Đứng núI này trông núI nọ,
NgườI nào luôn thường trực trong tình trạng ‘đứng núI này, trông núI nọ’, thì nỗI bất hạnh cũng luôn có mặt trong tâm họ.
Họ khó hạnh phúc, vì họ luôn đặt hạnh phúc ở chỗ khác, ở cáI núI đằng kia, thay vì đặt hạnh phúc ngay nơI họ đang đứng.
Nên bình tâm quan sát, họ lạI là ngườI đáng thương, hơn đáng trách.
Thương là vì họ tự hão huyền chính mình quá sâu,
NgườI vô tri không biết gì mà ảo tưởng thì không nóI làm gì, nhưng đáng tiếc là nó lạI xảy ra rất nặng ở những ngườI càng cố học cao, càng cố hiểu biết nhiều, và đang có nhiều sự lựa chọn.
ThờI đạI này ngoàI các khủng hoảng khác, thì cáI khủng hoảng ‘thừa’ là cáI anh em cần lưu tâm,
‘lẽ ra’ mình như thế này, thì phảI có chỗ làm tốt hơn, phảI gặp ngườI tốt hơn, và phảI được nhiều cáI hơn chứ.
Chính cáI ‘lẽ ra’ đó, chính là nguồn cơn cho hàng loạt vấn đề ngay sau đó,
Cả một anh học đến tiến sĩ, vẫn thấy bất hạnh như thường, vì anh nghĩ, ‘lẽ ra’ mình phảI làm những chuyện to tát chứ, tạI sao bây giờ mình lạI kẹt ở những việc làm không đủ tầm như thế này.
RồI câu chuyện lập nghiệp lạI ở mỹ, đI tìm giấc mơ mỹ, rồI rất nhiều anh chị em làm trưởng phòng, giám đốc, chủ doanh nghiệp ở vn, giờ qua đây, phảI bắt đầu lạI từ những công việc lương cơ bản của công nhân, thân tâm thấy ức chế vô cùng, ‘lẽ ra’ mình phảI làm những việc cao cấp hơn thế này chứ.
ĐờI mà anh em,
Nếu nó đúng ý của anh em thì đờI hết thú vị rồI,
TôI từng biên một bàI, nếu anh em không thể hạnh phúc ngay bây giờ thì sẽ không bao giờ xảy ra. BàI này là một diễn giảI thêm cho cáI câu đấy.
Nếu tâm anh em không đặt ngay cáI trước mắt thì anh em luôn sống trong vọng tưởng hết.
Việc anh em đặt mục tiêu để tốt hơn và có lợI hơn cho tất cả, nó khác rất nhiều vớI ‘đứng núI này trông núI nọ’,
Vợ chồng cũng thế, chỉ cần một trong hai, mà đặt tâm ở ngườI thứ 3 ngoàI gia đình đó, thì nỗI bất hạnh sẽ có mặt, vì tâm họ không còn ở gia đình đó nữa.
Nhiều lúc anh em trông núI nọ, cũng là một cách trốn tránh thực tạI, mà tôI hay nóI vui là ‘trốn đờI’.
ĐIển hình một cáI, như ai mà đang có trục trặc trong công việc hiện tạI hay bế tắc trong sự nghiệp thì thường có top 3 suy nghĩ này hiện ra:
– tìm đường đI học lên, thạc sĩ hay chuyên viên gì đấy. Học đến mức không muốn đI làm nữa.
– tính đường khởI nghiệp. Phi thương bất phu rồI phi đâu mất tiêu luôn.
– và … ‘quay về bên trong’, rồI trốn luôn bên ngoàI.
Khá đông trường hợp, quyết định theo con đường tâm linh để ‘trốn đờI’,
Mà trốn làm sao được, đờI sẽ kéo anh em vào lạI, chừng nào anh em tỉnh táo hơn thì nó tha cho anh em tý.
Nên có mấy anh em bên team-tu-tập hỏI tôI,
“sao mình càng tu mà càng khổ vậy?”
Nếu tu, để đI tìm kiếm cáI gì đó mớI, để trở thành gì đó đặc biệt thì sẽ càng khổ. Vì đó là vọng tưởng, càng tu thêm, là càng vọng trong vọng.
Tu chân chính là không-còn-đI-tìm-kiếm gì nữa,
Tu là bớt đI, chứ không phảI thêm vào,
Bớt gì?
Bớt ảo,
NgườI ta còn muốn làm thánh, vì ngườI ta thấy làm phàm sao bình thường quá.
CáI nỗI sợ, không muốn mình là phàm, làm anh em càng lạc lốI hơn, càng tự ảo mình nặng hơn.
