Cre: Sang Do.
Hôm rồi nhân cách phụ sang do thấy tôi viết series sư tử khí chất gì đấy nên nổi máu viết lại viết thêm vài ý. Đọc khá mindfuck và bay não. Mấy feng thích thì cứ thong thả bình tĩnh đọc.
Link bài cũ: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=234970234809746&id=103942814579156
Bài mới này cũng bổ sung thêm vài ý cho ý đồ cúng hôm qua
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=236267191346717&id=103942814579156
Vào bài
Hôm bữa mới đọc bài khí chất, tố chất sư tử gì đấy trên page; chợt nhớ đến tác phẩm “What is man?” của Mark Twain, cũng có ý giống giống nhưng đào sâu hơn và lái qua hướng khác. Thế là mình quyết định dịch 1 tí, lấy tí “công đức cá nhân” (personal merit). Đọc xong để biết là ko có thứ gì gọi là ‘công đức cá nhân’ cả.
https://www.gutenberg.org/files/70/70-h/70-h.htm#link2H_4_0001
Con người là Cỗ máy
[1 Ông Gìa (OG) và 1 Thanh Niên (TN) có 1 cuộc nói chuyện. OG quả quyết rằng con người chỉ là 1 cỗ máy, ko hơn. TN phản đối, đòi OG trình bày cụ thể lý luận của mình.]
OG. Những nguyên vật liệu nào làm nên 1 cỗ máy hơi nước?
TN. sắt, thép, đồng, bạch kim, và vài thứ nữa.
OG. Những thứ này đc lấy từ đâu?
TN. Từ đá.
OG. Trong trạng thái nguyên chất chứ?
TN. Ko- chúng ở trong quặng.
OG. Những kim loại này _tự nhiên_ ở trong quặng?
TN. Ko- đó là 1 quá trình trải dài qua vô số thời kỳ.
OG. Anh có thể làm ra động cơ từ những cục đá quặng thôi đc ko?
TN. Được, nhưng cái động cơ ấy dễ vỡ và ko có giá trị.
OG. Anh sẽ đòi hỏi gì nhiều từ 1 cái động cơ như thế ko?
TN. Ko- ko có gì đáng kể.
OG. Để tạo ra 1 động cơ tốt và đc việc, anh sẽ làm như thế nào?
TN. Khoan đường hầm và đào vào núi, cho nổ văng ra những quặng sắt; nghiền nó, nung chảy nó thành gang; luyện nó qua quá trình Bessember và
đúc nó thành thép. Khai thác và xử lý và kết hợp 1 số kim loại mà đồng thau (brass) được tạo thành.
OG. Sao nữa?
TN. Từ những nguyên liệu hoàn hảo, động cơ tốt đc tạo nên.
OG. Anh sẽ đòi hỏi nhiều từ cái động cơ này chứ?
TN. Ồ, đúng như thế.
OG. Nó có thể dùng làm máy tiện, khoan, dùi, bào, đánh bóng, nói chung là tất cả các loại máy của 1 nhà máy lớn chứ?
TN. Nó có thể.
OG. Còn cái động cơ làm bằng đá thì có thể làm gì?
TN. Chạy 1 cái máy may chăng — ko gì nữa, có lẽ thế.
OG. Con người thích thú với cái động cơ tốt và ca ngợi nó?
TN. Đúng.
OG. Nhưng ko với cái bằng đá?
TN. Đúng.
OG. Công trạng (Merits) của cái động cơ kim loại sẽ vượt xa công trạng của cái bằng đá?
TN. Dĩ nhiên.
OG. Công trạng cá nhân? (personal merits)
TN. Công trạng cá nhân? Ý ông là gì?
OG. Cá nhân nó đc hưởng công trạng về thành quả của chính nó.
TN. Cái động cơ ư? Chắc là không.
OG. Tại sao không?
TN. Bởi vì thành quả của nó ko mang tính cá nhân. Nó là kết quả của luật xây dựng. Không phải do _công trạng_ mà cái động cơ làm những việc nó đc tạo ra để làm – nó ko thể _không_ làm những việc đấy. (it can’t _help_ doing them).
OG. Và nó ko phải là 1 việc đáng chê cá nhân (personal demerit) khi cái động cơ đá ko làm đc gì chứ?
