Nghiện có nhiều hình thái và cấp độ khác nhau,
Có mấy cái trông rất lành mạnh, nhưng vẫn nghiện như thường. Đơn cử ngay chuyện tôi viết lách, ngồi yên ngẩm tý là ra chữ, thế là biên ngay vài dòng chia sẻ ngay. Không ghi gì đó xuống là thấy trong lòng nao nao, cái này là bệnh chung của dân thích viết lách.
Nhất là càng đông likes, càng đông tương tác thì lại càng nghiện hơn. động cơ gì trong tâm thì mỗi tay viết tự rõ, riêng phần tôi thì tôi thấy cái mình cần sửa và cần quan sát kỹ hơn.
Trước ngồi nói chuyện với một Bác U70, là tay biên chiêm nghiệm cuộc sống mà tôi rất respect,
Bác bảo, thằng nào hay nói nhiều trên mạng thì đa phần là những thằng cô đơn. Quan sát thời gian thì tôi thấy khá đúng.
Cái khó, không phải thiếu chữ để biên,
Mà là, khi trong đầu đang sôi sục idea hay ho, muốn chia sẻ ngay, thì có đủ sức tắt phone, tắt máy tính để không biên gì xuống liền hay không.
Cái bẫy rất lớn mà các tay tri thức hay rơi vào, đó là cố viết để trình diễn sự hiểu biết của mình. Trung thực mà nói, tôi cũng không ngoại lệ.
Khi cái ‘hiểu’ nó đạt đến một mức sâu sắc, dung thông được cái tương đối ở đời thì kiểu bố biết tất cả nhưng dell muốn thể hiện nữa, dell cần ai biết bố là ai nữa. Lúc đấy trình & tầm đã vô vi thực sự rồi, chia sẻ hay không chia sẻ không quá quan trọng, tiện thì biên, không tiện thì bố off 1 năm.
Trên đời này, cái nào nghiện lâu mà không biết cân bằng thì đều gây hại hết, dù cả những cái nghiện trông rất lành mạnh, ví dụ như nghiện thiền.
Để biết mình nghiện cái gì thì dễ lắm,
Thử cắt nó tầm 1-2 tuần không tiếp xúc, để coi thân tâm mình phản ứng ra sao là rõ ngay.
Mồi dễ nhất là cái phone và mạng xã hội,
Thử 2 tuần tắt phây bút thì đa phần anh em giật thuốc, sùi bọt mép liên tục.
Nên bác Seneca nói khá chuẩn, “cái gì kiểm soát được thứ mà ta đang bỏ tâm trí vào thì nó sẽ là chủ nhân của ta”.
Cái này là chiêm nghiệm của từng cá nhân, anh em cứ tập quan sát sâu hơn thì từ từ sẽ thấy những cái nghiện của mình hiện ra, dù rất vi tế.
Mọi thứ trên đời này sinh ra đều không tốt không xấu, chỉ khi lạm dụng nó nhiều quá thì nó thành ‘thuốc độc’ mà thôi.
Đơn cử, ăn ít đường thì người mệt, ăn nhiều đường lâu ngày thì thành tiểu đường. Ăn nhiều muối lâu ngày thì tăng huyết áp rồi hại thận, nhưng thiếu muối cũng nghiêm trọng không kém.
Nên có người bảo ‘đường’ là mai-thuý kiểu mới, cũng không hẳn sai, dùng nhiều quá thì nó phá cơ thể ta từ từ.
còn nói ‘đường’ là nguồn năng lượng / dinh dưỡng thiết yếu, cũng chuẩn luôn, vì dư đường thì chết từ từ, nhưng
Tụt đường đột xuất thì hay đột quị giữa đường lắm, thế còn ớn hơn.
Nên các món chơi trên đời đều như ‘lửa’,
Biết dùng thì ra món ăn ngon, còn lơ mơ thì phỏng tay ngay.
Có thời gian tôi cũng nghiện tập tạ cực kỳ, dù cái nghiện này tốt cho sức khoẻ nhưng vì dành thời gian cho nó nhiều quá nên đâm ra cũng mất cân bằng các mãng khác trong cuộc sống. Kiểu như sáng cuối tuần lên lịch đi tập hết rồi, tự nhiên cô bồ alo chở đi có việc, thế là bỏ tập nên trong lòng khó chịu ức chế ngay.
Cả việc ngồi thiền thanh lọc tâm trông cũng rất ổn áp, nhưng do đang thích ngồi thiền mà có người quen qua chơi đột xuất hay hàng xóm mở loa ầm ĩ lên, không tập trung thiền được nữa thì cái tâm sân sôi sục lên ngay.
Cơ bản, nghiện tý cũng chẳng sao, nhưng nếu lậm quá thì nhân-quả sẽ tự cân bằng lại cho anh em về đúng path.
Vũ trụ nó hoàn hảo ở chỗ đó.
Cheers
Bác 7B
——-
Hình tôi thời trẻ, lúc còn miệt mài ở phòng tập tạ.