Khi chúng ta nghĩ về những thế lực định hình bản thân, ta thường nhìn lại thời gian. Ta nhìn vào những sự kiện thời non trẻ, sức ảnh hưởng của những người đồng trang lứa, và cách gia đình đối xử với ta. Nhưng, trong khi quá khứ, hay ít nhất là quan niệm về nó, ảnh hưởng tới ý niệm bản thân, thì cũng đúng khi nói rằng một sự kiện trong tương lai, và lựa chọn cách đối phó với chúng của ta, cũng định hình bản thân và con người ta sẽ trở thành.
“Ý tưởng về cái chết, nỗi sợ đối với chúng, ám ảnh con người ko hơn ko kém; nó là động lực chính của hoạt động con người – những hoạt động được thiết kế đa phần là để né tránh tai ương của cái chết, để vượt qua chúng bằng cách phủ nhận một vài khuynh hướng cho rằng cái chết là định mệnh cuối cùng của con người.” (Ernest Becker, The Denial of Death)
Trong hầu hết trường hợp, chính xã hội là nơi cung cấp các cơ chế giúp ta đương đầu với cái chết. Nhưng mọi xã hội ko cung cấp những lời giải cân xứng cho nan đề hiện sinh của ta, một số xã hội trên thực tế khuyến khích lối sống có khả năng kết thúc trong hối hận cao hơn là cảm giác đáng sống. Trong Video này chúng ta sẽ thảo luận lý do vì sao thế giới phương Tây hiện đại đang rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc này, đồng thời cũng đưa ra một cách tiếp cận thay thế để đương đầu với nan đề hiện sinh dựa trên cuộc đời và thái độ sống của Leonardo da Vinci.
Phần lớn lịch sử, thần thoại chính là công cụ con người sử dụng để gạt bỏ nỗi sợ cái chết. Một số thần thoại đạt được điều này bằng cách hứa hẹn một tương lai tốt hơn. Nếu ta chỉ sống theo hướng mà thần thoại đã đề ra, thì đến cuối cùng ta sẽ gặp một bước ngoặt, nơi đau khổ chỉ còn là một thứ dĩ vãng và một sự tồn tại hạnh phúc sẽ lấp đầy chân trời tương lai của mình. Thần thoại nổi tiếng nhất về thể loại này, hay điều được gọi là thần thoại cập bến (Myth of arrival), chính là thần thoại Cơ Đốc Giáo. Tín điều Cơ Đốc Giáo dạy ta rằng nỗi đau khổ trần tục, và thậm chí cái chết, ko phải là sự kiện vô nghĩa trong một vũ trụ trống rỗng, mà là những bước đi cần thiết để cập bến ở thiên đàng.
Myth of arrival: 1 kiểu thần thoại cho rằng một khi ta đã đến một thời điểm nhất định trong đời, mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp, và cuộc đời mình muốn sẽ bắt đầu. VD: Nếu tôi thoát nợ nần…thì tôi sẽ hạnh phúc, nếu con tôi lớn thì tôi sẽ có thời gian làm mọi thứ, vân vân… Kiểu thần thoại này khiến ta tin rằng nếu mình đến được thời điểm nào đó, mình sẽ tự nhiên cảm thấy tốt hơn và đỡ khổ hơn…
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của khoa học, và chủ nghĩa hoài nghi mà nó mang tới, khiến cho niềm tin về một thế giới bên kia ít tin cậy hơn. Nhưng cái chết của Chúa chỉ phá hủy một sự biểu lộ của thần thoại cập bến. Thay vì thần thoại Cơ Đốc Giáo, một thần thoại mới đã xuất hiện ở phương Tây, và nó cũng hứa hẹn một tương lai tốt hơn. Phiên bản thế tục mới của thần thoại cập bến này được xây dựng quay quanh ý tưởng rằng sự đau khổ ko bị ràng buộc quá nhiều với bản chất phàm trần của ta, mà thay vào đó nó là kết quả của những gì ta thiếu. Nếu ta có thể tìm một công việc lương cao thích đáng, dọn vào ở một căn nhà to bự, gặp bạn đời hoàn hảo và liên tục đắm chìm trong ánh mắt ngưỡng mộ của những người khác, thì ta sẽ trải nghiệm một bước ngoặt trong đời. Vấn đề của ta sẽ tiêu tan và tiền bạc và địa vị xã hội sẽ giúp ta có thể tạo nên cuộc đời ko phải vật lộn và đấu tranh.
