Trong thời đại lo âu và tâm lý nạn nhân, sự gan dạ là một đặc điểm mà nhiều người chúng ta thiếu thốn. Bởi ai trong số ta sẽ ko thể tạo ra một danh sách dài những việc cần làm giá như ta can đảm hơn? Ta hay làm bản thân thất vọng như nào khi khuất phục trước nỗi sợ hãi thay vì thực hiện những hành động có thể tạo ra 1 cuộc đời tốt đẹp hơn? Nhưng vì mỗi người trong chúng ta đang ở một vị thế như vậy, tương lai ko cần phải phản chiếu quá khứ bởi gan dạ là một kỹ năng có thể trau dồi và trên hết, kỹ năng này xuất hiện bằng cách liên kết với cảm xúc của mình. Để hành động gan dạ đòi hỏi ta dừng nhìn nhận những cảm xúc đau buồn như rào cản cho việc hành động và thay vào đó học cách để bước vào đời kể cả nỗi sợ hãi, lo âu, tội lỗi hay tủi thẹn đang hiện hữu. Trong Video này ta sẽ khám phá một vài công cụ và kỹ thuật có thể giúp ta hình thành kiểu mối quan hệ này với khía cạnh cảm xúc của thế giới bên trong.
Để bắt đầu, ta cần phác thảo vai trò của cảm xúc đối với cuộc đời con người và ta cần phân biệt giữa những cảm xúc mang tính thích ứng và thích ứng có hại (Maladaptive). Bởi trong phạm trù hiểu biết này, ta sẽ thấy rõ tại sao những biện pháp thông thường của con người liên quan tới cảm xúc đau buồn lại thúc đẩy sự nhút nhát và tại sao một giải pháp thay thế là điều cần thiết.
“Cảm xúc đóng vai trò chủ chốt trong việc chỉ đạo sự tập trung của ta, định hình nhận thức, tổ chức ký ức, và thúc đẩy sự tham gia tích cực với việc học mà cuộc sống ko ngừng đòi hỏi ở ta.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Từng có một trào lưu dai dẳng trong lịch sử ý tưởng, trải dài từ thời Plato, nó miêu tả cảm xúc như là các nhân tố ngỗ ngược và thú tính trong cuộc đời con người. Theo góc quan này, cảm xúc phá vỡ sự bình tâm và cản trở khả năng suy nghĩ 1 cách lý trí của ta. Nhưng góc nhìn này 1 chiều và xem nhẹ vai trò tiềm năng của cảm xúc. Bởi cảm xúc, khi vận hành hợp lý, sẽ giúp ta thích nghi với môi trường; chúng cung cấp thông tin về điều tốt xấu trong cuộc sống, và chúng hướng sự tập trung với một tốc độ thông thường vượt qua tốc độ nhận thức của mình. Trong khi mọi cảm xúc có thể cung cấp cho ta thông tin, thông thường thì những cảm xúc đau khổ nhất sẽ được đóng gói với các thông tin quan trọng nhất. Nỗi sợ có thể làm ta tập trung vào một mối đe dọa, lo âu có thể cảnh báo ta sự thật rằng mình đang đi trên một con đường đời sai lệch, trong khi tội lỗi và tủi thẹn có thể báo hiệu rằng hành vi của ta ko phù hợp với la bàn đạo đức. Hay như Leslie Greenberg giải thích trong cuốn Emotion-Focused Therapy:
“Chức năng bình thường của cảm xúc là xử lý những thông tin tình huống phức tạp một cách nhanh lẹ, để cung cấp ý kiến phản hồi cho người đó về phản ứng của anh/cô ta và để họ chuẩn bị thực hiện hành động hiệu quả.” (Leslie Greenberg, Emotion-Focused Therapy)
Nói cách khác, cảm xúc của ta, ko chỉ cần thiết ở khả năng sinh tồn, mà còn ở khả năng phát triển. Nhưng nơi mà hầu hết chúng ta chật vật chính là việc bất lực đương đầu với thứ gọi là cảm xúc thích ứng có hại. Bởi đôi lúc cảm xúc của ta có thể tự thân tiếp quản cuộc sống và thay vì báo hiệu những cách thích ứng để tương tác với môi trường, chúng lừa gạt và thúc ép ta hành xử theo cách làm giảm đi hạnh phúc của mình. Những cảm xúc thích ứng có hại này, như Greenberg giải thích:
“…ko còn giúp người đó đương đầu một cách mang tính xây dựng với tình huống xảy đến; thay vào đó, chúng can thiệp vào chức năng hữu hiệu. Những phản ứng cảm xúc này thường liên quan tới các phản ứng thái quá, dựa trên những trải nghiệm trước đó, thông thường là đau thương.” (Leslie Greenberg, Emotion-Focused Therapy)
& Note: Maladaptive là phản ứng thích ứng có hại, thay vì giúp con người chấp nhận vấn đề hoặc tìm cách giải quyết vv, thì nó khiến họ tìm những thứ xấu để giải quyết, ví dụ: Bị bệnh tâm lý thì đi tìm rượu bia quá đà, hay ma túy, trốn tránh, ko dám đối mặt, đây là kiểu thích ứng với hoàn cảnh nhưng nó mang tác hại nhiều hơn lợi.