TN. Chắc vậy. Nó ko thể làm hơn hay kém những điều mà tạo tác cho phép và ép buộc nó phải làm. Không có gì _cá nhân_ về việc này cả; nó ko thể chọn. Trong quá trình “giải quyết vấn đề” này, ông đang có ý tạo 1 mệnh đề là con người và cỗ máy giống như nhau, và ko có công đức cá nhân trong hành động của cả người và máy?
OG. Đúng thế – nhưng đừng cảm thấy xúc phạm; tôi ko có ý xúc phạm. Thứ gì làm nên sự khác biệt to lớn giữa động cơ đá và động cơ kim loại? Chúng ta có nên gọi đó là huấn luyện, giáo dục? Chúng ta nên coi cái động cơ đá là người dã man, còn động cơ kim loại là người văn minh chứ? Hòn đá ban đầu có chứa những thứ tạo nên thép – nhưng cùng với nó là rất nhiều sulphur và đá và những thứ bẩm sinh đc di truyền từ các thời kỳ địa chất cổ – những định kiến, cứ gọi như vậy đi. Những “định kiến” mà ko có thứ gì từ bên trong bản thân hòn đá có khả năng loại bỏ hoặc muốn loại bỏ. Anh có ghi chú về câu nói vừa rồi ko?
TN. Vâng. Tôi đã viết xuống, “Những định kiến mà ko có thứ gì từ bên trong bản thân hòn đá có khả năng loại bỏ hoặc muốn loại bỏ”. Tiếp tục đi.
OG. Định kiến phải đc loại bỏ bởi những ngoại lực, hoặc là ko thể bị loại bỏ. Viết xuống đi.
TN. Tốt; “Phải đc loại bỏ bởi những ngoại lực, ko gì khác”. Tiếp tục.
OG. Định kiến của sắt chống lại việc phóng thích bản thân nó ra khỏi những tảng đá. Nói 1 cách chính xác hơn, sắt tuyệt đối trung lập trong việc phần đá có bị tách rời khỏi nó hay không. Sau đó thì ngoại lực đến và nghiền hòn đá thành bột và phóng thích phần quặng. Phần sắt trong quặng vẫn còn trong trạng thái giam cầm. 1 ngoại lực khác nung chảy quặng và phóng thích sắt. Sắt tuy đã đc giải phóng, nhưng vẫn trung lập với những tiến trình sau đó. 1 ngoại lực đưa nó qua quá trình Bessemer và tinh luyện nó thành thép loại một. Nó được giáo dục, bây giờ – huấn luyện của nó hoàn thành. Nó đã đạt giới hạn của nó. Không 1 quá trình nào có thể giáo dục nó thành vàng. Anh có đồng ý với điểm này chứ?
TN. Vâng. “Mọi thứ đều có giới hạn của nó – quặng sắt không để đc giáo dục thành vàng.”
OM. Có người vàng, người thiếc, người đồng, người chì, người thép, và nhiều loại khác – mỗi loại đều có những giới hạn về bản chất, di truyền, huấn luyện, và môi trường. Anh có thể tạo ra động cơ từ những kim loại này, và chúng đều sẽ làm đc việc, nhưng anh phải ko yêu cầu những loại yếu làm công việc ngang với những loại mạnh. Trong mỗi trường hợp, để đạt đc kết quả tốt nhất, anh phải phóng thích kim loại ra khỏi những định kiến của nó bằng giáo dục – nung, rèn, đúc…
TN. Ông nói đến con người rồi ư?
OG. Đúng. Con người là cỗ máy – con người là động cơ phi cá nhân. Bất cứ thứ gì con người là, thì cũng bởi tạo tác/chất liệu của người đó (his make), và bởi những ngoại lực đến từ truyền thống, nơi sinh sống, mối quan hệ của người đó. Người đó ĐƯỢC di chuyển, định hướng, ra lệnh, chỉ bởi những ngoại lực. Con người ko sáng tạo ra gì cả, dù chỉ là 1 suy nghĩ (He originates nothing, not even a thought).
TN. Ôi vãi! Vậy thì từ đâu tôi có đc ý kiến rằng những điều ông nói là ngớ ngẩn?
