con người rất thường xuyên đó là niềm tin rằng trước khi họ có thể bắt đầu thực hiện những hành động tạo ra thay đổi tích cực, họ phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của mình. Nói cách khác, nhiều người tin rằng “có được tâm trí đúng đắn” chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, theo như Reynolds, cách tiếp cận này có phần ngược bởi có được tâm trí đúng đắn thường là sản phẩm phụ của một sự thay đổi trong hành vi, không phải là một thứ có thể đứng trước nó. Như Reynolds giải thích:
“Bạn không thấy rằng cảm giác tự tin đến sau khi bạn đã thành công tại một nhiệm vụ hay một công việc chứ không phải trước đó? Vậy tại sao rất nhiều phương pháp tiếp cận cuộc đời và liệu pháp hiện nay nhằm vào mục đích sản sinh sự tự tin trước hết để khách hàng có thể thành công trong một điều gì đó? Họ làm ngược lại nó… Hướng tới một cuộc đời liên miên hạnh phúc, không âu lo và bạn sẽ không đạt được điều đó. Tập trung sự chú ý vào cảm xúc càng nhiều và bạn sẽ kết thúc trong đau khổ. Nghĩ về những người bạn biết có cuộc sống mãn nguyện, đáng ghen tỵ nhất. Liệu họ có tư lự về những cảm xúc cả ngày? Tôi đoán là họ không. Giờ hãy xem xét những người bạn biết có vẻ đau khổ nhất. Liệu họ có dành khoảng thời gian dài chăm chú vào cảm xúc của mình? Tôi đoán họ có đấy.” (David Reynolds, Constructive Living)
Thay vì tập trung sửa chữa những cảm xúc tiêu cực, Reynolds đề xuất lời khuyên sau:
“…Từ bỏ nhiệm vụ phù du đó là làm việc cho bản thân và sắp xếp lại cuộc sống để hoàn thành những gì…cần phải làm. Nói cách khác, chúng tôi khuyên bạn tập trung nhiều hơn vào hành vi có mục đích. Hãy để cảm xúc tự lo liệu chính nó. Thứ tôi nghĩ bạn sẽ tìm thấy đó là khi bạn làm tốt những việc cần làm trong cuộc sống, cảm xúc không còn mang đến cho bạn những rắc rối như vậy nữa. Và ngay cả khi cảm xúc của bạn trở nên rối bời, khi bạn đang tham gia vào hoạt động mang tính xây dựng, nó sẽ không can hệ. Cảm xúc không tồn tại trong một buổi biểu diễn trọn vẹn.” (David Reynolds, Constructive Living)
Đây là lời khuyên khôn ngoan bởi những vấn đề cảm xúc bắt nguồn từ hành động của ta rất thường xuyên, hay nói thông thường hơn là do ta không hành động. Quá nhiều người lãng phí thời gian vào những thú vui tầm thường và trì hoãn những nhiệm vụ mà sẽ cải thiện cuộc sống họ đáng kể. Thông thường ta có thể loại bỏ những lo lắng, căng thẳng, và lo âu đơn giản bằng cách thực hiện những điều cần làm, mặc cho trạng thái cảm xúc như nào.
Trong nhiều trường hợp, ta tránh những hành động nhất định quá lâu đến nỗi ta hình thành nỗi ám ảnh và sợ hãi về chúng, những thứ này đóng vai trò như trở ngại bên trong thâm tâm. Tuy nhiên, cách tiếp cận được Reynolds ủng hộ đặc biệt hữu ích trong những trường hợp này như nghiên cứu tâm lý học hiện đại đã khẳng định chắc nịch rằng cách hiệu quả nhất để điều trị một chứng ám ảnh đó là thông qua việc tiếp xúc, đơn giản là làm những gì bạn sợ. Bạn không thể nghĩ cách tránh khỏi nỗi sợ, cũng như nỗi sợ của bạn sẽ không tự nó biến mất nếu bạn phớt lờ chúng. Vậy nên lần nữa, giải pháp cho nỗi sợ không phải “có được tâm trí đúng đắn” nhiều lắm, mà là hành động. Ralph Waldo Emerson đã đi trước thời đại khi nhận ra điều này:
“Làm những gì bạn sợ và chắc chắn cái chết của nỗi sợ sẽ đến.” (Ralph Waldo Emerson)
Sau cùng vấn đề rốt cuộc như này – bạn có thể sống cuộc đời đợi chờ các vì sao sắp xếp và các vấn đề cảm xúc của bạn sẽ tan biến một cách thần kỳ trước khi bạn bắt đầu thực hiện những hành động thay đổi cuộc đời mình. Hoặc bạn có thể nhận ra rằng cuộc sống ngắn ngủi, bạn sớm thôi sẽ chết, vì vậy bạn cũng có thể mạo hiểm và xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hành động ngay cả khi bạn sợ hãi, lo lắng hay tự ti về khả năng của mình. Lần tới khi bạn nhận thấy mình ngẫm nghĩ về những phiền muộn, hay cảm thấy lo âu hoặc căng thẳng, chỉ cần tự hỏi bản thân mình “cần phải làm gì” và ngay sau đó thực hiện hành động phù hợp. Nếu con người có thể vun trồng thói quen này như một phản ứng cho những rắc rối cảm xúc của họ, họ sẽ sớm nhận ra rằng những vấn đề cảm xúc của họ ít gây ảnh hưởng hơn.
Những ai hứng thú với việc tìm hiểu nhiều hơn về cách tiếp cận này để đem lại thay đổi tích cực sẽ thấy cuốn Constructive Living của David Reynolds có giá trị tuyệt vời.