“Nếu con người ko sở hữu một nhận thức vĩnh hằng, nếu nền tảng của mọi thứ chỉ là một sức mạnh hoang dại, náo động quằn quại trong cái say mê đen tối tạo ra mọi thứ, có thể quan trọng hoặc tầm thường, nếu một sự trống rỗng bao la, chưa bao giờ khuây khỏa ẩn giấu đằng sau mọi thứ, vậy cuộc sống sẽ là gì ngoài sự tuyệt vọng?” (Fear and Trembling)
Như đã phác thảo ở Video trước, Kierkegaard thừa nhận con người là một sự tổng hợp những yếu tố đối nghịch, bao gồm “cái vô hạn và hữu hạn, cái tạm bợ và vĩnh cửu, cái tự do và tất yếu”. Nhiệm vụ trước mắt của mỗi cá nhân chính là liên kết phù hợp các yếu tố đối nghịch này theo một hướng có lợi cho sự tồn tại chân chính. Người đạt được nhiệm vụ vĩ đại nhất này sẽ có được cá tính (selfhood). Người thất bại sẽ sống trong trạng thái tuyệt vọng, bị ảnh hưởng bởi “căn bệnh tinh thần”, và thiếu đi bản ngã.”
Trong các tác phẩm của mình, Kierkegaard đã tìm hiểu vô vàn quan điểm sống hay “phạm vi tồn tại” khác nhau, và tính thích hợp của chúng trong việc loại bỏ tuyệt vọng. Trong Video này chúng ta sẽ tổng hợp những quan điểm sống này.
“Mỗi con người” Kierkegaard sử dụng 1 trong những bút danh của mình, mang tên Judge William, nói rằng, “…có một nhu cầu hình thành quan điểm sống bẩm sinh, một quan niệm về ý nghĩa cuộc đời và mục đích của nó.”
Trong khi tất cả mọi người đều có một quan điểm sống: một ý tưởng về điều gì là tốt và cách sống, nhưng ko phải ai cũng chủ ý hình thành một quan điểm cho bản thân mình.
Thay vào đó, hầu hết đều sống như những kẻ tầm thường, phàm phu tục tử, thích ứng một cách bị động với các giá trị, kỳ vọng, và kiểu hành vi quen thuộc với nền văn hóa được xã hội chấp nhận. Thay vì hướng vào bên trong và suy nghĩ thấu đáo về ý nghĩa và mục đích của sự sống, ánh nhìn của kẻ tầm thường mãi mãi hướng ra bên ngoài, suy nghĩ, hành vi, và toàn bộ cuộc đời của họ trên thực tế, chỉ là một sự bắt chước những gì họ thấy người khác làm:
“Giống như một người mẹ nhắc nhở đứa con chuẩn bị dự một bữa tiệc, “Khi đó, hãy để ý tới cách xử sự của con và quan sát những đứa trẻ lễ độ khác và hành xử y như chúng”, nhờ đó, đứa nhóc cũng có thể dựa vào và hành xử theo như những gì nó quan sát được. Nó sẽ ko bao giờ làm trước điều gì và sẽ ko bao giờ có bất kỳ ý kiến nào trừ khi nó biết trước những người khác cũng có ý kiến đó…nó sẽ giống như một con rối rất hay bắt chước một cách gian trá mọi biểu lộ của con người…” (Concluding Unscientific Postscript)
Thiếu nhận thức về bản thân với tư cách là một cá nhân của kẻ tầm thường khiến cho anh ta giống như một bầy đàn động vật. Bất kể người ta nghĩ gì về kẻ tầm thường đi nữa, theo như Kierkegaard, có một điều chắc chắn – đó là anh ta ko có bản ngã, và theo đó thất bại với tư cách là một con người.
Nhưng ko phải ai cũng sống và chết như kẻ tầm thường. Đôi khi một người sẽ nhận thức về bản thân với tư cách là một cá nhân, tách khỏi tính đồng nhất và trật tự xã hội mà anh ta đang vướng phải.