OG. Đó là 1 ý kiến khá tự nhiên – thật sự là 1 ý kiến ko thể tránh khỏi – nhưng anh ko tạo ra những nguyên liệu hình thành ý tưởng đó. Chúng là những mảnh vụn của những suy nghĩ, ấn tượng, cảm giác, đc thu gom 1 cách vô thức từ hàng ngàn quyển sách, hàng ngàn cuộc nói chuyện, và từ những dòng suy nghĩ và cảm xúc chảy vào bộ óc và trái tim anh từ những bộ óc và trái tim của cổ nhân hàng thế kỷ trước. Cá nhân anh ko tạo ra dù chỉ 1 mảnh vụn nhỏ nhất của những nguyên liệu, mà từ chúng suy nghĩ của anh đc tạo thành; và 1 cách cá nhân anh ko thể tuyên bố dù chỉ 1 ít công trạng trong việc gắn những nguyên liệu vay mượn vào với nhau. Nó đc hoàn thành 1 cách tự động- bởi cỗ máy tinh thần của anh, tuân theo 1 cách chặt chẽ luật xây dựng của bộ máy đó. Và ko những anh đã ko tạo ra cỗ máy tinh thần này, mà anh cũng ko có quyền ra lệnh cho cỗ máy này.
TN. Việc này thật quá lố. Ông nghĩ rằng tôi ko thể tự tạo ra 1 ý kiến ngoài ý kiến kia sao?
OG. 1 cách tự nhiên? Không. Và anh ko tạo ra ý kiến đó, cỗ máy của anh làm điều đó cho anh- 1 cách tự động và ngay lập tức, ko cần sự phản ánh (hồi tưởng, reflection) hay nhu cầu phản ánh.
TN. Giả sử như tôi đã suy tưởng? Như thế thì sao?
OG. Anh đã thử chưa?
TN. (sau 15 phút) Tôi đã suy tưởng.
OG. Ý anh là anh đã thử thay đổi ý kiến của anh – như 1 thí nghiệm?
TN. Vâng.
OG. Có thành công ko?
TN. Ko. Ý kiến của tôi vẫn như vậy, thay đổi nó là bất khả.
OG. Tôi xin lỗi, nhưng anh thấy đấy, bản thân anh, tâm trí của anh chỉ là 1 cỗ máy, ko hơn. Anh ko có quyền ra lệnh cho nó, nó cũng ko có quyền ra lệnh cho chính nó – nó hoạt động chỉ từ bên ngoài. Đó là luật tạo tác của nó, đó là luật của tất cả các cỗ máy.
TN. Tôi ko bao giờ có thể thay đổi những ý kiến tự động này sao?
OG. Không. Bản thân anh không thể, nhưng ngoại lực thì có thể.
TN. Và chỉ ngoại lực thôi ư?
OG. Đúng – chỉ ngoại lực.
TN. Luận điểm này ko thể biện hộ đc- tôi phải nói là nó lố bịch.
OG. Điều gì làm anh nghĩ như thế?
TN. Tôi ko chỉ đơn thuần là nghĩ, tôi biết như vậy. Giả sử như tôi quyết định làm 1 kỳ suy nghĩ, học, và đọc, với 1 ý định rõ ràng để thay đổi ý kiến đó; và giả sử tôi thành công. Đó ko phải là hành động của 1 ngoại lực nào, toàn bộ hành động đó là của tôi và cá nhân tôi; bởi vì tôi sáng tạo ra kế hoạch này.
OG. Ko 1 phần nào là của anh. Nó xảy ra từ cuộc nói chuyện này với tôi. Nếu ko có cuộc nói chuyện này thì nó sẽ ko xảy đến với anh. Ko 1 người nào từng tự sáng tạo ra bất cứ thứ gì. Tất cả mọi suy nghĩ của anh, mọi sự thúc đẩy của anh, đến từ bên ngoài.
TN. Chủ đề này gây bực vãi. Dù sao thì, con người đầu tiên hẳn là có những suy nghĩ đầu tiên; ko có ai khác để truyền ý niệm.
OG. Đó là 1 sai lầm. Suy nghĩ của Adam đến với ông ta từ bên ngoài. Anh có nỗi sợ cái chết. Anh ko sáng chế ra nó – anh lấy nó từ bên ngoài, từ nói chuyện và sự dạy dỗ. Adam ko có nỗi sợ cái chết.
TN. Có, ông ta có sợ.
OG. Khi ông ta đc tạo ra ư?
TN. Không.
OG. Thế thì từ khi nào?
