“Biến cuộc đời dễ dàng còn khó hơn trồng một loại thảo dược trường sinh bất lão.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Theo nhiều khía cạnh thì cuộc đời chính là trận chiến. Một trận chiến chống lại những khuynh hướng tự hủy hoại bản thân, khuyết điểm và nỗi sợ. Một trận chiến chống lại bản chất phàm trần và thời gian bị giới hạn. Một trận chiến chống lại thói quen xấu và những người cố gắng lôi kéo ta xuống. Và dựa vào giai đoạn lịch sử mà ta đang sống thì đó là một trận chiến chống lại sự nô dịch của kẻ bạo chúa để dành tự do. Nhưng đừng để quan niệm sống này làm ta thất vọng, ta cũng nên nhận ra rằng toàn tâm toàn ý tham gia vào trận chiến với đời chính là điều sản sinh ý nghĩa và sự đủ đầy. Bởi như Jung đã lưu ý, cuộc đời thì khó, chẳng thể làm được gì để thay đổi, nhưng ta có thể chọn cách đối mặt với trận chiến cuộc đời và dựa vào cách tiếp cận đã chọn, một cuộc đời khó khăn có thể trở thành một cuộc đời tốt đẹp. Trong Video này ta sẽ khám phá cách để đạt được kỳ công vĩ đại này.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến, kiến thức về tình thế là điều cần thiết và trong trận chiến với đời, sự đổi thay chính là nét đặc trưng. Trạng thái của thế giới bên ngoài, thế giới nội tâm của Psyche và sự tương tác giữa cả hai luôn luôn thay đổi liên tục. Quá trình lão hóa dần dần thay đổi cách ta trải nghiệm cuộc sống và cái chết mãi mãi thay đổi một nhóm người cư trú trên trái đất này. Hơn nữa, cuộc đời còn bị xen ngang bởi tính bất ngờ và ko lường trước được. Vòng xoáy nghiệt ngã của số phận và những cơ hội độc nhất về cơ bản, và đôi khi nhanh chóng, phá vỡ hoàn toàn kết cấu cuộc đời ta. Và do đó, nếu cuộc đời được định nghĩa bởi sự đổi thay, thì việc định hướng thành công trong trận chiến với đời trên hết đòi hỏi khả năng thích ứng, hay như chiến lược gia quân sự vĩ đại Sun Tzu viết:
“Nước định hình dòng chảy dựa theo trạng thái tự nhiên của mặt đất mà nó chảy qua; người chiến binh có được chiến thắng nhờ tương quan với kẻ thù anh ta đối mặt. Do đó, cũng như nước ko có hình dạng bất biến nào, vậy nên trong chiến tranh cũng chẳng có tình thế bất biến nào. Người có thể sửa đổi chiến lược tương quan với đối thủ và nhờ đó thành công mỹ mãn, có thể được gọi là một nhà chiến lược trời sinh.” (Sun Tzu, The Art of War)
Tầm quan trọng của việc thích ứng với sự đổi thay liên tiếp của đời, và điều chỉnh chiến lược phù hợp với mỗi thử thách mới, trở nên hiển nhiên khi ta nhìn vào những cá nhân thiếu đi khả năng này, nói cách khác, những cá nhân bị định hình bởi sự cứng nhắc trong hành vi và tâm lý của họ. Cứng nhắc trong suy nghĩ hay hành động, gần như đảm bảo thua cuộc trong trận chiến với đời. Bởi, khi ta quá ương ngạnh, lựa chọn khi đối diện với sự thay đổi bị giới hạn. Ta có thể thử áp dụng những cách xưa cũ đối với thử thách mới, nhưng điều này chỉ có tác dụng nếu như thử thách ko quá mới lạ. Ngoài ra, ta có thể rời khỏi trận chiến, phủ nhận sự tồn tại của nó, hoặc cố tránh né nó. Nhưng ta càng tránh né thử thách cuộc đời, ta càng khó sống đúng nghĩa và như Carl Jung viết.