Một sự tỉnh thức như vậy thường đi cùng với niềm tin rằng mối quan hệ bó buộc anh ta với xã hội trên thực tế là những xiềng xích, cực kỳ thô bạo và hạn chế. Tách mình ra khỏi những bó buộc với xã hội, anh ta bị cám dỗ bởi những lựa chọn thay thế khác nhau hiện hữu trước mắt mình, và theo đó là cực kỳ ý thức về triển vọng. TIếp cận cuộc đời như là một mảnh đất màu mỡ để có thể tiến hành vô vàn thử nghiệm cuộc đời, một cá nhân như vậy sẽ tiến vào “phạm vi tồn tại” đầu tiên của Kierkegaard, quan điểm sống của chủ nghĩa thẩm mỹ.
Thử nghiệm với những mặt nạ (Persona), sự nghiệp, mối quan hệ, và sở thích khác nhau, kẻ thẩm mỹ ko dựa vào điều gì, ko đưa ra lựa chọn lâu dài và từ chối toàn tâm toàn ý cho bất kỳ điều gì. Anh ta hoàn toàn tránh né những mối quan hệ; bởi vì điều đó sẽ rút ngắn sự tự do, khả năng từ bỏ những thử nghiệm cuộc đời hiện tại và theo đuổi những thứ khác là điều lôi kéo anh ta trong thời điểm này.
“Con người phải luôn đề phòng chống lại việc ký kết một mối quan hệ cuộc đời mà qua đó, một người có thể trở thành nhiều người. Đó là lý do tại sao ngay cả tình bạn cũng nguy hiểm, hôn nhân thậm chí còn hơn thế. Người ta nói rằng đôi vợ chồng kết hôn sẽ trở thành một, nhưng đó chỉ là một tin đồn cực kỳ khó hiểu và bí ẩn. Khi bạn là một trong số nhiều người, vậy thì bạn đã mất đi tự do; bạn ko thể xách đôi giày bốt đi du lịch bất cứ nơi đâu mình muốn, bạn ko thể đi một cách bâng quơ trên thế giới này.” (Kierkegaard)
Kẻ thẩm mỹ thô tục đặt trọng tâm cuộc đời xoay quanh việc theo đuổi thú vui đê tiện. Tiếp xúc thường xuyên với kiểu thú vui này sẽ nhanh chóng dẫn đến cảm giác chán ngấy, buồn tẻ và vô nghĩa, và do đó nó ko phải một quan điểm cuộc đời đáng để suy xét nhiều, nếu ta bận tâm đến việc trở thành cá nhân.
Kierkegaard quan tâm nhiều hơn tới kẻ thẩm mỹ tao nhã, bậc thầy kiếm tìm niềm vui, hình mẫu của lĩnh vực thẩm mỹ.
Với tư cách là bậc thầy trong “nghệ thuật khoái cảm”, kẻ thẩm mỹ tao nhã liên tục xen kẽ giữa các nguồn khoái trá mới lạ. Dành thời gian quyến rũ người khác chỉ vì mục đích theo đuổi, tận hưởng cái đẹp của âm nhạc, du lịch, trò chuyện tri thức và đồ ăn hảo hạng, kẻ thẩm mỹ tao nhã “đắm mình trong hy vọng cuồng nhiệt về một chuyến đi bất tận từ vì sao này tới vì sao khác.”
Và với tư cách là bậc thầy kiếm tìm niềm vui, anh ta thành công trong việc loại bỏ sự chán chường hiệu quả hơn nhiều so với người anh em thẩm mỹ đê tiện của mình – tuy nhiên, sự trống rỗng vẫn ẩn sâu bên dưới sự sống của anh. Những thú vui mang đến ý nghĩa cho cuộc đời anh chỉ đáng kể vào khoảnh khắc nồng cháy. Trong khoảng thời gian ở giữa niềm vui, anh ta trở nên vô cùng phiền muộn bởi cảm giác hư vô lãnh đạm với bất kỳ hoạt động nào.
“Tôi ko muốn làm bất kỳ điều gì. Tôi ko muốn cưỡi ngựa – phải vận động quá nhiều; tôi ko muốn đi bộ – nó quá mệt mỏi. Tôi ko muốn nằm xuống, bởi vì tôi phải ngồi xuống, và tôi ko muốn làm điều đó, hoặc tôi phải đứng dậy lần nữa, và tôi cũng chẳng muốn làm điều đó. Chung quy lại: Tôi ko muốn làm bất kỳ điều gì. (E/O I,20)”
Chủ nghĩa thẩm mỹ tao nhã, như bao hình thái chủ nghĩa thẩm mỹ khác, đều dẫn tới tuyệt vọng. Judge William khuyên nhủ kẻ thẩm mỹ nhận thấy sự trống rỗng trong quan điểm sống để anh ta thay đổi hướng đi của mình.