Trớ trêu thay, khi thay thế niềm tin về một thiên đàng huyền ảo bằng niềm tin về một thiên đàng trần tục, thần thoại cập bến thời hiện đại chẳng hề hết hão huyền chút nào. Bởi trong những khoảnh khắc sáng suốt, tất cả chúng ta đều biết rằng phần lớn những gì làm mình phiền não ko thể giải quyết chỉ bằng cách thêm vào của cải hay địa vị xã hội. Để làm vấn đề tệ hơn, thần thoại cập bến thời hiện đại ko giúp ta đối phó với sự thực rằng một ngày nào đó, ta cũng sẽ bị đóng kín trong một cái hộp và quẳng xuống lỗ. Bởi ở một khía cạnh, ta có thể là một trong số ít người leo lên tới những đỉnh cao vĩ đại của nấc thang thành công xã hội, nhưng nếu điều này phải trả giá bằng những năm hay thập kỷ lãng phí vào một công việc ta ghét, và loại bỏ những hoạt động về mặt bản chất mang lại phần thường, khi ấy sẽ rất khó để ta ko cảm thấy rằng mình đã lãng phí cuộc đời theo đuổi vô ích. Mặt khác, nếu ta chật vật để có được của cải và địa vị mà xã hội cho là cần thiết để tận hưởng cuộc đời, khi ấy sẽ rất khó để ta ko đánh giá bản thân mình là phế phẩm và bị hao mòn bởi sự vỡ mộng và phẫn uất. Dù thành công hoặc thất bại, thần thoại cập bến thời hiện đại ít khi khẳng định sự tồn tại của ta khi đối diện với cái chết gần kề hơn bao giờ hết.
May mắn thay, bám víu vào ảo tưởng rằng một tương lai tốt hơn đang chờ đón, ở kiếp này hay kiếp sau, ko phải là cách duy nhất để đối phó với nan đề hiện sinh. Một cách tiếp cận khác chính là học cách sống đủ đầy hơn ngay bây giờ, bởi như Leonardo da Vinci đã nói một cách để đời rằng:
“Cũng giống như một ngày đủ đầy mang lại giấc ngủ hạnh phúc, một cuộc đời làm việc chính đáng mang lại một cái chết phước lành.” (Leonardo da Vinci)
Nhưng một cuộc đời làm việc chính đáng là gì? Châm ngôn của da Vinci chính là “khắc khổ ko ngừng” và điều này cho ta một manh mối về ý nghĩa của lời phát biểu của ông. Một cuộc đời làm việc chính đáng, theo da Vinci, ko phải là cuộc đời dành những tháng ngày theo đuổi tiền bạc hay danh tiếng, cũng ko phải cuộc đời dành tất cả thời gian để nhảy từ một thú vui không đâu vào đâu sang thú vui khác. Một cuộc đời làm việc chính đáng là cuộc đời ta chọn những kế hoạch về mặt bản chất mang lại phần thưởng và dành thời gian đều đặn cần thiết để có được thành tựu của chúng. Nhìn vào cuộc đời của da Vinci sẽ cho ta thấy rằng đây chính là cách ông ấy sống. Từ những bức họa kiệt tác của ông, cho đến nỗ lực phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên, cho đến công trình về giải phẫu con người đáng kinh ngạc, cuộc đời của da Vinci luôn tràn đầy những kế hoạch.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta ko đủ may mắn để có những nhà hảo tâm giàu có tài trợ nỗ lực sáng tạo của mình, nhưng miễn là ta có chút thời gian rảnh, ta có thể bắt chước cuộc đời da Vinci ở một mức độ nhất định. Một lượng nhỏ thời gian dành ra hàng ngày cho công việc sáng tạo, thành thục 1 kỹ năng, hay một số dự án khác, qua thời gian sẽ tích lũy thành những kết quả phi thường, và mở ra nhiều tiềm năng bất ngờ. Kỹ năng của ta càng chín muồi nhiều hơn, thì ta càng có nhiều khả năng khám phá ra những cách để tích hợp đam mê của mình vào sự nghiệp. Nhưng kể cả nếu ta ko kiếm ra tiền từ kế hoạch của mình, và kể cả nếu ko có một bóng người nào công nhận nỗ lực, ta vẫn được lợi từ lối sống tích cực này vì vài lý do.
Thứ nhất, sống cuộc đời làm việc chính đáng là cách hữu hiệu nhất để giải quyết một trong những nguyên nhân gốc rễ gây ra đau khổ cho con người, đó là cảm giác rằng ta đang trì trệ. Sự trì trệ sử dụng thủ đoạn đánh lừa với tâm trí, nó khiến ta đặt câu hỏi về mục đích tồn tại và mang đến một sự mường tượng về những gì đợi chờ. Để chống lại cảm giác này, ta cần thay đổi. Ta cần điều phân định phù hợp việc tồn tại so với cái chết và một cuộc đời làm việc chính đáng sẽ là phương tiện di chuyển ta tới con đường này. Ta càng gắn bó lâu dài với lối sống này, ta càng hiểu được tiềm năng của mình, và ta càng ít bị ám ảnh bởi bóng ma của một cuộc đời lãng phí.