“Một cuộc đời ko được sống đúng nghĩa là một thế lực mang tính tàn phá, ko thể chống lại hoạt động một cách âm thầm nhưng dai dẳng.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Để trở thành một trong số ít người thực sự sống, thay vì chỉ đơn thuần là tồn tại, ta phải sẵn lòng đối diện với trận chiến của mình bằng tính thích ứng thúc đẩy thành công tốt nhất. Nhưng làm sao ta có thể sống như vậy được? Nói cách khác, làm sao ta thoát khỏi cảnh lười biếng và sợ hãi giữ chân nhiều người mắc kẹt trong lề thói cứng nhắc? Một cách tiếp cận đó là thông qua việc sắp xếp lại ý niệm về bản thân để thay thế điều gọi là cái tôi được tạo dựng sẵn (Self-constructed) thành cái tôi khám phá (Self-discovered). Để biết được loại nào định hình ta, ta nên đặt ra câu hỏi sau:
Self-constructed: Ý chỉ một sự tổng hợp của những niềm tin và góc quan ta có về bản thân mình. Self-discovered thì là quá trình hay hành động thu thập tri thức và hiểu biết về khả năng, tính cách và cảm xúc của mình.
“Liệu khái niệm về bản thân [chúng ta] dựa trên tước danh nghề nghiệp, mức thu nhập, khía cạnh thể chất, tuổi tác, mức độ giáo dục, vị trí hiện tại của ngôi nhà [chúng ta], chiếc xe [ta] lái, hay những người bạn quyền thế?” (Al Siebert, The Resiliency Advantage)
Nếu ta trả lời câu hỏi này theo hướng khẳng định, vậy thì ta đang sở hữu một ý niệm về cái tôi được tạo dựng sẵn. Nói cách khác, khái niệm bản thân của ta được xây dựng, hay cấu thành dựa trên việc đạt được những giá trị và điều thiện bên ngoài và trong khi hình thức cái tôi này rất phổ biến trong thế giới hiện đại, nó ko phải là lý tưởng, bởi như triết gia Arthur Schopenhauer giải thích:
“Người bình thường đặt hạnh phúc cuộc đời vào những thứ bên ngoài, vào tài sản, địa vị, vợ con, bạn bè, xã hội, và những thứ tương tự, để khi anh ta mất đi chúng hoặc nhận thấy chúng ko thỏa ý, nền tảng hạnh phúc của anh bị phá hủy. Nói cách khác, trọng tâm ko nằm ở bản thân anh ta; nó liên tục thay đổi vị trí; cùng với mỗi lời ước và ý chợt nảy ra.” (Schopenhauer, The Wisdom of Life)
Khi khái niệm bản thân bị ràng buộc với những thứ bên ngoài thì trật tự của bản thân ta cũng phản ánh trật tự thế giới bên ngoài. Khi trật tự đó bình ổn thì ý niệm về bản thân ta cũng y như vậy. Nhưng khi trật tự đó tan vỡ, có thể là do khủng hoảng kinh tế, xã hội hay cá nhân, thì những điều đi cùng với cái tôi được tạo dựng sẵn sẽ có khuynh hướng đổ vỡ. Để tránh điểm yếu của một cái tôi được tạo dựng sẵn, ta cần thay thế nó bằng một cái tôi đi khám phá. Cái tôi khám phá được trau dồi thông qua phát triển phẩm hạnh, kỹ năng, nét tính cách đặc biệt, và những khả năng cá nhân khác thay vì tạo dựng dựa trên những thành tựu bề ngoài. Ý niệm về bản thân này được khám phá khi ta trở thành một con người hiện thực hóa tiềm năng ẩn giấu của mình và phát triển khả năng tương tác độc nhất với thể giới và như Al Siebert giải thích:
