“Tôn giáo là những gì một người đàn ông làm khi anh ở trong trạng thái cô độc.” (Alfred North Whitehead)
“Con người có một bản chất cao quý và siêu việt, và đây chính là một phần cốt lõi của anh, nói cách khác, bản chất sinh học của anh được coi như là thành viên của một giống loài đã tiến hóa.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
Những cá nhân đơn độc từ lâu đã được xem như là kẻ thù của những tôn giáo có tổ chức, thứ cố gắng kiểm soát hoàn toàn những vấn đề về mặt tôn giáo và tâm linh.
Tuy nhiên, như Abraham Maslow đã chỉ ra, tất cả các tôn giáo có tổ chức đều được xây dựng dựa trên những trải nghiệm tinh thần của một cá nhân duy nhất. Trải nghiệm tâm linh, hoặc đỉnh cao của những cá nhân kiệt xuất qua các thời kỳ đã giúp tạo nên những tôn giáo có tổ chức, thứ đang tiến tới việc biến những trải nghiệm chân thực đó thành những giáo điều lỗi thời, những nghi lễ cũ rích, và công cụ thao túng.
“Hầu hết mọi người đều đã mất hoặc quên đi những trải nghiệm tôn giáo chủ quan, và bắt đầu định nghĩa lại Tôn Giáo như là một chuỗi các thói quen, hành vi, giáo điều, hình thức, mà nếu ở mức độ cực đoan thì nó mang tính pháp lý và quan liêu, máy móc, trống rỗng, và nếu nói theo nghĩa đúng nhất của từ này, thì đó sẽ là phản-tôn giáo. Trải nghiệm thần bí, sự khai thông, sự thức tỉnh vĩ đại, cùng với một nhà tiên tri đầy cuốn hút, người đã khởi nguồn cho tất cả mọi thứ bị lãng quên, thất lạc, hoặc bị biến thành một thứ thù địch với nó. Những tôn giáo có tổ chức, nhà thờ, sau cùng sẽ trở thành một kẻ thù nguy hiểm đối với trải nghiệm tôn giáo và người trải nghiệm tôn giáo đó.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
I) Giá trị của những câu hỏi tôn giáo (tâm linh)
Tại sao chúng ta lại ở đây? Ý nghĩa của mỗi cá nhân trong mối tương quan với cái toàn thể là gì? Bản chất thực của con người là chi? Có phải những hình dạng của vũ trụ chính là kết quả của một sự va chạm ngẫu nhiên của các hạt phân tử, hoặc có một dạng sống thông minh, hay mục đích tối thượng nào, đang dẫn dắt sự sống và vật chất?
Những câu hỏi này là điều khiến cho hầu hết cá nhân đôi khi dừng lại để suy ngẫm, vài người thì suy ngẫm nhiều hơn người khác. Trong thời đại của ta, nơi một thế giới quan duy vật chiếm ưu thế lớn, thì nhiều người cho rằng những câu hỏi này là vô nghĩa bởi vì chẳng có một câu trả lời chắc chắn nào dành cho chúng.
Nhà tâm lý học thế kỷ 20 tên là Abraham Maslow thì có một lập trường trái ngược. Theo ông, con người không chỉ hướng về những câu hỏi này một cách tự nhiên, mà bằng cách suy ngẫm về nó thì con người có thể mở ra trước mắt mình bí ẩn của sự sống – cho phép con người đôi khi có thể thoát khỏi sự đơn điệu của đời sống hàng ngày.
“Con người có thể nói rằng các nhà vô thần của thế kỷ 19 đã đốt rụi cả căn nhà thay vì tu sửa lại nó. Họ đã vứt đi các câu hỏi tôn giáo cùng với câu trả lời cho nó, bởi vì họ muốn chối từ những câu trả lời đó. Nghĩa là, họ đã quay lưng lại với toàn bộ hoạt động tôn giáo bởi vì các tôn giáo có tổ chức mang đến cho họ một chuỗi những câu trả lời mà bản thân họ không thể chấp nhận về mặt tri thức nổi – Đến cả một nhà khoa học đáng kính cũng không thể hiểu được vì nó chẳng có một minh chứng nào. Nhưng điều thú vị hơn đó là nhà khoa học này đang trong quá trình học được rằng cho dù anh phải bất đồng với hầu hết câu trả lời cho các câu hỏi tôn giáo được đưa ra bởi các tôn giáo có hệ thống, thì rõ ràng là bản thân các câu hỏi tôn giáo – và bản thân các nhiệm vụ tôn giáo, khao khát tôn giáo, mong muốn tôn giáo – đều hoàn toàn phù hợp về mặt khoa học, rằng nó có gốc rễ sâu bên trong bản chất con người, rằng nó có thể nghiên cứu, diễn tả, tìm hiểu theo một cách khoa học, và rằng những nhà thờ đang cố gắng trả lời cho những câu hỏi cầu kỳ của con người. Dù câu trả lời có thể bất đồng, nhưng bản thân câu hỏi thì đã và hoàn toàn có thể chấp nhận được, và hoàn toàn hợp lý.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
II) Bản chất của Trải Nghiệm Đỉnh Cao (Peak Experience)
Người giữ vững tính hợp lý của các câu hỏi tôn giáo, nhưng không tránh né và chấp nhận một hệ thống giáo điều về “các câu trả lời tôn giáo”, đối diện với thế giới bằng một cảm giác kỳ diệu mà Martin Heidegger đã miêu tả một cách thú vị đó là:
“…sự kỳ diệu rằng thế giới đang quay quanh chúng ta, rằng sự sống có tồn tại chứ không chỉ mỗi mình hư vô, rằng những sự vật khác và bản thân ta đang nằm bên trong chúng, rằng chúng ta vẫn chưa biết rõ bản thân mình là ai, và cũng chẳng biết rõ là ta không biết tất cả những điều này.” (Martin Heidegger)
Sự kỳ diệu như này có thể gây nên trải nghiệm (tinh thần) đỉnh cao, được diễn tả bởi Maslow trong cuốn sách mang tên Religions, Values, and Peak Experiences.
