“Vì những lựa chọn xứng đáng nhất cho mỗi cá nhân chính là điều cao nhất mà anh ta có thể đạt được.” Aristotle, Politics.
Tại sao một người nên phấn đấu để thành công? Cách ta trả lời câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào cách ta định nghĩa khái niệm. Nếu thành công được định nghĩa theo hướng thông thường như là đạt được tiền bạc, danh vọng, địa vị xã hội, hay sức mạnh, thì sự thành công mang giá trị trung lập, hoặc cuộc sống có thể cải thiện với nhiều thứ này hơn, nhưng nó cũng có thể tệ đi. Nếu thành công được định nghĩa gần với từ điển như là khả năng để đạt được một mục tiêu nhất định, thì sự thành công vẫn giữ vững giá trị trung lập, chúng ta có thể ngắm tới những điều tốt lành như cải thiện sức khỏe vật lý, hoặc chúng ta có thể ngắm tới những điều xấu như tìm liều thuốc gây nghiện tiếp theo. Chỉ khi thành công được định nghĩa liên quan tới sự hoàn thiện và xuất sắc của con người, ta mới mở ra con đường để thành công trở thành giá trị tích cực. Bởi như Tom Morris đã viết:
“Người thỏa mãn nhất chính là những người say mê công việc của mình, cho dù nó là gì đi chăng nữa, và cố gắng làm tốt công việc đó. Họ là những người nhận được phần thưởng từ niềm vui nội tại về những gì mình đang đóng góp cho đời. Cho dù bất kỳ điều gì có xảy ra, và họ vẫn là những người tận hưởng thử thách để theo đuổi sự xuất chúng trong những hoạt động cũng như trong chính bản thân họ. Những người đạt được sự thành công thực sự trong cuộc đời là những người có được một thước đo tốt về sự viên mãn lẫn hạnh phúc khi mà họ đầu tư bản thân mình vào những mục tiêu đáng giá.” Tom Morris, True Success
Thành công khi theo đuổi sự xuất sắc và trong một cuộc đời được tổ chức xoay quanh những hoạt động mang đến cho ta niềm vui và thấm nhuần cuộc đời với ý nghĩa chính là một lý tưởng mà tất cả chúng ta nên phấn đấu. Phần còn lại của Video trong Series này, chúng ta sẽ xem xét một cách tiếp cận thực tế để đạt được kiểu giá trị tích cực của thành công hay cái mà ta gọi là “sự thành công hiếm thấy” (Uncommon success). Cách tiếp cận này có thể nêu ra như sau. Chọn một mục tiêu táo bạo, xây dựng các thói quen hàng ngày giúp ta đi theo hướng mục tiêu của mình, và sau đó thực hiện một cách nhất quán các thói quen. Lặp đi lặp lại, ta thấy được khuôn mẫu này xuất hiện trong cuộc sống của những cá nhân thành công nhất và khuôn mẫu này được bàn luận không ngớt trong những tác phẩm văn học về thành công và Self-help. Để tiết kiệm thời gian của bạn, chúng tôi đã cô đọng một số thông tin tốt nhất về từng bước thành 1 video ngắn.
“Thiếu đi vài mục tiêu và nỗ lực để đạt được nó. Không ai có thể tồn tại. Bước đầu tiên để tiến tới thành công đó là thiết lập một mục tiêu.” Fyodor Dostoyevsky, Prison Life in Siberia
“Ta cần phải biết mình nên làm gì với cuộc sống và mình cần điều gì để hướng tới, ta phải có mục đích để dẫn lối cho hành động và sức lực của mình đúng cách”. Tom Morris, thiếu đi mục tiêu để phóng tới, cuộc sống của chúng ta đúng thực là bâng quơ, không có điều gì hiệu quả để làm mà không có mục tiêu và mục đích, một con người sẽ úa tàn . Và sau đó 1 trong số 2 điều sẽ xảy ra. Sự bâng quơ bắt đầu khiến con người rơi vào trạng thái thờ ơ và trống rỗng về mặt tinh thần, hoặc cá nhân đó sẽ lao vào những mục tiêu mang tính hủy hoại để khiến cho điều gì đó xảy đến.” Tom Morris, The Art of Achievement
