“Sự trì trệ liên tục của người loạn thần khi bước vào đời được giải thích bởi mong muốn được đứng ngoài lề của anh để không phải liên lụy tới cuộc đấu tranh đầy cam go để tồn tại. Nhưng bất kỳ ai không muốn trải nghiệm cuộc sống này đã tự bóp nghẹt ham muốn được sống của anh – nói cách khác, anh đã giết 1 phần của chính mình.” Carl Jung, Symbols of Transformation.
Ở Video đầu trong Serie này chúng ta đã thảo luận về việc Jung tin rằng sự tồn tại của chứng rối loạn lo âu, và một số hình thức khác của chứng loạn thần, có thể dạy cho chúng ta về cách sống trong cuộc đời này. Theo như Jung, nguyên nhân của chứng loạn thần, đều có thể được tìm thấy ở hiện tại, hay trong một lối sống đầy mâu thuẫn ở hiện tại. Chứng loạn thần bùng phát một cách có chủ đích. Nó báo hiệu cho ta rằng con đường mà mình đang đi trong cuộc đời không phù hợp với sự hạnh phúc của mình, hay như Jung viết:
“Sự bùng phát của chứng loạn thần không phải là một thứ xảy ra ngẫu nhiên. Thông thường, nó là thứ nghiêm trọng nhất. Nó là khoảnh khắc khi một sự thay đổi về mặt tâm lý, một cách thích ứng mới là điều cấp thiết.”Carl Jung, Freud and Psychoanalysis.
Theo như Jung, con đường để phục hồi, không nhất thiết phải hồi tưởng lại những ký ức thời thơ bé hay giải quyết các mâu thuẫn trước kia của gia đình. Bởi, trừ khi ta là nạn nhân của một số dạng tổn thương tâm lý, mà ta vẫn chưa xử lý triệt để, thì những ký ức thời thơ bé này sẽ không giúp ta thoát khỏi nỗi đau khổ ở hiện tại. Điều cần nhất đó là một góc nhìn mới – một góc nhìn đòi hỏi một “sự toàn tâm toàn ý cống hiến cho cuộc đời” (Carl Jung, Symbols of Transformation) và cũng là thứ tạo nên “một ham muốn phát triển mạnh mẽ nhân cách của bản thân [chúng ta]…một nhiệm vụ bắt buộc” (Carl Jung, Freud and Psychoanalysis). Chúng ta phải bước ra ngoài cuộc sống và tạo nên một hướng đi thống nhất cho cuộc đời của mình, mà trong hướng đi đó ta chính là người duy nhất làm chủ, không phải những người khác.”
“Tất cả [năng lượng] bị ràng buộc trong các mối quan hệ gia đình phải được chuyển từ một vòng tròn nhỏ hẹp sang một vòng tròn lớn hơn, bởi sức khỏe tâm thức của một cá nhân trưởng thành, người trong thời thơ bé chỉ đơn thuần là một hạt nhỏ nhoi quay quanh một hệ thống xoay vòng, đòi hỏi anh ta phải để bản thân mình trở thành trung tâm của một hệ thống mới.”Carl Jung, Symbols of Transformation
Bước đầu tiên để phục hồi, nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Chúng ta cần biết mình đích thực là ai và mình đang hướng về đâu. Chúng ta không thể nào bóp méo sự thật. Thay vì chạy trốn khỏi những khó khăn của mình, phủ nhận khuyết điểm, hay đổ lỗi cho những thế lực ngoài tầm kiểm soát của ta, thì việc chấp nhận bản thân là một điều bắt buộc. Hay như Jung viết:
“Chứng loạn thần…không phải là một sự nhục nhã…cũng không phải một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó dần trở nên xấu hơn đến mức con người ta muốn phớt lờ nó.”Carl Jung, Civilization in Transition.