“Tính kiên cường đến từ một cái tôi khám phá, ko phải một cái tôi được tạo dựng sẵn. Nó bắt nguồn từ sự lộ diện dần dần những khả năng độc nhất, bẩm sinh trong quá trình gọi là cá biệt hóa (Individuation). Bạn càng trở nên tốt hơn, bạn càng độc đáo hơn với tư cách là một cá nhân – và nó ko bao giờ ngừng lại. Nếu cá tính của bạn hầu hết dựa vào những tác nhân bên ngoài, bạn sẽ cảm thấy lo lắng về những đổi thay đe dọa tới nguồn cá tính của mình. Bạn sẽ cố giữ thế giới xung quanh đóng băng một chỗ. Nếu cá tính của bạn dựa vào phẩm chất cá nhân, khả năng, và giá trị, thì dù một phần thế giới có tan biến đi cũng ko đe dọa tới sự tồn tại của mình. Với một ý niệm nội tâm mạnh mẽ về con người mình, bạn có thể dễ dàng thích ứng và phát triển trong môi trường mới.” (Al Siebert, The Resiliency Advantage)
Một cái tôi khám phá hiệu quả hơn nhiều trong trận chiến với đời vì 2 lý do chính: thứ nhất, trật tự nội tâm mà cái tôi này neo đậu bình ổn hơn, và nằm dưới sự kiểm soát của ta, hơn là phần trật tự bên ngoài của cái tôi tạo dựng sẵn. Thứ hai, cái tôi khám phá thích ứng tốt hơn bởi quá trình dẫn tới sự hiện diện của nó, gọi là phát triển bản thân, giúp ta thấm nhuần đủ loại kỹ năng và khả năng có thể dùng để đối đầu với trận chiến cuộc đời. Michel de Montaigne, triết gia thế kỷ 16, từng là một người dành phần lớn thời gian cuộc đời chủ động theo đuổi cái tôi khám phá và đoạn văn sau có thể dễ dàng được xem như là thái độ sống cho hầu hết những người muốn đi trên con đường này.
“Từ bỏ việc chi phối những sự kiện xung quanh, tôi tự cai quản chính mình, và nếu chúng ko thích ứng với tôi, tôi sẽ thích ứng với chúng.” (Momtaigne, Of Presumption)
Cách bảo đảm nhất để trau dồi một cái tôi khám phá chính là tìm được một mục đích hay sứ mệnh cuộc đời và định hướng những ngày tháng của ta quay quanh việc theo đuổi chúng. Một mục đích có thể là bất kỳ mục tiêu dài hạn có ý nghĩa nào thúc đẩy sự phát triển bản thân. Nó có thể là mục tiêu sáng tạo như là thành thục một nghề hay kỹ năng, một mục tiêu thực tiễn như khởi nghiệp, hay một mục tiêu gan dạ như cống hiến bản thân cho một giá trị quan trọng về mặt văn hóa như tự do. Nhưng bất kể ta chọn điều gì, mục đích của ta phải mang tính thử thách và truyền cảm hứng, và nó nên được chính chúng ta chọn.