Mặt khác: Adaptive thì mang hướng tốt hơn, cũng là ví dụ trên nhưng thay vì vậy thì con người sẽ đối mặt, làm quen với hoàn cảnh và chịu trách nhiệm cho điều đó. Căn bản cả hai đều là thích ứng với 1 hoàn cảnh, nhưng một vài kiểu thích ứng sẽ ko tốt và ngược lại.
Những cảm xúc thích ứng có hại chính là các con quỷ nhỏ làm cho đời ta đi chệch hướng. Chúng là những cảm xúc sản sinh ra chứng sợ (Phobia), rối loạn lo âu, vấn đề giận dữ, trầm cảm, và mức độ tội lỗi và tủi nhục đến méo mó. Hầu hết mọi người cố gắng đối phó với những cảm xúc đau khổ này bằng một trong hai cách: thông qua lý trí hoặc thông qua sự kìm nén. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp, đều mâu thuẫn với việc trau dồi lòng gan dạ bởi chúng xem những cảm xúc đau buồn như 1 trạng thái cần phải được vượt qua trước khi có thể thực hiện hành động và khám phá những tiềm năng của cuộc sống. Nhưng điều làm vấn đề trở nên tồi tệ chính là cả 2 cách tiếp cận này có khuynh hướng thất bại trong việc đạt được mục đích mong đợi đó là giải thoát ta khỏi ách kìm kẹp của cảm xúc thích ứng có hại.
Tranh luận với cảm xúc của ta thường được dùng khi ta nhận thức được sự thật rằng các cảm xúc thích ứng có hại ko phù hợp với thực tế tình huống. Ở những khoảnh khắc như thế, có vẻ hợp lý khi thử và tranh cãi với cảm xúc với hy vọng nhận thức của mình có thể kiểm soát chúng và giải phóng ta tiến về phía trước mà ko bị cản trở bởi sự hiện diện của chúng. Nhưng cảm xúc hiếm khi điều khiển được thông qua sức mạnh ý chí tuyệt đối, cũng như ko thể điểu khiển thông qua sức mạnh suy nghĩ. Trên thực tế, một cảm xúc mãnh liệt có khả năng cao sẽ chế ngự khả năng suy nghĩ rõ ràng của ta, hơn là một suy nghĩ rõ nét chế ngự một cảm xúc mãnh liệt, hay như Alexander Pope đã nói một cách nổi tiếng:
“Niềm đam mê ngự trị, dù nó trở thành thế nào đi nữa, niềm đam mê ngự trị vẫn chế ngự lý trí.” (Alexander Pope)
Vì chỉ suy nghĩ ko thôi sẽ khó giúp ta thoát khỏi một cơn rối loạn lo âu, một chứng sợ, hay các hình thái khác của cảm xúc thích ứng có hại, nhiều người từ bỏ cách tiếp cận này và thay vào đó chuyển sang kìm nén cảm xúc để xoa dịu. Nếu ta ko thể đánh bại những trạng thái cảm xúc này bằng suy nghĩ, có lẽ ta có thể ép buộc chúng ra khỏi nhận thức của mình. Sự kìm nén có thể phát huy tác dụng, nhưng sẽ phải trả một cái giá, như nhà tâm lý học Alexander Lowen giải thích trong cuốn sách Fear of Life của ông:
“…kìm nén một cảm xúc ko làm nó biến mất đi; nó chỉ bị đẩy sâu hơn vào vô thức. Bằng hành động này, ta đã chuyển đổi thành một vấn đề.” (Alexander Lowen, Fear of Life)