NgườI có ý niệm ‘thoát ra’ thì lạI càng dính chặt, cáI chấp niệm đó vi tế lắm rồI kéo anh em đI rất xa. Nên hỏI sao càng thấy khổ, càng thấy chán đờI, lạc rồI.
Có vàI chị em hỏI tôI, chuyện nhà chị rốI lắm rồI, chồng chị quấy lắm rồI, chị không thể sống chung nữa, thì nên làm gì? Ở lạI hay chia tay?
Ở lạI hay chia tay, nó không quan trọng bằng việc, chúng ta sẽ ở lạI hay chia tay vớI tâm gì. Nếu ở lạI bức bốI thì không nên ở lạI, hoặc chia tay quá nhiều bất lợI cho tất cả, cho các con thì đừng chia tay. Có thể nó chưa phảI lúc. CáI cốt lõI là mình làm vớI cáI tâm gì.
Chuyện núI này trông núI nọ, có vàI ngườI anh em quen của tôI, có doanh nghiệp, ổng bảo, làm ăn mà không trông núI nọ thì sao tiến lên, phảI làm sao ra những cáI mớI cho thị trường chứ,
TôI mớI bảo,
Thật ra thì anh nên tự hỏI lạI,
Sự mở rộng đó có lợI cho xã hộI hay không,
Hay là tạo thêm ‘gánh nặng’ cho xã hộI nữa.
Vì đôI lúc ngườI ta nhân danh sự phát triển để che giấu rất nhiều cáI lòng tham ở đằng sau.
Cheers
Bác 7b
——
Hình của tomas sanchez
An Quỳnh: Khoái chính mềnh bởi từ nhỏ tuy học hành tàm tạm mặt có lúc cũng vênh vênh nhưng luôn nghĩ mình ở xừ dưới đáy ; sướng nhất vì ai cũng hơn mềnh khỏi phải lo cho ai – là sẵn lòng chịu khổ nhất để đừng ai khổ hơn ( là gia đình thoai ).
Giờ được xíu gì cũng hân hoan nên ít bị nghĩ ” lẽ ra ” .
Hạnh phúc cũng không khó lắm nếu như ta AQ chút.
Thinh Ly: Con người sẽ luôn phát triển, tiến về phía trước. Nhưng phát triển với cái tâm “ĐỦ” hay “THIẾU”, là “AN NHIÊN” hay “BẤT AN” là tuỳ thuộc vào nhận thức của bản thân ta. Làm người trước, làm việc sau. Nền móng nội tâm đủ vững chắc thì mới có thể phát triển lâu bền. Không cầu một người bản lĩnh phi thường, chỉ cầu một người có trái tim phi thường.
Trần Huyền: Không có ai sinh ra mà hạnh phúc ngay từ đầu. Hạnh phúc cũng không phải từ một người mà do ta vun vén xây đắp . Trong tình yêu cũng vậy K thể một người đơn phương mà có thể gọi đó là tình yêu . Trong một gia đình cũng vậy một người xây mà không cùng cố gắng xây dựng từ cả hai thì làm sao có thể gọi đó là gia đình
Võ Đình Khang: Làn ranh phân biệt giữa “ đứng núi này trông núi nọ” và “ tự tạo áp lực “ để tạo áp lực mục tiêu phát triển cho bản thân thật mong manh. Cuộc sống không áp lực thì nó cũng thật vô vị. Và chắc chắn rằng đã là cuộc sống thì chắn chắn sẽ áp lực.
Ngoc Chau Nguyen: Đọc được ở đâu đó “Có hai cách để hạnh phúc. Một là dùng tiền mua những thứ có thể khiến bạn hạnh phúc. Hai là dùng tri thức để biết hạnh phúc với những gì mình đang có.”
Hà Vũ
“ Sự mở rộng đó có lợi cho xã hội hay không, hay là tạo thêm gánh nặng cho xã hội nữa… Đôi lúc, người ta nhân danh sự phát triển để che giấu rất nhiều cái lòng tham ở đằng sau”
Cháu cũng phần nào thấu được điều này khi đọc cuốn muôn kiếp nhân sinh!
Tiểuu Vũ
Tôi luôn cảm giác cuộc đời này mình mới chỉ ở chân núi trong mọi cuộc hành trình, mà vì ở chân núi còn thấp lắm nên cứ cắm cúi mà đi thôi..
Toan Huu
Bài viết quá hay; gần gũi , thực tế. Thích anh ở chỗ luôn tìm giải thoát bằng con đường hướng nội, đúng đạo pháp Phật giáo. Giải quyết hoàn cảnh bằng cái Tâm nào! Và, như góc nhìn của tấm hình: ngọn núi nhỏ hơn cả vòm cây.