Trong khi một số người có thể nhìn nhận lời kêu gọi sống có mục đích là điều sáo rỗng, trên thực tế nó có thể là vấn đề giữa tỉnh táo so với điên rồ hay thậm chí là sự sống và cái chết. Quan điểm này được nhấn mạnh bởi bác sĩ đồng thời là tác giả người Hà Lan tên Joost Meerlo, người sống qua cuộc xâm lược Hà Lan của Đức Quốc Xã và là thành viên của lực lượng chống Đức Quốc Xã. Meerlo dành thời gian nghiên cứu những tác động tâm lý của việc trở thành 1 tù nhân của trại tập trung. Như ông đã ghi chú, hầu hết mọi người khi bị lôi ra khỏi nhà và đưa đến nhà tù chỉ vì lý do tham nhũng chính trị và sự bạo tàn của con người ko phải kiểu người đương đầu tốt cho lắm. Nhưng như ông đã chỉ ra sâu xa hơn, có một vài cá nhân ko chỉ chịu đựng tình cảnh như này, mà thậm chí còn phát triển mặc cho hoàn cảnh, và điều ko thể thiếu cho khả năng đáng kinh ngạc này chính là sống có mục đích, hay như điều Meerlo miêu tả ở đoạn văn sau, gọi là một sứ mệnh hay mục tiêu nội tâm:
“Khi ta nhìn vào biến thể hành vi con người dưới những tình cảnh cực đoan và thúc bách, ta có thể thấy họ dễ bị khuất phục đến nhường nào, và cùng lúc ta thấy được những nhân tố nhất định dường như mang lại hiệu ứng tích cực lên nhuệ khí của họ, giữ họ ko bị tuyệt vọng và sụp đổ. Khi những tác nhân này hoạt động, tinh thần được sống lại và cho phép con người sống liêm chính mặc cho tình cảnh nguy khốn. Có nhiều điều thúc đẩy nhuệ khí như này… Có lẽ thứ hiệu quả nhất chính là cảm giác sở hữu vài sứ mệnh và mục tiêu nội tâm. Lý tưởng đó có thể là tình yêu quê cha đất tổ, tình yêu tự do hay công lý, hay thậm chí là suy nghĩ thù ghét và trả đũa. Bất kể nó là gì, vào thời điểm tai ương, một ý tưởng dẫn lối là điều cần thiết y như sức mạnh thể chất và tính nhẫn nại đơn thuần.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
Nhà tâm lý học Viktor Frankl dành thời gian trong trại tập trung của Đức Quốc Xã cũng lặp lại quan niệm của Meerloo. Frankl đi xa hơn khi cho rằng với ông và những bạn tù khác, một mục đích chính là thứ phân định sống chết. Thiếu đi mục đích hay “mục tiêu tương lai” để hướng về, những người tù binh sẽ rất khó sống trong tình cảnh bất định và bạo tàn trong trại tập trung. Frankl nhận thấy rằng nhiều cá nhân thiếu mục đích sa đà vào điều ông gọi là “tuyệt vọng” (Give-up-itis). Vào một buổi sáng, họ chỉ đơn thuần là ko muốn dậy, và như ông viết:
Give-up-itis: chỉ trạng thái con người phản ứng với những căng thẳng bằng cách phát triển sự thờ ơ, từ bỏ hy vọng buông xuôi ý chí sống, nói ngắn gọn là tuyệt vọng.
“Tại thời khắc đó chúng tôi biết rằng trong 48 giờ tới hoặc hơn, chúng tôi sẽ chứng kiến họ chết dần.” (Viktor Frankl, Man’s Search for Meaning)
Trong khi tràn đầy hy vọng rằng, chúng ta sẽ ko phải là thế hệ ép buộc phải chịu đựng sự bạo tàn của các trại tù chính quyền, điều mà tương lai dành cho chúng ta chẳng ai biết được. Sự bất định của xã hội làm tối sầm tương lai ta, chủ nghĩa chuyên chế đang tăng cao khắp toàn cầu, và khả năng sống tự do và phồn vinh về mặt kinh tế đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và do đó, sống có mục đích và trau dồi một cái tôi khám phá có thể là lựa chọn khôn ngoan kể cả trong thời điểm bất ổn xã hội, bởi nó thúc đẩy sự vĩ đại của bản thân, trong thế hệ của ta, nó có thể là điều phân định việc phát triển tốt trong thời điểm bất định so với cúi đầu đau khổ trước hỗn loạn quay quanh ta:
“Nếu có bất kỳ thời điểm nào con người muốn được sinh ra, thì đó sẽ ko phải thời kỳ Cách Mạng; khi cái tân kỳ và cũ kỹ đứng kề cạnh nhau và bị so đo; khi sinh lực của con người được tìm thấy thông qua nỗi sợ và hy vọng; khi những hào quang lịch sử của cái cũ kỹ có thể bù đắp lại bằng tiềm năng dồi dào của thời đại mới? Thời điểm này, như bao thời điểm khác, là một cơ hội thực sự tốt lành, nếu ta biết phải làm gì với chúng.” (Ralph Waldo Emerson, The American Scholar)