“Thông thường ta nhận thức mọi thứ như thể nó có liên quan tới mối quan tâm của con người và đặc biệt hơn là mối quan tâm đầy ích kỷ của riêng bản thân ta. Ở trải nghiệm đỉnh cao này, ta càng tách rời, khách quan hơn, và có khả năng nhận thức thế giới như thể nó độc lập không chỉ riêng người quan sát mà cả đối với con người nói chung. Người quan sát có thể sẵn lòng nhìn vào tự nhiên như thể nó “tự tồn tại sẵn và tồn tại cho chính nó”, không chỉ đơn thuần như là một sân chơi được tạo ra vì mục đích của con người… Anh có thể dễ dàng kiềm chế việc phóng chiếu những mục đích con người vào nó. Nói cách khác, anh có thể thấy Bản Chất của nó (như thể nó là đích đến cuối cùng), thay vì là một thứ gì đó được dùng hay một thứ gì đó để sợ hãi hay thứ gì đó để ao ước hay dùng để phản ứng đối với một số cá nhân, con người, coi mình là trung tâm… Điều này khá giống một nhận thức thần thánh, một nhận thức siêu phàm. Trải nghiệm đỉnh cao có vẻ đưa ta lên đến một vị trí cao hơn so với bình thường, nhờ đó mà ta có thể thấy và nhận thức vượt trội hơn so với bình thường. Ta trở nên lớn hơn, vĩ đại, khỏe mạnh, to bự, cao hơn con người và có khuynh hướng nhìn nhận phù hợp hơn.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
III) Nỗi sợ trải nghiệm đỉnh cao.
Trong khi trải nghiệm đỉnh cao mang tính biến đổi và cực kỳ ý nghĩa, thì nhiều người lại kìm chế chúng vì sợ “mất kiểm soát”
Một trải nghiệm đỉnh cao có thể mở rộng góc quan con người, và thêm nữa thúc đẩy họ đặt ra câu hỏi cho những điều mình tin chắc và niềm tin về bản thân và vũ trụ – một trải nghiệm mà, đối với những cá nhân đầy sự máy móc và đầu óc cứng nhắc, có thể bị nhầm lẫn là rơi vào cơn điên loạn.
Maslow khái niệm hóa con người thành 2 dạng: Peaker and Non-peaker (Từ do Maslow tự tạo ra). Có những người đón chào trải nghiệm đỉnh cao, dùng nó cho việc “trị liệu cá nhân của họ, sự phát triển bản thân, hay hoàn thiện chính mình”, và những người kìm nén và chối bỏ chúng.
“Cuối cùng thì tôi cũng bắt đầu sử dụng từ “Non-peaker” để miêu tả, không phải là người không thể có được những trải nghiệm đỉnh cao, mà là những người sợ hãi chúng, những người kìm nén chúng, chối bỏ chúng, người quay lưng lại với chúng, hay “quên mất” chúng… Người mà sợ hãi việc trở nên điên loạn và người, vì lẽ đó mà bám víu một cách tuyệt vọng vào sự ổn định, có kiểm soát, thực tế, vân vân, có vẻ như kinh sợ trước trải nghiệm đỉnh cao và có xu hướng chống lại chúng. Đối với những người bị chứng ám ảnh-cưỡng chế (OCD), luôn sắp xếp cuộc sống của mình xoay quanh việc chối bỏ và điều khiển cảm xúc, nỗi sợ bị nhấn chìm bởi một cảm xúc (nếu diễn giải ra thì gọi là một sự mất kiểm soát) cũng vừa đủ để cho anh huy động tất cả mọi hoạt động mang tính dập tắt mà phòng thủ của mình trước những trải nghiệm đỉnh cao này.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
IV) Mối nguy của việc trở nên “nghiện” những trải nghiệm đỉnh cao này.
