Tôi có thói quen, ai gửi kết bạn thì tôi hay vào phây người đấy xem loanh quanh thế nào, coi họ hay up gì. Hôm qua thì tôi vô tình đọc được đoạn tút này từ một người bạn mới, thấy thú vị nên xin share lại nguyên văn:
—–
“Dạ” đơn giản và nhẹ nhàng.
“Dạ” là căn nguyên của người tử tế, là giá trị vô tận của người mang nó.
“Dạ” không làm cho người nói nhỏ đi và cũng không làm cho người nghe lớn hơn.
“Dạ” mềm mại và tinh tế, thanh tao và quý phái nhưng nhiều người đã lãng quên.
Chợt nhận ra một điều, ngày nay, “dạ” trở nên hiếm hoi trong hỏi và trả lời, chỉ còn vài người may mắn còn sở hữu.
…”
một góc nhìn khá sâu sắc về chữ ‘Dạ’…
Về cá nhân tôi, đặc biệt ở ngoài đời, tôi luôn có thiện cảm với bất kỳ ai hay dùng từ ‘Dạ’ hay ‘vâng’ rõ ràng trong giao tiếp. Còn ai không dạ thì tôi cũng chẳng có vấn đề gì, vì mỗi người mỗi cách sống.
Nếu chữ “dạ” là căn nguyên của người tử tế,
thì với tôi, chữ “đéo” lại là căn nguyên của người vượt trên cả sự tử tế.
Để nói chữ ‘đéo’ không dễ như mọi người nghĩ đâu. Nhiều người rất nhầm lẫn, chữ ‘đéo’ là ngôn ngữ của người vô học, vô văn hóa, không văn minh.
Sự thật, ‘vô văn hóa’ cũng là 1 loại văn hóa, nếu dùng chữ ‘đéo’ đúng lúc, đúng việc, đúng đối tượng thì nó truyền tải một năng lượng cực mạnh và thông điệp cực dứt khoát… để giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Điển hình, lâu lâu cũng có vài em gái hot girl inbox tôi:
“anh ơi, anh làm sugar daddy của em nhé !”
– Oh, đéo em nhé. cám ơn em.”
Tất nhiên, đa phần các em ấy chửi một chập rồi block tôi luôn, hehe, thế là tôi cũng đỡ mắc công giải thích lòng vòng.
Tôi dùng từ ‘đéo’ không phải là không tôn trọng các em, mà là đánh tan ngay những vọng tưởng và năng lượng tiêu cực mà các em đang nuôi dưỡng.
Còn mấy ông tướng hay ga lăng và tử tế với bất kỳ gái nào đến chào đón… thì hay rơi vào câu hỏi mang tính bước ngoặc sau:
“Anh với vợ anh có hạnh phúc không?”
Ông nào ‘tử tế’ lắm thì cũng trả lời được thế này thôi:
“Tụi anh cũng ổn, cũng hạnh phúc, nhưng có nhiều cái cũng chưa hiểu nhau !”
Thế là các em bồi thêm: “thế à, vậy có gì anh cứ tâm sự với em ! hy vọng em có thể hiểu anh ! ”
Dippe, hành trình đi vào lòng đất của anh em bắt đầu từ câu trả lời đấy.
Tôi hay nói tục trên phây, chủ yếu là cho vui thôi, thực tế thì tùy đối tượng. Nếu gặp Bậc trí tuệ thực sự, tôi sẵn sàng quỳ xuống, dạ thưa từng câu. Còn bọn lìu tìu, đạo đức giả, kiến thức chấp vá, thích phô trương thì tôi “đéo” ngay câu đầu tiên; đỡ mất thời gian.
Con trai tôi về sau, tôi sẽ dạy nó cả 2 chữ này. Trước tiên nó phải dùng chữ ‘Dạ’ một cách thuần thục và thật tâm cái đã. Để biết kính trên, nhường dưới.
Còn chữ ‘đéo’ tôi cũng sẽ dạy nó sau này, để nó biết từ chối những năng lượng và mối quan hệ không cần thiết.
Cheers,
Bác 7B