Chuyển đổi trạng thái cảm xúc của ta chỉ đơn thuần là thay thế tác động của nó, thay vì cảm thấy giận dữ, ta có thể bị căng cơ hoặc đau nửa đầu mạn tính. Thay vì cảm thấy lo âu, ta có thể phát triển các triệu chứng cơ thể như vấn đề tiêu hóa hay khó ngủ. Nhưng 1 vấn đề sâu xa hơn với kìm nén đó là nó tạo ra một rào cản cho việc hành động một cách gan dạ. Ta có thể ko còn cảm thấy được cảm xúc nhưng căn bệnh tâm lý mà ta tạo ra trong quá trình thường sẽ trở thành cái cớ mới để tiếp tục trì trệ. Thay vì nói với bản thân rằng mình phải vượt qua nỗi sợ hay lo âu trước khi thực hiện hành động gan dạ, bây giờ ta sẽ nói với bản thân rằng mình phải chữa lành những điều làm cho cơ thể phiền não.
Nhưng nếu việc tranh cãi với các cảm xúc thích ứng có hại ko còn hiệu quả, và nếu sự kìm nén chỉ làm méo mó vấn đề, vậy giải pháp thay thế là gì? Làm sao ta có thể liên kết với các cảm xúc đau buồn theo 1 cách thúc đẩy sự trau dồi lòng gan dạ? Một công cụ có thể hỗ trợ ta ở khía cạnh này chính là dán nhãn cảm xúc (Emotional Labelling). Dán nhãn cảm xúc bao gồm việc chú ý sự hiện diện của 1 cảm xúc, và thay vì đôi co hay cố kìm nén nó, ta chấp nhận chúng, và ngầm dán nhãn cho nó. Ta nói với bản thân rằng: “Tôi đang cảm thấy lo âu”, “Tôi đang trải qua cơn sợ hãi” hay “Tôi đang cảm thấy tức giận”. Điều này có thể giống như 1 hành động tầm phào, nhưng như Greenberg giải thích:
“Có 1 số lượng lớn nghiên cứu phát triển mạnh đã tiết lộ rằng việc dán nhãn 1 cảm xúc (tức là, đặt cảm xúc vào từ ngữ) giúp điều tiết tác động giảm dần. Thêm nữa, khi một ai đó thấy khuôn mặt giận dữ và và dính liền với nó là từ “giận dữ”, có một sự phản hồi giảm xuống ở vùng hạch hạnh nhân. Do vậy, lợi ích của dán nhãn vượt ngoài bất kỳ hiểu biết thực tiễn nào có được thông qua việc biết người đó cảm nhận cái gì, bởi vì hành động tự dán nhãn thực chất làm giảm sự kích thích.” (Leslie Greenberg, Emotion-Focused Therapy)
Sau khi dán nhãn cho cảm xúc, ta sẽ ở một vị trí tốt hơn để đánh giá những điều, nếu có, cảm xúc đang báo hiệu cho ta làm gì. Nếu cảm xúc mang tính thích ứng và chỉ ta 1 hướng đi rõ ràng thì ta sẽ có rất ít lý do để bất tuân những gì nó nói, nhưng vấn đề ko dễ ăn như vậy đối với cảm xúc thích ứng có hại. Bởi ko như 1 cảm xúc thích ứng, 1 cảm xúc thích ứng có hại tốt nhất ko nên đối phó bằng cách thực hiện những gì cảm xúc có vẻ là đang mách bảo ta – thường thì đó là một số hình thức trốn tránh – mà là làm ngược lại. Ta cần mở rộng cuộc sống của mình khi đối mặt với các cảm xúc thích ứng có hại bởi vì bó hẹp cuộc sống chỉ làm thay đổi những mối đe dọa vô hình sản sinh ra các trạng thái đau khổ này. Và ở đây để lại một cơ hội tuyệt với cho những người trong số chúng ta bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc thích ứng có hại – sự hiện diện của nó tạo ra một tình huống lý tưởng cho việc trau dồi lòng gan dạ. Bởi sự gan dạ, về mặt bản chất là khả năng hành động kể cả khi cơn bão của sự ngờ vực hoành hành bên trong, và do vậy, cuộc đời ta càng bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc thích ứng có hại, ta càng có nhiều cơ hội để thực hiện hành động theo cách này hơn.
