Một trong những nhà triết gia Khắc Kỷ ít người biết đến, Musonius Rufus – người thầy của Epictetus. Ông là một trong những triết gia nổi tiếng và được nhiều người kính trọng nhất ở Rome vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (thậm chí là cả sau khi ông qua đời). Ông luôn quan tâm đến việc chúng ta nên làm gì để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông luôn tin rằng rèn luyện bản thân là khía cạnh quan trọng nhất của triết học. Trong thời gian Musonius điều hành trường dạy Triết học của riêng mình – nơi mà ông truyền đạt rất nhiều kiến thức, ông đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa những bài học vào thực hành.
Đúng là chỉ nói rằng chúng ta cần phải mạnh mẽ về mặt tinh thần là không hề đủ. Nếu muốn trở nên giỏi hơn trong việc chịu đựng nhiều việc gian khổ, chúng ta cần tôi luyện bản thân liên tục. Cuộc sống này là một chuỗi ngày khó khăn. và chúng ta cần phải rèn luyện bản thân trở nên kiên cường hơn để có thể đối phó với nó. Đây chính xác là những gì Musonious nói về việc rèn luyện: “ Chúng ta sẽ rèn luyện cả tâm hồn và thể xác của mình khi chúng ta làm quen với cái lạnh, cái nóng, cơn khát, cơn đói hay cả sự khan hiếm của thức ăn, sự cứng của giường, việc kiêng lạc thú và chịu đựng những cơn đau đớn.”
Rèn luyện cũng là một khía cạnh quan trọng của triết học. Những người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ nhận ra rằng, cũng giống như việc thường xuyên rèn luyện cơ thể, chúng ta cần phải tiếp tục rèn luyện trí óc để tập trung vào việc sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta không thể mong đợi rằng mình sẽ đọc được một vài bài viết về những bài học cuộc sống rồi luôn sống theo chúng. Tôi không biết gì về bạn, nhưng tôi thấy rằng mình thường xuyên quên mất điều gì dẫn đến một cuộc sống tốt đẹp.
Khi tôi không tự nhắc nhở mình về những điều đó, tôi có thể ngừng thiền định, đọc sách và chỉ tận hưởng những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Điều này cũng giống như sức mạnh và sức bền của tôi vậy. Nếu không chăm chỉ tập luyện, tôi sẽ dần mất đi khả năng vận động của mình. Tôi biết, cả tôi và bạn đều ước bản thân có thể tập luyện một vài lần rồi giữ mãi thành quả lúc đó. Nhưng cả thể xác và trí óc của chúng ta đều không có sức mạnh để làm điều đó. Tôi rất thích cách Seneca chia sẻ lời khuyên về thể dục với người bạn Lucilius của mình: “Có những bài tập dễ dàng và nhanh chóng giúp cơ thể mệt mỏi và giúp tiết kiệm thời gian, chúng ta nên đặc biệt ghi nhớ điều đó; chạy, cử tạ hay thậm chí là nhảy cao.” Thật khó để tưởng tượng ra những bộ môn thể dục ở La Mã cổ đại, nhưng họ thật sự coi trọng việc giữ gìn vóc dáng. Tuy nhiên, Seneca cũng nói rằng: “Dù bạn có làm gì đi nữa, hay nhanh chóng quay trở lại với trí óc; nó nên được rèn luyện cả ngày lẫn đêm và cần được nuôi dưỡng bằng nỗ lực có chừng mực.” Đó chính là chìa khóa. Một sự nỗ lực có chừng mực.
Chỉ khi bạn nỗ lực có chừng mực, bạn mới có thể duy trì được sức mạnh của mình và có khả năng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này đúng với cả thể xác lẫn trí óc. Khi bạn đã có được sự khôn ngoan của những người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ, điều quan trọng nhất là bạn phải duy trì được sự khôn ngoan đó. Tiếp tục học và đọc về Triết học. Tiếp tục nhắc nhở bản thân về các nguyên tắc rèn luyện. Đó là cách duy nhất để duy trì nó. Và nếu bạn học được những điều mới mẻ trong quá trình đó, thì đương nhiên điều này rất tuyệt. Trên thực tế, rất có khả năng bạn sẽ tiếp tục học được nhiều điều mới mẻ dù bạn có thích nó hay không. Nó cũng giống như cơ thể người vậy. Tôi biết rằng xã hội luôn hướng đến mục tiêu “lớn hơn, tốt hơn, mạnh mẽ hơn” nhưng đó lại không phải là một mục tiêu thực tế. Và càng thực tế hơn nhiều khi nói rằng: “Tôi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và sau đó tôi sẽ giữ vững sức mạnh của mình. Tôi không cần phải mạnh mẽ hơn.”
Tôi hiểu toàn bộ câu thần chú về việc làm nhiều hơn, cải thiện 1% mỗi ngày và trở nên tốt đẹp hơn một chút. Nhưng cả bạn và tôi đều biết rằng, điều đó không hề bền vững. Ngay cả khi chúng ta thúc đẩy bản thân tiến lên một chút mỗi ngày, chúng ta sẽ sớm chạm đến được bức tường ngăn cách. Khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ dừng lại. Và sau đó, chúng ta mất đi sự khôn ngoan hoặc sức mạnh của mình. Đó là điều bạn có thể tránh bằng cách đặt mục tiêu duy trì bất cứ thứ gì mà mình có. Giống như những người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ, hãy tập trung vào một nỗ lực vừa phải. Hoàn toàn không có gì sai với điều đó cả. Trên thực tế, một nỗ lực có chừng mực đã giúp tôi xây dựng được một sự nghiệp bền vững. Tôi chỉ cần tiếp tục làm từng chút một trong năm này qua năm khác. Mọi thứ đều dung hòa và vừa vặn.