“Có vẻ như mọi góc quan thẩm mỹ về cuộc đời đều là tuyệt vọng, và những ai sống một cách thẩm mỹ đều trong cơn tuyệt vọng, cho dù họ biết điều đó hay ko. Nhưng khi họ biết (và quả thực ta biết điều đó), một hình thái tồn tại cao cấp hơn là yêu cầu bắt buộc.” (Kierkegaard)
Đối với Judge William, hình thái tồn tại cao cấp hơn chính là sự đắm chìm trong phạm vi đạo đức. Nhận ra “điều thiêng liêng nhất bên trong một con người” chính là “sức mạnh thống nhất của tính cách”, kẻ đạo đức coi nhiệm vụ của mình chính là thực hiện một cá tính nhất quán và liên tục. Anh ta đạt được điều này bằng cách đưa ra những lựa chọn rõ ràng mà anh trung thành theo thời gian.
“Bản thân lựa chọn là điều cần thiết cho sự thỏa nguyện tính cách; thông qua lựa chọn, tính cách tự đắm chìm và trong cái đã chọn, và khi nó ko được lựa chọn, nó sẽ tàn lụi trong sự hao mòn.” (Kierkegaard)
Trong hành trình tìm kiếm một cá tính hợp nhất, kẻ đạo đức, như người tầm thường, hòa mình và gắn bó với trật tự xã hội. Tuy nhiên, thay vì tuân theo một cách mù quáng, kẻ đạo đức tham gia vào cộng đồng của mình với mức độ tự nhận thức cao. Ý thức bản thân là một cá nhân với những tài năng, thiên hướng, và khao khát đặc biệt, anh ta cố gắng hòa mình vào trật tự xã hội theo một cách công bằng với tính cá nhân của mình, ko trở thành một bản ngã độc lập, mà là một bản ngã xã hội, một bản ngã đòi hỏi những người khác để tồn tại:
“Bản ngã với mục tiêu ko chỉ đơn thuần là bản ngã cá nhân, mà là bản ngã xã hội, công dân. Sau đó, anh tự coi bản thân là một nhiệm vụ cho một hoạt động mà rằng thông qua cá tính rõ rệt này, anh giúp 1 tay vào sự vụ cuộc đời.” (Kierkegaard)
Ko như kẻ thẩm mỹ với cuộc đời bị dẫn hướng bởi niềm vui, kẻ đạo đức trung thành với đức hạnh cộng đồng, chuyển hóa các cấu trúc tốt và xấu của xã hội thành một chiếc la bàn dẫn lối hành động của mình. Khác xa với việc tìm kiếm các tiêu chuẩn xã hội và nghĩa vụ mang tính bó hẹp và giới hạn, anh ta sử dụng chúng để khắc tạo tính cách phù hợp cho lợi ích cá nhân cùng với nghĩa vụ xã hội của mình.
“Tôi hy sinh hết mình cho nghề nghiệp, cho vợ con, hay nói chính xác hơn, tôi ko hy sinh bản thân vì họ, mà là tôi tìm thấy niềm vui và thỏa mãn ở đó.” (E/O)
Đạt được địa vị xã hội, của cải và quyền lực, kẻ đạo đức lý tưởng là người có được sự thành công và tôn kính trần thế trong mắt người khác. Nhưng liệu anh ta có trở thành chính mình hay ko lại là câu chuyện khác.
Một vấn đề với quan điểm sống đạo đức chính là những niềm tin và phong tục xã hội đều có khuyết điểm theo cách này hay cách khác, và trong vài trường hợp cực kỳ hủ bại. Cá nhân trong phạm vi đạo đức, sống như thể đạo đức xã hội là điều tuyệt đối, ko có vị thế thuận lợi tốt hơn để đánh giá những thiếu sót của xã hội.