Với những cá nhân có trải nghiệm đỉnh cao thì nó được xem như là một
“trải nghiệm…cực kỳ giá trị, đôi khi nó là một trải nghiệm tuyệt vời đến nỗi việc lý giải sẽ làm mất đi các giá trị và phẩm giá của nó. Thực tế ra, rất nhiều người thấy trải nghiệm này tuyệt vời và cao trào đến nỗi nó không chỉ tự giải thích cho bản thân chính nó mà thậm chí là trở thành một trải nghiệm sống. Trải nghiệm đỉnh cao có thể khiến cuộc đời này đáng sống hơn bởi sự xuất hiện thất thường của chúng.” (Religions, Values, and Peak Experience, Abraham Maslow)
Bởi vì mức độ và ý nghĩa của trải nghiệm đỉnh cao này, có nguy cơ cao ta sẽ từ bỏ những điều cần thiết và nghĩa vụ của cuộc sống thường nhật, và cố gắng tìm lại trải nghiệm đỉnh cao đó với cái giá phải trả là hạnh phúc của mình.
Bản chất của chúng ta khiến cho cuộc sống này không thể nào là một chuỗi trải nghiệm đỉnh cao liên tục được. Ta cần phải tập trung vào thế giới này và thực hiện nghĩa vụ của mình: dù đôi khi nó đơn điệu và buồn chán.
“Vì niềm vui và sự ngạc nhiên về trạng thái ngây ngất và trải nghiệm đỉnh cao, anh có thể thèm muốn tìm kiếm chúng, đặc biệt, và hoàn toàn quý trọng chúng, như thể nó là một thứ duy nhứt hoặc ít ra là một phước lành cao quý của cuộc đời, bỏ qua những tiêu chí đúng và sai khác. Tập trung vào những trải nghiệm mang tính chủ quan tuyệt trần này, anh có thể rơi vào nguy hiểm khi quay lưng lại với thế giới và những người khác để đi tìm kiếm những thứ kích thích nên trải nghiệm đỉnh cao, bất kỳ loại kích thích nào.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
V) Trải nghiệm đỉnh cao như Những Người Khám Phá vực sâu và đỉnh cao nhất.
Mặc dầu có nguy cơ rằng trải nghiệm đỉnh cao có thể được coi là thứ tốt đẹp duy nhứt trong cuộc sống – và chính vì thế mà người ta tìm kiếm nó bằng cách lạm dụng rượu, ma túy hay những cách thức khác dẫn đến sự tàn phá lâu dài tới sức khỏe của mình – trải nghiệm đỉnh cao chính là cách mà “bản chất cao quý và siêu việt hơn” của ta đạt được sự hoàn thiện trong cuộc sống này.
Sau khi hoàn thiện bản chất cao quý và siêu việt thì sự phát triển tâm lý, cảm xúc, tinh thần của cá nhân sẽ diễn ra và tiếp đó là xã hội ở quy mô lớn, Maslow đề xuất rằng sự khác biệt giữa “Peaker” và “Non-peaker” – những người mà chào đón trải nghiệm mang tính bước ngoặt này và những người thu mình lại trước nó – chính là lằn ranh chia đôi 2 nhóm người: 1 nhóm những người khám phá vực thẳm và đỉnh cao, và những người mãi mãi ở trong trạng thái bị “ru ngủ bởi sự tầm thường”
“Thật vậy, những con người “nghiêm túc” này đang tụ họp lại gần nhau tới mức ta có thể nói rằng họ đang trở thành một nhóm đơn độc của loài người, những kẻ nhiệt tình, kiếm tìm, chất vấn, thăm dò, còn những người vẫn đang bất định, chính là những người mang một “cảm giác bi kịch về đời”, người khám phá vực thẳm và điểm cao nhất, chính là “vị cứu tinh cuối cùng.” Nhóm còn lại thì được cấu thành từ tất cả những gì nông cạn, nhất thời, bị ràng buộc ở đây, những người hoàn toàn bị cơn tầm thường chiếm trọn… Những người đó biến thành một thứ cụ thể, nhất thời, và cực kỳ ích kỷ. Ta có thể nói, hầu như chúng ta kết thúc dưới hình hài của người lớn, và trẻ em, ở mặt khác.” (Religions, Values, and Peak Experiences, Abraham Maslow)
Note: Peaker và non-peaker có thể tạm dịch là người đạt đỉnh cao và người không đạt đỉnh cao, dịch ra nghĩa Việt sẽ hơi rắc rối, để tên Eng.
“In itself and for itself”: Tự tồn tại chính nó và vì chính nó, một khái niệm của Jean-Paul Sartre, hơi khó dịch, sr.