Để tận dụng cảm xúc thích ứng có hại, ta nên tạo ra một danh sách các bước nhỏ có thể hành động được mà sẽ dần dần đưa ta vào các tình huống mình sợ hãi. Mỗi bước đi nên đưa ta tiến dần ra khỏi vùng an toàn của mình, nhưng nếu ta có thể cam kết thực hiện ít nhất 1 bước đi mỗi ngày, ta sẽ biến đổi cảm xúc thích ứng có hại của mình từ những thứ ức chế sự hạnh phúc của mình thành những thứ thúc đẩy 1 bản thân mạnh mẽ hơn. Khi 1 cảm xúc đau buồn bị kích thích thông qua bài thực hành này, ta chỉ đơn thuần là cần dán nhãn, chấp nhận nó, và sau đó tiến về phía trước mặc cho mình cảm thấy khó chịu như nào. Nếu ta thực hành nhất quán, ta sẽ có khả năng để ý rằng cảm xúc thích ứng có hại đi kèm với tần suất giảm dần. Nhưng ngay cả khi nó tiếp tục trở thành 1 phần trong cuộc sống, bài tập này sẽ dạy cho chúng ta rằng các cảm xúc đau buồn ko nhất thiết trở thành xiềng xích giới hạn ta và hành động này có thể thực hiện được ngay cả khi chúng có mặt. Nói cách khác, chúng ta sẽ học được nghệ thuật thực hành bằng lòng gan dạ.
“Dũng cảm là chống lại nỗi sợ, làm chủ nỗi sợ – chứ ko phải là
ko có nỗi sợ.” (Mark Twain, Pudd’nhead Wilson)
Nhưng để trở thành 1 bậc thầy thực sự của nỗi sợ và là một trong số ít người có thể thành thực nói rằng lòng gan dạ là một phẩm chất định hình con người, đôi khi chúng ta phải sẵn lòng thử nghiệm thực hiện những bước đi táo bạo, ko phải những bước đi nhỏ – bởi đôi khi nó là một bước ngoặt mà cuộc đời đòi hỏi. Để mang đến cho bản thân cơ hội tốt nhất để có khả năng làm nên những kỳ tích như vậy, ta có thể sẽ thấy hữu ích khi mang chúng vào kho vũ khí của mình một số công cụ và kỹ thuật khai thác sức mạnh của mối liên kết giữa cơ thể-tâm trí và đây sẽ là chủ đề cho Video tiếp theo. Bởi cách ta giữ gìn cơ thể, cách ta di chuyển trong thế giới này và cách ta nạp nhiên liệu cho nó ảnh hưởng rất nhiều tới cách ta cảm nhận khả năng đạt được (thành tựu). Nói cách khác, cơ thể ta, liên quan mật thiết tới trạng thái tâm trí đến nỗi việc làm chủ thế giới bên trong sẽ đòi hỏi sự tôn trọng đối với khía cạnh cơ thể thuộc về sự tồn tại, bởi như Carl Jung viết:
“Tính độc nhất huyền bí của cơ thể sống, hệ quả của nó là sự thật rằng các tính trạng của cơ thể ko chỉ đơn thuần là tính trạng vật lý, cũng như tính trạng tinh thần ko chỉ đơn thuần là tâm linh. Tánh liên tục của tự nhiên chẳng biết gì về những khác biệt đối nghịch này, điều mà trí tuệ con người bị ép sắp đặt để hỗ trợ cho việc hiểu biết.” (Carl Jung, Psychological Types)