Do đó, anh ta có nguy cơ phải đặt bản thân mình một cách hòa hợp vào xã hội bệnh tật, một tình cảnh ko có lợi cho sự thành công với tư cách là 1 con người. Thêm nữa, ý niệm về bản thân của kẻ đạo đức hoàn toàn phụ thuộc vào những điều hữu hạn và tạm thời, tiêu biểu nhất là cuộc hôn nhân của anh ta:
“Những gì tôi bổ sung cho cô ấy, cô ấy cũng làm cho tôi, và chúng tôi chẳng là gì ngoài chính mình, nhưng chúng tôi là chính mình khi hợp nhất.” (SLW 93).
Tuy nhiên, con người sẽ tàn lụi và những điều trần thế sẽ tan biến, và do đó, bằng cách đặt bản thân mình vào những điều này, bản thân anh ta mãi mãi có nguy cơ bị cuốn trôi theo dòng chảy thời gian. Lo âu chính là người thầy có thể tiết lộ bài học quan trọng nhất:
“Người được giáo dục bởi sự lo âu được giáo dục bởi tiềm năng… Do đó, khi một người như vậy, bước ra khỏi trường phái tiềm năng, và biết rõ tường tận hơn một đứa trẻ hiểu bảng chữ cái, rằng anh ta hoàn toàn ko đòi hỏi gì ở cuộc sống, và rằng nỗi kinh hoàng, suy vong, sẽ ngự trị kề cạnh mỗi con người, và anh đã học được bài giảng hữu ích rằng mỗi cơn kinh hãi mang tính báo hiệu có thể trở thành sự thực trong chốc lát, sau đó anh ta sẽ diễn giải hiện thực một cách khác biệt…” (Kierkegaard)
Một sự tuyệt vọng triệt để sẽ dập tắt kẻ đạo đức, người đã nhận ra giới hạn của phạm vi đạo đức, và bất chấp mọi thành công, tính bất tương thích của nó cho việc đạt được bản ngã. Sự tuyệt vọng mãnh liệt này là một dấu hiệu tích cực, bởi nó là khoảnh khắc khi xung quanh đều là bóng đêm, rằng một cá nhân sẽ túm lấy sự an toàn với niềm đam mê và sức mãnh liệt tới độ sau cùng anh ta tìm được ánh sáng đức tin. “Đối nghịch của tuyệt vọng chính là có được đức tin.”
Trong đức tin, một cá nhân tiến vào phạm vi tôn giáo của Kierkegaard, liên hệ hoàn toàn bản thân với một nguồn siêu việt, anh có được sự tổng hợp đích thực giữa các yếu tố hữu hạn và vô hạn, và theo đó trở thành chính mình:
“Công thức miêu tả trạng thái bản thân khi loại bỏ hoàn toàn cơn tuyệt vọng chính là: trong lúc liên hệ bản thân và sẵn lòng trở thành chính mình, cái bản ngã rõ ràng dựa vào phần sức mạnh tạo lập nên nó.”
Trong phạm vi tôn giáo, có một bước dẫn nhập để tiến triển trước khi có được niềm tin.
Bước đó chính là trở thành hiệp sĩ cam chịu vô tận (Knight of Infinite Resignation) bằng cách từ bỏ mọi thứ trên trần thế, trở nên hoàn toàn cách biệt và xa rời cái hữu hạn.
Từ bỏ thế gian một cách triệt để như vậy thường đi kèm với nỗi đau và thất vọng sâu sắc – Kierkegaard lấy ví dụ của một cá nhân phải lòng một cách điên cuồng và sau đó nhận ra mối tình như vậy là điều bất khả thi, rằng nó “ko thể chuyển từ lý tưởng sang hiện thực.” Với sự nhận thức và nỗi đau khổ đi kèm đó, hiệp sĩ cam chịu vô tận tạo ra một “bước tiến vô hạn”, (movement of infinity), hóa thân tình yêu mãnh liệt dành cho người khác của mình “thành tình yêu với bản chất vĩnh cửu.”
Cắt bỏ mọi “gốc rễ” trước kia bó chặt anh với thế giới. “Anh sống trong cái hữu hạn, nhưng ko có cuộc sống hiện hữu trong đó” – “trở thành một kẻ xa lạ trong thế giới hữu hạn”, thản nhiên trước những mất mát và sầu đau của nó.
Nhưng hiệp sĩ cam chịu vô tận vẫn chưa có được đức tin.