Lý do thứ hai cho việc tại sao một cuộc đời làm việc chính đáng là điều có ích kể cả nếu nó chẳng mở ra phần thưởng bên ngoài nào, đó là vì lối sống này cho phép ta tiếp cận trạng thái nhận thức tối ưu được biết đến như là Flow (Dòng chảy) và do vậy, hãy để tâm tới minh triết được khuyên bảo rất nhiều rằng ta nên sống cho khoảnh khắc nhiều hơn. Trạng thái Flow ko thể tiếp cận bằng mệnh lệnh, mà thay vào đó nó tự nhiên xuất hiện khi ta toàn tâm toàn ý tham gia vào những hoạt động đòi hỏi vận dụng kỹ năng ở mức tối đa. Khi đạt được trạng thái Flow thay đổi nhận thức về thời gian, khiến cho ý niệm về bản thân có vẻ mất đi và việc đơn thuần tham gia vào bất kỳ điều gì mình đang làm tự thân nó trở thành phần thưởng. Ko như những thú vui khoái cảm, làm cho hiệu suất giảm dần, ta càng tạo ra nhiều trạng thái dòng chảy trong cuộc đời thì càng tốt.
Trong khi cuộc đời làm việc chính đáng là một cuộc đời tươi đẹp bất kể nó có tạo ra phần thường bên ngoài hay ko, dù sao thì đây vẫn là cách tiếp cận tốt nhất để đạt đến vị trí lý tưởng, theo đó ta có thể hỗ trợ bản thân về mặt tài chính thông qua những hoạt động có bản chất nội tại là phần thưởng. Nhiều người mơ ước về một cuộc đời như thế, nhưng ít ai đạt được vì lý do đơn giản rằng họ sẽ ko bao giờ giỏi hơn ở điều mình làm. Tuy nhiên, đều đặn cống hiến thời gian theo đuổi những dự án có bản chất nội tại là phần thưởng. sẽ ép ta trau dồi những nét tính cách đặc biệt như là kỷ luật, sự bền bỉ, gan góc, đồng thời cũng củng cố khả năng cần thiết để tập trung lâu dài. Với những công cụ này trong tay, ta sẽ đưa bản thân mình vào một con đường đạt được sự thành thục cần thiết để biến giấc mơ này thành hiện thực.
Tuy nhiên, nếu thành công bên ngoài đến với ta, ta ko được cho phép để chúng làm mình chệch hướng khỏi con đường sống cuộc đời làm việc chính đáng. Bởi đôi lúc thành công bên ngoài, nhất là nếu nó đến quá nhanh, có thể giống 1 lời nguyền hơn là phước lành. Sự thoải mái và niềm vui mà tiền bạc và danh tiếng mang lại có thể dụ dỗ ta đi chệch hướng và dẫn tới một lối sống tồi tệ hơn những gì mà nó tiên đoán. Nhà viết kịch Tennessee Williams đã khám phá ra điều này sau khi ông thăng tiến vượt bậc từ cảnh tối tăm cho đến nổi tiếng:
“Kiểu sống tôi có trước kia để đạt được thành công nhiều người ngưỡng mộ này” ông viết “là kiểu sống đòi hỏi sự bền bỉ, một cuộc đời khốn khó và bắt đầu từ con số 0, nhưng nó là một cuộc đời tươi đẹp bởi vì đấy là kiểu sống được tạo ra dành cho con người. Tôi ko để ý có bao nhiêu sức lực sống còn của mình dành cho kiểu khốn khó này cho đến khi nó ko còn nữa. Điều này sau cùng mang lại sự an toàn. Tôi ngồi xuống và nhìn lại bản thân mình và đột nhiên cảm thấy rất sầu não.” (Tennessee Williams)
Như Williams đã gợi ý, một cuộc đời ko khốn khó mà nhiều người chúng ta hy vọng vào, ko phải là điều phù hợp với con người và nó chỉ là một đòn đánh trả lại thần thoại cập bến thời hiện đại. Chúng ta là những sinh vật ko biết mệt mỏi và sự thao thức của ta dính liền với bản chất phàm trần của mình và ko thể chế ngự bằng thành công bên ngoài. Sự thao thức này chỉ có thể chế ngự thông qua cố gắng nỗ lực ko ngừng tiến tới những mục đích ta cho là xứng đáng. Và vì lý do này mà một cuộc đời làm việc chính đáng, chính là cuộc đời tươi đẹp và là kiểu sống xứng đáng một cái chết phước lành:
“Chúng ta đánh giá bản thân bằng nhiều tiêu chí,” William James viết. “Sức khỏe và trí tuệ của ta, của cải và thậm chí là may mắn, là những thứ sưởi ấm trái tim và làm ta cảm thấy bản thân mình xứng đáng với cuộc đời. Nhưng sâu thẳm hơn tất cả những thứ như này, và có thể tự thỏa mãn chính nó mà ko cần những thứ này, chính là cảm giác về tầm quan trọng của những nỗ lực mà ta bỏ ra… Kẻ chẳng làm nên tích sự gì chỉ là vô danh tiểu tốt, kẻ làm được nhiều điều chính là anh hùng.” (William James, The Principles of Psychology)