Trong khi nhiều người sợ những gì mình có thể thấy khi họ bắt đầu nhìn nhận một cách trung thực về bản thân mình, trên thực tế, việc chấp nhận bản thân chính là một cách để tự do. Ta không còn phải dành quá nhiều sức lực để phủ nhận khuyết điểm và che giấu chúng khỏi bản thân mình và những người khác. Thay vào đó phần năng lượng này có thể dùng cho mục đích đóng góp vào sự phát triển bản thân và thúc đẩy quá trình hồi phục của mình. Với những người can đảm, Jung đề xuất một cách để biết được mình là ai, đó là nhờ vào một ai đó mà ta tin tưởng, để cho họ nhận xét một cách chân thực về tính cách của mình.
“…một trong những yếu tố trị liệu hiệu quả nhất đó là để cho bản thân mình được những người khác đánh giá một cách khách quan.”
Ngoài việc trở nên nhận thức, và chấp nhận thực trạng hiện tại của mình, ta cũng cần phải hiểu được con đường mình đi sẽ như nào nếu ta cứ mãi bị loạn thần. Bởi, những người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lo âu, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của căn bệnh, tin rằng nếu họ có thể tránh né những thứ gây nên triệu chứng của họ, thì họ sẽ có thể sống một cuộc đời tương đối ổn thỏa. Kiềm chế triệu chứng, không phải phục hồi, trở thành mục tiêu cốt lõi của họ. Nhưng con đường này thường dẫn đến một địa ngục do chính bản thân tạo nên. Bởi, trong khi tránh né những tình huống, hoạt động, và bổn phận cuộc sống gây nên triệu chứng của ta, thoạt đầu nó có thể hơi khó chịu một chút, nhưng qua thời gian, khi cơn loạn thần xuất hiện nhiều hơn, thì việc tránh né sẽ dần tích lũy cho đến khi cuộc sống bị đè nén theo những cách tồi tệ nhất. Vì lý do này, Jung tin rằng những người loạn thần phải nhận ra rằng dù công cuộc phục hồi chắc chắn không dễ dàng gì, nhưng về lâu dài sẽ đỡ đau khổ hơn so với việc bị cơn loạn thần kìm kẹp. Hay như Jung viết”
“Trốn chạy khỏi cuộc sống không giúp ta thoát khỏi quy luật sinh và tử. Những người loạn thần cố gắng né tránh cuộc sống sẽ chẳng giành được điều gì và chỉ tăng thêm gánh nặng cho mình khi phải nếm trải cảm giác già nua và chết đi liên tục, thứ xảy đến một cách tàn bạo bởi vì cuộc sống của anh đầy sự trống rỗng và vô nghĩa.”Carl Jung, Symbols of Transformation.
Jung so sánh công cuộc phục hồi giống như đang leo lên một ngọn núi dốc, trong khi đó ông cho rằng những người chưa bao giờ leo lên ngọn núi giống như những người nằm trên con đường thung lũng dễ chịu ở phía dưới mà không nhận ra rằng có một con bò tót hung dữ đang lao thẳng về phía họ. Nhưng để tránh bị cơn tuyệt vọng chiếm hữu khi ta nhận ra rằng không còn một con đường thoát dễ dàng nào, chúng ta nên nhớ rằng cơn loạn thần cho ta cơ hội để khám phá một con đường trong cuộc sống tốt đẹp hơn con đường ta đang đi. Trên thực tế, phục hồi sau một cơn loạn thần có thể giúp ta có một sức khỏe tâm lý, một sự kiên cường, cao hơn so với những người chưa bao giờ chịu đựng một sự đau khổ như này. Nói cách khác, cơn loạn thần chỉ là lời nguyền nếu như ta mãi mắc kẹt trong đó, nhưng nó sẽ là phước lành nếu ta có một lối thoát.