Vậy nên chọn một mục tiêu không nên thực hiện một cách tùy hứng. Mục tiêu của ta có thể được xem như là nền tảng hay một cục đá nam châm (Lodestone) để thiết kế lại cuộc đời. Nhưng cũng nên nhận ra rằng một cuộc đời thành công hiếm có thường được định nghĩa bởi một chuỗi những mục tiêu. Vì vậy, ta không nên đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mình, nghĩ rằng những gì ta chọn bây giờ sẽ quyết định tới phần còn lại của tương lai. Để giúp ta chọn một mục tiêu, ta có thể mô phỏng cách tiếp cận của những người đã thành công, và điều này có nghĩa rằng mục tiêu của ta nên đáp ứng những tiêu chí sau đây: Đầu tiên và trước hết, mục tiêu của ta phải là thứ có thành tựu chủ yếu là nhờ vào kết quả của những hoạt động mà ta thấy về bản chất là bổ ích. Thứ hai, mục tiêu của ta nên có nhiều tham vọng. Và cuối cùng, nó phải rõ ràng và nổi bật
Tiêu chí đầu tiên trong số bất kỳ tiêu chí nào có lẽ là thứ quan trọng nhất đối với loại hình thành công ta theo đuổi. Bất kỳ mục tiêu nào ta đặt, nó phải xuất hiện trong một lĩnh vực tự nhiên lôi cuốn ta, trong đó chứa các hoạt động mà ta tận hưởng bất kể những phần thưởng ở bên ngoài như thế nào. Điều này quan trọng vì 2 lý do sau. Đầu tiên, cuộc sống đầy bất định. Bất kỳ khoảnh khắc nào, ta có thể chệch hướng trong việc theo đuổi bởi những sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát, và do vậy chọn một mục tiêu chỉ vì những phần thưởng mà nó có thể đem lại tại một số thời điểm không rõ và một tương lai bất định là điều ngu ngốc. Thay vào đó, ta cần tìm một mục tiêu mang đến sự vui thích, tận hưởng và thỏa mãn cho hiện tại. Chỉ khi ta tận hưởng những gì mình làm, ta mới có thể mong đợi đạt được bất kỳ điều gì đáng giá hơn, bởi như Iron Rand đã nói, để thành công:
“Bạn phải là một loại người có thể hoàn tất công việc. Nhưng để hoàn tất công việc, bạn phải yêu việc “làm”, chứ không phải những kết quả phụ.” Ayn Rand, The Fountainhead
Để khám phá một mục tiêu đáp ứng tiêu chí đầu tiên, có thể hữu ích nếu như ta xem xét những kỹ năng hiện tại và đối chiếu với tài năng của mình. Bởi nó đã khẳng định rõ ràng rằng một phần của thứ khiến cho công việc có bản chất phần thưởng chính là khả năng làm tốt công việc đó. Thông thường, mọi người tự đặt cho mình là thất bại vì họ nghĩ rằng mình sẽ yêu thích một mục đích nhất định, nhưng bởi vì nó không hạp với kỹ năng và tài nghệ của mình. Họ chật vật để đạt được bất kỳ trình độ nào và do đó bỏ cuộc trong sự cay cú. Nếu ta không biết mình giỏi cái gì, hay những hoạt động nào hợp với điểm mạnh bên trong. Vậy thì ta cần phải thử nghiệm nhiều mục đích khác nhau cho đến khi một thứ nào đó thành công.
Khi ta đã khám phá ra một lĩnh vực bao hàm những hoạt động ta yêu thích và hợp với điểm mạnh của ta thông qua công nghệ, lập trung vi tính, viết văn, tạo nhạc, có gia đình hoặc leo núi. Chúng ta sau đó cần phải tìm hiểu cụ thể về những gì ta muốn đạt được một cách chính xác. Nói cách khác, ta cần chọn lựa một mục tiêu vừa có tham vọng và nổi bật. Chọn một mục tiêu đầy tham vọng sẽ giúp ta có thêm cơ hội để sống một cuộc đời thành công hiếm có vì một số lý do. Đầu tiên, một mục tiêu lớn thì truyền cảm hứng nhiều hơn, và do đó sẽ mang đến cuộc đời ta hy vọng và sự thú vị, thứ có thể thúc đẩy ta bắt đầu sống theo những cách không nổi bật nhưng lại thúc đẩy sự thành công hiếm có.
“Bản chất đạo đức cao cả hơn của con người, đối nghịch với những người khác, thường chỉ nằm ở sự thật rằng mục tiêu của anh ta lớn hơn về mặt số lượng, người còn lại thì bị kéo xuống bằng cách khiến cho bản thân anh ta bận bịu những điều nhỏ nhặt….” Nietzsche, Human All Too Human
Để xác định liệu rằng một mục tiêu có đủ tham vọng, ta có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi sau. Nếu ta đạt được mục tiêu, nó sẽ chỉ làm gia tăng thêm sức khỏe của ta? Hay nó sẽ thay đổi ta hoàn toàn? Trừ khi ta có thể trả lời một cách chắc nịch cùng với vế sau. Mục tiêu của ta vẫn chưa đủ lớn để theo đuổi sự thành công hiếm có.