TN. Khi ông ta bị đe dọa bởi nó.
OG. Vậy là nó đến từ bên ngoài. Adam là 1 nhân vật đủ lớn; chúng ta hãy đừng cố biến ông ấy thành 1 vị thần. Ko có ai ngoại trừ các vị thần đã từng có 1 suy nghĩ ko đến từ bên ngoài. Có lẽ Adam đã có 1 cái đầu tốt, nhưng nó là vô dụng đối với ông ta cho đến khi nó tràn đầy những thứ từ bên ngoài. Ông ta ko có khả năng sáng chế ra thứ gì dù là thứ nhỏ nhặt nhất. Ông ta ko có 1 tí khái niệm gì về sự khác biệt giữa thiện và ác – ông ta phải lấy ý tưởng đó từ bên ngoài. Cả ông ta và Eve đều ko thể khởi nguồn ý tưởng rằng trần truồng là 1 sự bất nhã; kiến thức đó đến từ trái cấm, từ bên ngoài. Não của 1 người đc tạo dựng như rằng nó ko thể khởi nguồn bất cứ thứ gì. Nó chỉ có thể dùng những nguyên liệu lấy đc từ bên ngoài. Nó chỉ đơn thuần là 1 cỗ máy; và nó vận hành tự động, ko phải bở ý chí (willpower). Nó ko có quyền ra lệnh cho chính nó, và chủ nhân nó ko có quyền ra lệnh cho nó.
TN. Thôi, quên Adam đi, nhưng chắc là sự sáng tạo của Shakespeare–
OG. Ko, ý anh là sự bắt chước của Shakespeare. Shakespeare ko tạo ra thứ gì cả. Ông ta quan sát 1 cách đúng đắn, và ông ta vẽ 1 cách ảo diệu. Ông ta mô tả chính xác những con người mà Chúa đã tạo ra; nhưng ông ta đã ko tạo ra gì cả. Thôi chúng ta đừng vu oan cho ông ta bằng việc cho rằng ông ta cố gắng. Shakespeare ko thể sáng tạo. Ông ta là 1 cỗ máy, và máy móc ko sáng tạo.
TN. Vậy thì sự kiệt xuất của ông ấy đâu?
OG. Đây. Ông ấy ko phải là 1 cái máy khâu, như tôi và anh; ông ấy là 1 khung cửi Gobelin. Những sợi chỉ và màu sắc đến với ông ấy từ bên ngoài; ngoại lực, những gợi ý, kinh nghiệm (đọc, xem kịch, đóng kịch, vay mượn ý tưởng,…) tạo nên những xu hướng trong tâm trí của ông ấy và khởi đầu sự phức tạp và cơ chế đáng ngưỡng mộ, và nó tự động làm ra những miếng vải có hình thù đẹp đẽ làm thế giới kinh ngạc. Nếu Shakespeare đc sinh ra và nuôi lớn trên 1 ngọn núi cằn cỗi và vắng khách giữa biển thì trí tuệ phi thường của ông ấy sẽ ko có nguyên liệu từ bên ngoài để làm việc cùng, và ông ấy sẽ ko thể sáng tạo thứ gì; và ko có ngoại lực, sự dạy bảo, uốn nắn, thuyết phục, truyền cảm hứng nào; và thế là Shakespeare sẽ ko tạo sản xuất ra gì cả. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông ấy sẽ sản xuất ra thứ gì đó – thứ gì đó chạm đến giới hạn cao nhất của nền văn hóa, huấn luyện của Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Pháp, ông ấy sẽ sản xuất ra thứ gì đó tốt hơn – thứ gì đó chạm đến giới hạn cao nhất của ảnh hưởng và huấn luyện của Pháp. Tôi và anh chỉ là những cái máy khâu. Chúng ta phải sản xuất ra những thứ chúng ta có thể làm; chúng ta phải nỗ lực làm việc và ko quan tâm gì đến những lời trách móc vô tâm khi chúng ta ko tạo ra đc những sản phẩm như những khung cửi Gobelins.
TN. Vậy là chúng ta chỉ là những cỗ máy. Và những cỗ máy ko thể khoe khoang, hay cảm thấy tự hào về thành quả, hay tuyên bố công trạng cá nhân, hay vỗ tay ca ngợi. Đây là một giáo điều đáng ghét.
OG. Đây ko phải là giáo điều, đây chỉ là sự thật.