Để chuyển hóa thành hiệp sĩ đức tin (Knight of Faith), anh ta phải có “bước nhảy đôi”: anh phải tạo ra “bước tiến vô hạn”, từ bỏ mọi thứ hữu hạn và trần thế, thế nhưng trong cùng một bước đi đó tạo ra bước đi hữu hạn, nghĩa là, có niềm tin rằng anh sẽ lấy lại được những gì mình đã từ bỏ, tin chắc rằng anh sẽ đạt được hy vọng trần thế cao quý nhất.
Từ góc quan lý trí, niềm tin là điều “lố bịch”. Thế nhưng từ góc quan của hiệp sĩ đức tin, người tin rằng “Nói một cách tâm linh, mọi thứ đều có thể”, đức tin vượt trên lý trí: “điều phi lý ko còn phi lý – đức tin đã chuyển hóa nó.”
Cũng như Abraham, ông tổ của “đức tin”, người sẵn lòng hy sinh đứa con Isaac theo lệnh của Chúa, với niềm tin rằng Chúa sẽ trả Issac lại cho ông trong cuộc sống này, hiệp sĩ đức tin cũng từ bỏ sự hữu hạn, và ngay tức khắc có niềm tin rằng anh ta sẽ lấy lại được tất cả, và trải nghiệm nó “đầy hân hoan hơn lần đầu tiên”.
“Bằng đức tính cam chịu, rằng người thanh niên trẻ giàu có nên cho đi mọi thứ, nhưng nếu anh ta đã làm vậy, hiệp sĩ đức tin sẽ nói với anh ta rằng: Thông qua đức tính lố bịch, anh sẽ nhận lại từng xu một – tin đi!” (Kierkegaard)
Mặc dù ông tuyên bố trong cuốn Fear and Trembling rằng mình chưa bao giờ tìm thấy một “ví dụ đáng tin duy nhất” về hiệp sĩ đức tin, Kierkegaard có mường tượng về cảm giác gặp gỡ một người khó hiểu như vậy sẽ ra sao.
“Anh ta đây rồi. Tôi được làm quen, giới thiệu với anh ta. Ngay lần đầu tiên nhìn vào anh ta, tôi tức thì nhận thấy anh ta khác biệt; Tôi bật về sau, vỗ tay, và thầm thì trong đầu, “Lạy Chúa, có phải người này, phải thật là người này ko – anh ta nhìn giống một người thu thuế!” Nhưng đây đích thực là người đó.” (Kierkegaard)
Bởi vì anh ta đã quay trở lại thế giới hữu hạn chỉ sau khi từ bỏ nó, bây giờ liên hệ thế giới trong và qua mối quan hệ với Sự Tuyệt Đối (Absolute), hay Chúa, ở bên ngoài, hiệp sĩ đức tin trông giống một cá nhân bình thường tẻ nhạt, thậm chí trông, như Kierkegaard chú giải, giống một người phàm phu tục tử, tầm thường.
Nhìn vào bên ngoài, “sẽ thật bất khả thi để phân biệt anh ta với phần còn lại của đám đông”, thế nhưng nhìn vào bên trong “người đàn ông này đã tạo ra và ở mọi lúc tiến tới bước đi vô hạn.” Đặt bản thân mình vào sự siêu việt, anh ta có được mối quan hệ lý tưởng của cái vô hạn và hữu hạn: “có sự duy trì đồng thời của 1 mối quan hệ tuyệt đối với cái tuyệt đối, và 1 mối quan hệ cân xứng với cái cân xứng.” Sống trong thế giới này, nhưng ko thuộc về thế giới này, và do đó ko lệ thuộc vào nó, anh ta có thể tận hưởng nhiều điều và mối quan hệ hữu hạn mà ko bóp nghẹt nó bằng nỗi lo âu tuyệt vọng:
“…nếm trải cái hữu hạn cũng tốt cho anh y như một người chưa bao giờ biết điều gì cao quý, bởi vì sự hữu hạn còn sót lại của anh sẽ ko để lại dấu tích của một lề thói sợ sệt, lo lắng, và sự an toàn mà anh có này khiến anh hoàn toàn thích thú với nó như thể cái hữu hạn là điều chắc cú nhất…Anh cam chịu mọi thứ một cách vô hạn, và sau đó anh túm lấy mọi thứ bằng đức tính lố bịch. Anh ta liên tục tạo ra bước đi vô hạn, nhưng anh làm nó với một sự chuẩn xác và đảm bảo anh ta sẽ liên tục tránh khỏi tính hữu hạn, và chẳng có ai nghi ngờ điều gì khác.” (Fear and Trembling)