Nhưng thay đổi về góc nhìn nhờ vào sự chấp nhận bản thân và nhận ra được mình sẽ đi về đâu nếu cứ mãi bị loạn thần, chỉ là bước khởi đầu trên con đường phục hồi. Giải pháp thực sự ở đây chính là hành động. Chúng ta phải ngừng trở thành những người quan sát cuộc sống và “dấn thân vào một thế giới xảy ra tất cả những khả năng không lường trước được” (Carl Jung, Symbols of Transformation). Ở giai đoạn này những người mắc phải chứng loạn thần có xu hướng muốn biết mình nên thực hiện nghĩa vụ gì và con đường nào mà họ nên đi trong cuộc sống. Nhưng theo Jung ta phải cực kỳ cẩn trọng về vấn đề này, như ông viết:
“Cuộc sống của bệnh nhân sẽ diễn ra theo hướng nào trong tương lai không phải do ta quyết định. Ta không nên nhận định rằng mình hiểu rất rõ về bản chất của anh ta, nếu không ta sẽ tự biến mình thành những người chỉ dẫn tồi tệ nhất… Tốt hơn hết nên từ bỏ việc cố gắng định hướng, và thay vào đó ta nên cố gắng nhấn mạnh những điều đã được làm sáng tỏ, mà nhờ đó họ có thể hiểu rõ hơn và đưa ra những quyết định hợp lý. Những gì mà bản thân anh ta chưa đạt được thì về lâu dài anh sẽ dần không tin vào đó nữa, và những gì anh tiếp nhận từ các nhà cầm quyền sẽ khiến anh giống như một đứa trẻ con. Anh ta nên tự đặt mình vào vị trí của 1 người đang giành giật lại sự sống của mình.”Carl Jung, Some Crucial Points in Psychoanalysis.
Như đã nói, Jung có đề xuất một vài lời khuyên tổng quan để giúp ta tránh con đường có ngõ cụt. Đầu tiên, ông cảnh báo rằng những người loạn thần nên thận trọng với sự phù hợp (Conformity). Một số người trở nên loạn thần bởi vì họ có một sự nhạy cảm sâu sắc đối với các khuyết điểm hiện hữu trong những lối sống chiếm ưu thế lớn trong xã hội và vì thế, trừ khi họ phấn đấu để đạt được sự phù hợp, thì họ sẽ mãi mắc kẹt trong nỗi đau khổ của mình.
“Chính vì vậy mà có rất nhiều người loạn thần mang một sự đứng đắn ở trong thâm tâm ngăn cản họ hòa làm một với đạo đức ngày nay và những người khó thích ứng với các quy tắc đạo đức vẫn còn những khuyết điểm mà thời đại chúng ta cần phải sửa chữa.”Carl Jung, Some Crucial Points in Psychoanalysis.
Theo như Jung, những cá nhân này bị bệnh tật không phải vì họ thiếu khả năng để sống như những người khác, họ mắc phải bệnh tật là vì [họ vẫn] chưa tìm ra một hình thức phù hợp cho những đam mê tốt đẹp nhất của [mình].” (Carl Jung) Thay vì đi theo một lối mòn phù hợp thì những người này:
“…được sinh ra và định hình sẵn thay vì phải trở thành “những người nắm giữ các lý tưởng của nền văn hóa mới”. Họ sẽ còn loạn thần nếu vẫn còn quy phục trước những kẻ quyền lực và từ bỏ tự do mà mình được định sẵn để tới.”Carl Jung, Some Crucial Points in Psychoanalysis.
Nhưng không phải tất cả những người loạn thần đều là “những người nắm giữa các lý tưởng của nền văn hóa mới”. Nhiều người trở nên loạn thần đơn giản là vì họ không muốn đối diện với một trong những bổn phận của đời, mà rằng tất cả mọi người chúng ta, bởi vì có chung bản chất, thường hướng về nó một cách tự nhiên – có thể là mong muốn truyền lại nguồn gene của mình, tạo dựng mối quan hệ xã hội, tham gia một số hình thức làm việc hiệu quả, và cuối cùng đối diện với cái chết.
“Những người loạn thần trẻ tuổi co rúm lại trong sợ hãi khi những nghĩa vụ trong cuộc đời ngày càng lan rộng, còn những người lớn tuổi thì dẫn mất đi những giá trị mà anh ta đạt được.”Carl Jung, Some Crucial Points in Psychoanalysis.
Trong những trường hợp này câu hỏi về việc có phù hợp hay không chẳng liên quan gì cả, quá trình phục hồi chỉ đơn thuần là đối diện với những nghĩa vụ cuộc đời mà ta đã tránh né bấy lâu nay, hay như Jung đã nói:
“Trước kia, bởi vì căn bệnh của mình, người bệnh nhân chỉ 1 phần hoặc hoàn toàn đứng bên lề cuộc sống.