TN. Vậy tôi giả sử rằng, việc trở nên dũng cảm cũng chẳng công đức gì hơn sự hèn nhát?
OG. Công đức cá nhân? Ko. 1 người dũng cảm ko tự tạo nên sự dũng cảm của người đó. Anh ta ko đc thừa hưởng 1 chút công trạng cá nhân nào khi sở hữu nó. Nó đc sinh ra với anh ta. 1 đứa bé đc sinh ra với 1 tỉ đô-la, công trạng cá nhân của đứa bé ở đâu? 1 đứa bé sinh ra với ko gì cả, điều đáng trách cá nhân của đứa bé ấy là gì? 1 người thì đc xu nịnh, ngưỡng mộ, tôn thờ, bởi những kẻ nịnh hót; người kia thì bị bỏ mặc và khinh bỉ — lý trí ở chỗ nào?
TN. Đôi khi 1 người nhát gan ép buộc bản thân làm những việc nhằm chinh phục sự hèn nhát và trở nên can đảm– và thành công. Ông nói gì về điều này?
OG. Điều này cho thấy giá trị của việc huấn luyện đúng hướng so với huấn luyện sai hướng. Huấn luyện, ảnh hưởng, giáo dục đúng hướng có giá trị ko lường đc — huấn luyện sự tự công nhận của 1 người để nâng cao những lý tưởng của nó. (đoạn này ko biết dịch, nguyên văn: Inestimably valuable is training, influence, education, in right directions—training one’s self-approbation to elevate its ideals.)
TN. Nhưng còn công đức – công trạng cá nhân của 1 kẻ nhát gan khi chiến thắng trong kế hoạch và thành công?
OG. Ko có công đức nào cả. Trong con mắt của người đời, anh ta chỉ đáng giá hơn anh ấy từng là, nhưng anh ta chẳng đạt được thay đổi gì cả – công đức của việc này ko phải của anh ta.
TN. Thế thì là của ai?
OG. Tạo tác/chất liệu của anh ta (his make), và những ảnh hưởng tạo ra nó từ bên ngoài.
TN. Chất liệu của anh ta?
OG. Ngay từ ban đầu, anh ta đã không hoàn toàn và rõ ràng là 1 người hèn nhát, nếu ko thì những ảnh hưởng sẽ chẳng làm được gì. Anh ta đã ko sợ 1 con bò cái, nhưng có lẽ sợ 1 con bò đực; ko sợ 1 người phụ nữ, nhưng sợ 1 người đàn ông khác. Có 1 thứ gì đó có thể xây dựng lên. Có 1 cái hạt giống. Ko có hạt, thì ko có cây. Anh ta đã tự tạo ra hạt giống, hay là nó đc sinh ra cùng với anh ta? Đó ko phải là công trạng của anh ta khi hạt giống đã ở đó.
TN. Nhưng, ý tưởng chăm sóc hạt giống, kế hoạch vun trồng nó, mang tính công đức, và anh ta khởi nguồn nó.
OG. Anh ta chẳng làm điều gì như thế cả. Nó đến như tất cả các thúc đẩy khác, tốt hay xấu – từ bên ngoài. nếu con người nhút nhát đó dành toàn bộ cuộc đời sống trong 1 cộng đồng người thỏ, chưa từng đọc về những sự việc can đảm, chưa từng đc nghe nói về chúng, chưa từng nghe ai ca ngợi chúng hay thể hiện sự ghen tị đối với những người hùng đã từng làm chúng, anh ta sẽ ko có khái niệm can đảm nhiều hơn là Adam có khái niệm về tội lỗi, và nó sẽ ko bao giờ bởi bất cứ khả năng nào xảy ra việc anh ta phải _quyết tâm thay đổi_ để trở nên can đảm. Anh ta _ko thể khởi lên ý niệm_– nó phải đến với anh ta từ _bên ngoài_. Và như thế, khi anh ta nghe đến việc lòng can đảm đc tán thưởng và sự hèn nhát bị chê bai, nó đánh thức anh ta dậy. Anh ta cảm thấy xấu hổ. Có lẽ người yêu của anh ta nhỉnh mũi lên và nói, \”Em đc bảo là anh là 1 thằng hèn!\” _Anh ta_ ko phải là người tạo ra khởi đầu mới– cô ấy làm điều đó cho anh ta. _Anh ta_ ko thể đi vênh vang với cái công trạng ấy — nó ko phải của anh ta.