Còn về tuyên bố cho rằng hiệp sĩ đức tin có thể là một sự lừa dối, bởi ko có bằng chứng cho thấy Chúa hay Sự Tuyệt Đối tồn tại, Kierkegaard sẵn sàng đồng tình:
“Tôi suy nghiệm về trật tự của tự nhiên với hy vọng tìm được Chúa, và tôi thấy sự toàn năng và minh triết; nhưng tôi cũng thấy nhiều điều khác làm phiền nhiễu tâm trí và khích lên cơn lo âu. Nói tóm lại, điều này là một sự bất định khách quan.” (Kierkegaard)
Sự tồn tại của Tuyệt Đối hay Chúa ko bao giờ có thể “biết đến” một cách rõ ràng, bởi nó là một “sự bất định khách quan”, ko thể tiếp cận bằng cách theo đuổi tri thức. Sống với niềm tin do đó là một rủi ro lớn, bởi con người sẽ luôn có nguy cơ bị dối lừa:
“Thiếu đi rủi ro, đức tin sẽ ko tồn tại. Nói chính xác, đức tin là sự mâu thuẫn giữa đam mê vô tận của nội tâm cá nhân và sự bất định khách quan. Nếu tôi có thể hiểu được tính khách quan của Chúa, tôi sẽ ko tin. Nếu tôi muốn giữ mình tin tưởng, tôi phải liên tục có ý định bám chặt lấy sự bất định khách quan, để tiếp tục ở ngoài nơi sâu thẳm, hơn 70 sải nước, vẫn giữ lấy niềm tin của mình.” (Kierkegaard)
Bởi niềm tin đòi hỏi mối quan hệ bên trong với Thần Thánh (Divine), nên nó chỉ có thể tồn tại một cách tôn giáo dưới dạng “một cá nhân riêng rẽ”. “Mỗi lời gọi từ Chúa luôn luôn nhắm đến 1 người, một cá nhân riêng lẻ. Chính điều này trải ra những khó khăn và thử thách, rằng một người được kêu gọi phải đứng đơn độc, bước đi một mình, một mình với Chúa.” (JP, I, p. 100).”
Cá nhân bước đi một mình với Chúa chính là người đã trở thành chính mình, thành tựu đó chính là nhiệm vụ vĩ đại nhất, “nhu cầu vĩnh cửu đối với anh ta”. Anh đã loại bỏ sự tuyệt vọng khỏi vực thẳm trong con người mình, và trở thành cá nhân nhận thức đủ đầy và tự do. Vì lý do này, anh đã thành công với tư cách là một con người.
Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, và cuộc đời mỗi con người đến hồi kết, “cái vĩnh cửu sẽ đòi hỏi người đó phải sống như một cá nhân.” Điều này chỉ có thể thực thi nhờ vào đức tin, bằng cách liên hệ bản thân một cách vô điều kiện và đam mê với Sự Tuyệt Đối:
“Cho dù bạn là đàn ông hay phụ nữ, giàu hay nghèo, lệ thuộc hay tự do, hạnh phúc hay bất hạnh; cho dù bạn mang trong mình sự cao thượng, ánh lộng lẫy của mũ miện hay sự khiêm tốn che khuất chỉ trong công việc mệt nhọc và nóng nực của ban ngày; liệu tên của bạn có được ghi nhớ chừng nào thế giới còn tồn tại… hoặc bạn ko có tên tuổi và vận hành một cách ko tên tuổi cùng với vô vàn đám đông vô danh khác…sự vĩnh cửu hỏi bạn và mỗi người trong số hàng triệu hàng triệu người này, chỉ một điều thôi: liệu bạn đã sống trong tuyệt vọng hay chưa…Nếu khi đó, nếu bạn đã sống trong tuyệt vọng, vậy thì dù bạn thắng hay thua, với bạn mọi thứ đều đã mất…” (Sickness Unto Death)