Hệ quả là anh đã bỏ quên rất nhiều nghĩa vụ của mình, có thể là về những thành tựu trong xã hội hoặc về những bổn phận thuần túy của con người. Anh phải quay lại để hoàn thành những nghĩa vụ này nếu như anh muốn được khỏe mạnh lần nữa.”Carl Jung, The Theory of Psychoanalysis.
Với những người bị cơn loạn thần dẫn đến việc rèn luyện bị hạn chế một cách bi thảm, thì nhiệm vụ mình lựa chọn không cần quá quan trọng. Chúng ta cần tìm một điều gì đó để hướng đến, thứ giúp ta có thể mang một nơi đầy sự hoài nghi, muộn phiền, và những suy nghĩ phiền nhiễu ở bên trong mình ra thế giới bên ngoài có con người, nơi chốn, và đồ vật. Một cách thực hành hữu ích về vấn đề này đã được đề xuất bởi đồng nghiệp của Jung tên là Alfred Adler. Chúng ta nên nghĩ rằng mình đã thoát khỏi cơn loạn thần và hơn nữa không còn bị xã hội cười chê. Nếu ở trong một tình huống như này chúng ta sẽ lựa chọn điều gì, con người mà ta muốn trở thành? Chúng ta thậm chí còn có thể biến những giấc mơ và ảo mộng thành những manh mối về con đường mà ta nên đi trong cuộc sống, hay như Jung viết:
“Về mặt bằng chung, sẽ là một sai lầm lớn khi phủ nhận bất kỳ giá trị chủ đích nào đến từ những ý nghĩa bệnh tật của một người loạn thần. Trên thực tế, nó là bước khởi đầu cho quá trình tinh thần hóa (Spiritualization), đây là lần đầu tiên anh mò mẫm tìm kiếm một cách mới để thích ứng.”Carl Jung, The Theory of Psychoanalysis.
Khi chúng ta bắt đầu trở nên hướng ngoại đi kèm theo đó là hồi phục, dành năng lượng của mình để bắt đầu sống trên thế giới này, thay vì tập trung hết vào đầu của mình, những triệu chứng của ta có thể tái phát. Nhưng, như Jung đã chỉ ra.
“…Trong khi cơn loạn thần và những rắc rối kèm theo đó không bao giờ song hành với một cảm giác vui mừng khi làm xong một công việc, hay khi nghĩa vụ được thực hiện một cách gan dạ, những nỗi đau khổ khi thực hiện những công việc có ích và chiến thắng trước những gian truân này thực sự là những khoảnh khắc bình yên và thỏa mãn, mang đến cho con người một cảm giác vô giá rằng anh thực sự sống trong cõi đời này.”Carl Jung, General Aspects of Psychoanalysis.
Tuy nhiên, nhiều người, chẳng bao giờ nghe theo tiếng gọi của cơn loạn thần khi nó đang thúc giục họ tiến tới một cuộc sống đầy viên mãn hơn, họ cho rằng trước khi mình có thể bắt đầu con đường này, thì trước tiên họ phải chế ngự được những triệu chứng của mình. Nhưng nếu ta đồng tình với phân tích của Jung, rằng những triệu chứng này hoàn toàn là kết quả của việc ta lựa chọn đứng ngoài lề cuộc sống, vậy thì một cách thức tiếp cận như ở trên sẽ có khả năng thất bại. Chúng ta phải chấp nhận rằng quá trình hồi phục chỉ thành công nếu ta sẵn lòng tiến bước về phía trước kể cả khi có sự hiện diện của nỗi sợ hay lo lắng. Và về vấn đề này, không có một phương thức nào để giúp ta giải thoát, không có lời khuyên nào có thể biến một kẻ hèn kém thành một người dũng cảm, mà như Jung đã ghi chú một cách khôn ngoan:
“Chỉ có sự can trường mới có thể đánh bại nỗi sợ hãi. Và nếu không chịu chấp nhận rủi ro, thì ý nghĩa của cuộc đời bằng cách nào đó sẽ bị sai lệch, và cả tương lai sẽ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.”Carl Jung, Symbols of Transformation