Sang do nó mới coi xong film Platform. Chắc mai có bài. Mới đọc sơ thấy viết hay vkl. Công nhận nuôi nhân cách phụ cũng hay. Đôi khi không phải suy nghĩ gì cũng có người suy nghĩ giùm. Demo trước một đoạn. À phim hay. Khuyên mấy feng TẬP TRUNG coi một mạch phim này.
Bình thường khi vui thì mình thấy đời là game, và mọi người đều có quyền tự do để làm việc và theo đuổi những giá trị mà bản thân ưa thích. Nhưng đôi lúc thì mình chán đời, nhìn đời qua lăng kính tiêu cực, cảm thấy “the game is rigged and I’m fucked” (trò chơi đã bị chỉnh, có lợi cho 1 số người – the elites, và bất lợi cho những số khác – dân đen; và mình đã bị lừa). Cộng thêm theme của Ấn Độ giáo và Phật giáo, thì mình ko còn thấy đời là game nữa, mà đời giống như một nhà tù nghiệp quả, 1 trại cải tạo hay cai nghiện. Nhà tù ở đây là thân thể và tâm trí. Dân Mỹ khi đi tù hay đi lính xong thì hay nói câu, “I’ve done my time““““`” (ko biết dịch sao cho đúng cái feel của câu này, chỉ người trong cuộc mới thấm đc). Có thể cuộc sống ở cõi này là một món quà, hay một sự trừng phạt, có lẽ nó có ý nghĩa gì đó, hay nó vô nghĩa… Không quan trọng, chúng ta chỉ đang lãnh nghiệp và cải tạo nghiệp, tốt hay xấu; chúng ta chỉ đang ‘doing the time’.
Quyển sách Donquixote rõ ràng là một chìa khóa quan trọng để giải mã thông tiệp của tác giả về nhân vật Goreng và bộ phim. Tiếc là mình quá lười nên chưa đọc quyển này bao giờ, lần tiếp xúc duy nhất là đoạn Donquixote đánh nhau với cối xay gió mình đọc trong sách giáo khoa ngày xưa. Mình đành chơi kiểu ăn sẵn, đọc tóm tắt trên Wikipedia và dựa vào trải nghiệm cá nhân để generate the decryption key, tự chế ra chìa khóa giải mã. Nhìn sơ thì Donquixote là một ông già quý tộc nghèo, đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên nhìn đời một cách mơ mộng ko thực tế, giống như chơi đồ nhiều nên đâm ngáo. Mình khá là đồng cảm với Donquixote, như một phiên bản châu Á, mình cày và thấm nhuần tinh thần và tư tưởng truyện kiếm hiệp (Kim Dung, Cổ Long) từ nhỏ; bây h vẫn lậm. Người ta có thể sẽ rút ra bài học từ câu chuyện của Donquixote là ko nên quá rời xa thực tế, nên stay ground để có một thành công đc mọi người công nhận. Nhưng đây là tư duy của hầu hết người lớn, phải ‘thành công’, phải là gì đó trong mắt bản thân và người khác, và thực tại thì khách quan. Nhưng nếu bạn nhìn thực tại qua lăng kính thực tại là chủ quan, perception is reality, tình huống, hoàn cảnh, và thái độ của người khác ko quan trọng, quan trọng là thái độ của chính bản thân… Hoặc bạn ngốn những niệm tương tự như “Hoàng tử bé”, có lẽ bạn sẽ deprogram/unfuck đc ‘tư duy người lớn’, trở về với bản tính hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng, tràn đầy nhiệt huyết và động lực sáng tạo của 1 đứa trẻ… và khi đó, có lẽ bạn có thể sẽ nhìn Donquixote với một con mắt khác, tại sao nó lại là 1 trong những tác phẩm kinh điển của văn học châu u. Ở bề nổi thì nó có vẻ nói nhắc mọi người đừng lậm và ngáo, nhưng ở bên dưới thì nó bí mật đánh vào tiềm thức của người đọc, tấn công ‘tư duy người lớn’. Khi Donquixote đánh nhau với cối xay gió, tác giả bí mật mindfuck bạn; trong truyện thì Donquixote đã chẳng đạt đc gì, nhưng ngoài đời thì tác giả đã làm mình bớt ‘lớn’ một chút
To be con ti niu…
À, nhớ ngủ sớm và đừng suk card.