“Hạnh phúc – như cách bạn hiểu nó, con đường tự nhiên, nó không phải mục tiêu, nó dường như là cái kết đối với chúng ta, một trạng thái mà sớm muộn sẽ khiến con người lố bịch và bần tiện – Nó khiến cho sự hủy diệt của anh ta đáng mơ ước.”
Nhưng cũng có một lý do để đặt mục tiêu lớn. Và nó áp dụng cho tất cả ai đang đặt sự nghiệp hay kinh doanh liên quan tới mục tiêu. Mục tiêu càng lớn, càng ít sự cạnh tranh. Bởi như Tim Ferriss giải thích:
“Ở đỉnh cao thật cô đơn, 99% con người trên thế giới tin rằng họ không có khả năng đạt được những điều lớn lao, do đó họ nhắm tới sự tầm thường. Vì vậy, mức độ cạnh tranh gay gắt nhất dành cho những mục tiêu thực tế, nghịch lý thay khiến cho chúng tốn thời gian và tiêu hao năng lượng nhất. Câu cá tuyệt nhất là khi có ít người tới, và sự bất an tập thể của thế giới giúp cho con người dễ dàng đánh được một cú home run trong khi vạn người khác thì đang nhắm tới một cú đánh căn bản (Base hit).” Có ít sự cạnh tranh cho những mục tiêu lớn lao.
Tim Ferriss, The Four Hour Work Week
Có một tiêu chí cuối cùng mà mục tiêu của bạn phải tuân theo. Ta cần đảm bảo nó tập trung rành mạch và nó giúp cho ta đủ rõ ràng về việc ai là người mà chúng ta cố gắng trở thành. Nhiều mục tiêu hay thậm chí là một mục tiêu mà quá phức tạp sẽ chỉ mang đến những rắc rối không cần thiết cho việc theo đuổi sự thành công hiếm thấy. Bởi như một câu ngạn ngữ Nga đã nói rằng: “Nếu bạn đuổi theo 2 con thỏ, bạn sẽ không bắt được con nào.” Hoặc như Orison Swett Marden đã viết:
“Mỗi người vĩ đại đều trở nên vĩ đại, mỗi người thành công đều thành công tương xứng bởi anh ta đã phó thác sức mạnh của mình cho một nguồn cụ thể.” Orison Swett Marden
Để đảm bảo rằng mục tiêu chúng ta được tập trung một cách chính đáng, ta nên thử và viết nó ra trong một câu đơn, nếu được đọc bởi bên thứ 3 sẽ truyền tải rõ ràng cho họ điều mà ta đang cố gắng làm. Ta thậm chí nên cân nhặc việc đặt cho bản thân mình một thời hạn tạm thời để hoàn thành mục tiêu của mình, bởi thời hạn sẽ thúc giục nhiều người hành động. Nhưng chúng ta càng hình thành mục tiêu càng cụ thể, ta sẽ dễ dàng tiến về phía trước bởi vì sự rõ ràng về đích đến sẽ tăng cơ hội đi tới đó.
“Một mục tiêu hiệu quả…xác định nơi bạn muốn đến, và trong quá trình đó giúp bạn xác định mình đang ở đâu. Nó cho bạn thông tin quan trọng về cách để tới đó, và nó nói cho bạn khi đã đến. Nó kết tinh những nỗ lực và năng lượng của bạn, nó mang đến ý nghĩa và mục đích cho tất cả những gì bạn làm. Và cuối cùng nó có thể biến chính mình thành những hoạt động thường ngày để bạn chủ động, bạn đang chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, bạn đang cố gắng thực hiện những điều giúp cho bạn có thể hoàn thành mục tiêu mỗi ngày.” Stephen Covey, The 7 Habits of Highly Effective People
Vậy hãy giả định rằng ta có một mục tiêu đáp ứng tiêu chí mà chúng tôi đã nêu ra ở trong video này. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tiến về phía trước theo hướng là hoàn thành nó từng ngày một? – Chúng ta cần những hệ thống và thói quen giúp biến những ngày thành nền tảng của một cuộc sống thành công hiếm có và những bước của quá trình này sẽ là chủ đề của video tiếp theo.
“Một mục tiêu đôi khi có vẻ quá xa vời,” Earl Nightingale viết “và sự tiến bộ của ta thường chậm chạp tới mức ta thường có xu hướng mất lòng. Đôi khi có vẻ như chúng ta sẽ không bao giờ đạt kết quả. Và chúng ta gần như quay lại với những thói quen cũ, trong khi nó có thể thoải mái ngay bây giờ, nó chẳng dẫn đi tới đâu cả. Well, có một cách để đánh bại điều này. Nó đã được sử dụng thành công bởi nhiều người thành đạt nhất trên thế giới. Và nó được ủng hộ bởi nhiều nhà tư tưởng vĩ đại nhất. Đó là hãy sống một cách thành công, mỗi ngày một lần.”