TN. Nhưng, dù sao thì, anh ta chăm cái cây sau khi cô gái tưới nước cho cái hạt.
OG. Không. _Ngoại lực_ chăm bón cái cây. Dưới mệnh lệnh–cùng với sự run rẩy–anh ta hành quân ra mặt trận–cùng với những người lính khác vào ban ngày, ko phải 1 mình trong đêm tối. Anh ta có đc _sự ảnh hưởng của hình mẫu_, anh ta rút đc lòng can đảm từ sự can đảm của những người đồng đội; anh ta sợ hãi, và muốn chạy trốn, nhưng anh ta ko dám; anh ta _sợ_ việc chạy trốn, khi mà bao nhiêu người lính đang nhìn. Anh ta đang tiến bộ, anh thấy đó — nỗi sợ tinh thần từ sự xấu hổ đã dâng cao hơn nỗi sợ thể xác từ thương tích. Đến hết chiến dịch, kinh nghiệm sẽ dạy anh ta rằng ko phải _tất cả_ mọi người khi tham gia chiến tranh sẽ bị thương — 1 ngoại lực hữu dụng với anh ta; và anh ta sẽ học đc rằng nó thật ngọt ngào làm sao khi đc ca tụng bởi lòng can đảm và đc nghe tiếng hoan hô cùng tiếng khóc nghẹn khi binh đoàn anh diễu hành qua đoàn người đang kính phục cùng cờ bay và trống đập. Sau đó anh ta sẽ can đảm 1 cách vững chãi như bất cứ cựu quân nhân nào — và ko có bóng dáng hay gợi ý nào về _công trạng cá nhân_ trong việc này; tất cả đều đến từ _bên ngoài_. Huân chương Chữ Thập Victoria sinh ra nhiều anh hùng hơn là…
TN. Từ từ đã, hợp lý chỗ nào khi việc anh ta trở nên can đảm nhưng ko đc nhận công trạng cho việc đó?
OG. Câu hỏi của anh sẽ sớm tự trả lời cho chính nó. Câu hỏi này liên quan đến 1 chi tiết quan trọng về tạo tác của con người mà chúng ta chưa đụng đến.
TN. Chi tiết nào vậy?
OG. Sự thúc đẩy, thứ làm 1 người đi làm việc gì đó — sự thúc đẩy duy nhất khiến con người đi làm việc.
TN. Thứ _duy nhất_! Ko có thứ khác ngoài thứ này sao?
OG. Có vậy thôi. Chỉ có 1 thứ.
TN. Hmm, đây chắc hẳn là 1 giáo điều quá lạ lùng. Sự thúc đẩy khiến con người đi làm việc đó là cái gì?
OG. Sự thúc đẩy để _làm hài lòng tinh thần của chính người đó_–_nhu cầu_ làm hài lòng tinh thần và _đc nó công nhận_.
TN. Thôi đi, nó ko thể đâu!
OG. Tại sao ko?
TN. Bởi vì nó đặt con người vào thái độ luôn luôn tìm kiếm sự thoải mái và tiện lợi của chính mình; trong khi đó 1 người ko ích kỷ thường làm những việc chỉ có ích cho người khác dù cho nó rõ ràng mang lại bất lợi cho bản thân.
OG. Đó là 1 sai lầm. Hành động phải làm _anh ta_ hài lòng _đầu tiên_; nếu ko thì anh ta sẽ ko làm. Anh ta có thể _nghĩ_ anh ta đang làm việc đó chỉ vì người khác, nhưng ko phải như thế; anh ta chỉ đang làm hài lòng tinh thần của anh ta trước tiên — lợi ích của người khác luôn luôn ở vị trí _thứ hai_.
TN. Một ý tưởng quái dị! Chuyện gì xảy ra với sự hi sinh? Trả lời tôi xem nào.
OG. Sự hi sinh bản thân là gì?
TN. Làm việc tốt cho người khác nhưng ko có bóng dáng hay gợi ý về lợi ích có thể xảy ra đến người làm.
————————————-
Xong chap 1, dịch chơi, phản hồi tốt thì dịch tiếp
Đây là tôi nhân cách chính (nằm sải lai), sau khi đọc content adu darkwa của nhân cách phụ.