P/s: Mass Psychosis: Được dịch là cơn loạn thần tập thể, Một khái niệm của Jung, ý chỉ một hiện tượng khi mà những thứ hoang đường và sai lệch được cho là đúng, mặc dù sự thật rõ ràng ở đó nhưng họ cứ bám vào cái sự sai lệch đó. Bài dịch sẽ dùng tên dịch, nguyên gốc sẽ ghim đầu để dễ theo, ngoài ra thì sẽ có dấu ” để nắm rõ
“Số đông chưa bao giờ mong muốn sự thật cả. Họ gạt bỏ điều hiển nhiên nếu nó không phải là sở thích của mình, thích tôn thờ những thứ lệch lạc, nếu những thứ đó cám dỗ được họ. Người có thể cho họ những thứ ảo vọng đó một cách dễ dàng chính là chủ nhân của mình; bất kỳ ai cố gắng phá hủy cái sự ảo vọng đó thì sẽ trở thành nạn nhân của họ.” Gustav Le Bon, The Crowd: A Study of the Popular Mind.
Những căn bệnh của cơ thể có thể lan truyền tới quần thể dân số và đạt đến mức độ bệnh dịch, nhưng căn bệnh của tâm trí cũng có thể làm được y như vậy. Và trong số những căn bệnh dịch thuộc về tâm trí, thì Mass Psychosis là thứ nguy hiểm nhất. Trong một cơn “loạn thần tập thể” thì điên khùng trở thành một chuẩn mực trong xã hội và những niềm tin hoang đường lan truyền như một loại bệnh truyền nhiễm.
Nhưng những điều hoang đường này cũng có nhiều hình thức khác nhau, và cũng như sự điên rồ có thể được biểu đạt qua nhiều cách khác, cách thức cụ thể để một cơn “loạn thần tập thể” xảy ra sẽ khác nhau dựa vào bối cảnh lịch sử và văn hóa của một xã hội nào đó bị suy đồi. Trong quá khứ, những cơn “loạn thần quy mô lớn” đã dẫn tới nạn săn phù thủy, diệt chủng và kể cả là chứng cuồng nhảy đến chết (Dancing Mania, gg để biết rõ), nhưng trong thời kỳ hiện đại thì cơn “loạn thần tập thể” từ chủ nghĩa toàn trị chính là mối đe dọa lớn nhất:
“Chủ nghĩa toàn trị là một hiện tượng thời nay của một chính quyền nắm giữ quyền lực hoàn toàn cùng với sự loại bỏ quyền lợi của mỗi cá nhân: Trong một chính quyền toàn trị, có những kẻ nắm quyền lực trong tay, và số đông được nhắm tới, là nạn nhân của nó.” Arthur Versluis, The New Inquisitions.
Trong một xã hội toàn trị dân số được chia làm 2 nhóm, kẻ thống trị và kẻ bị trị, và cả hai nhóm đều trải qua một sự biến đổi bệnh hoạn. Kẻ cai trị thì được tâng bốc vị thế trở nên gần giống thánh thần, thứ mà hoàn toàn đối lập với bản chất tự nhiên của chúng ta là những sinh vật không hoàn hảo khi dễ bị tha hóa bởi quyền lực. Số đông, theo mặt khác, được chuyển hóa thành sinh vật phụ thuộc vào những tên cai trị bệnh hoạn này và phải trải qua sự thoái hóa về mặt tâm lý và giống như những đứa trẻ con. Hannah Arendt, một trong những học giả xuất sắc của thế kỷ 20 nói về cách thức cai trị như này, gọi chủ nghĩa toàn trị là một cách để thay đổi “bản chất tự nhiên của con người”. Nhưng có vẻ cách thay đổi này chỉ biến một tâm trí khỏe mạnh thành một tâm trí bệnh tật như một bác sĩ người Hà Lan, người nghiên cứu các ảnh hưởng về mặt tâm trí khi phải sống trong chế độ toàn trị đã viết:
“…Thực tế rằng có nhiều điều có thể so sánh được giữa những hành vi kỳ lạ của người dân trong [chế độ toàn trị] và nền văn hóa của họ nói chung và những hành vi của…kẻ tâm thần phân liệt bệnh hoạn.”
Joost Meerloo, The Rape of the Mind
Sự chuyển biến trong xã hội được bộc lộ ra trong chủ nghĩa toàn trị được dựa trên, và duy trì bởi, sự hoang đường. Chỉ cần những người đàn ông và đàn bà bị lừa gạt để bị thoái lui về lại trạng thái tuân thủ và trở thành một người ngoan ngoãn nghe lời như trẻ con và để cho cuộc sống của chính mình nằm trong tay những tên chính trị gia và quan chức. Chỉ cần một tầng lớp cai trị bị lừa dối để tin rằng họ đang nắm trong tay kiến thức, trí tuệ, và sự nhạy bén để hoàn toàn điều khiển cả xã hội từ trên xuống dưới. Và chỉ khi dưới bùa chú của sự ảo tưởng thì mọi người tin rằng một khía cảnh của xã hội này được tạo nên từ những tên cai trị đói khát quyền lực, mặt khác thì một sự thoái lui về mặt tâm lý của người dân sẽ chẳng gây ra điều gì khác ngoài sự đau khổ quy mô lớn và một xã hội lụi tàn.
Nhưng thứ gì đã gây nên cơn loạn thần từ chủ nghĩa toàn trị? Và cũng như đã khám phá trong Video trước của Series này, “cơn loạn thần quy mô lớn” từ chủ nghĩa toàn trị bắt đầu từ tầng lớp thống trị của xã hội. Những cá nhân trong tầng lớp này, cứ cho là các chính trị gia, quan chức, hay là các nhà tư bản thân quen đi, đều rất dễ dính vào những thứ ảo vọng về việc mình nắm nhiều quyền lực trong tay, và không có sự ảo tưởng nào hấp dẫn hơn đối với những kẻ đói khát quyền lực, hơn là một loại ảo tưởng cho rằng họ có thể, và nên, kiểm soát và thống trị một xã hội. Khi tầng lớp tinh hoa bị chiếm hữu bởi hệ tư tưởng chính trị như này, cứ cho là cộng sản, phát xít hay chế độ kỹ trị (Technocracy), thì bước tiếp theo là khiến cho người dân chấp nhận những quy luật cai trị của mình bằng cách đầu độc họ bằng cơn “loạn thần tập thể” từ chủ nghĩa toàn trị. Cơn loạn thần này đã được mang tới nhiều lần trong lịch sử, và như Meerlo giải thích:
“Nó chỉ đơn giản là một câu hỏi về cách cải tổ lại và thao túng cảm xúc của số đông theo một cách phù hợp nhất.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Phương pháp phổ biến được dùng bởi những thành viên của tầng lớp tinh hoa để đạt được mục đích này được gọi là tẩy não (Menticide), nghĩa gốc của từ này còn được gọi là “một cách giết chết tâm trí’, và như Meerlo giải thích sâu hơn:
“Tẩy não là một tội ác có từ lâu do chống lại tâm trí và tinh thần của con người nhưng nó đã được hệ thống hóa lại một lần nữa. Nó là một dạng hệ thống can thiệp về mặt tâm lý có tổ chức và sự đồi trụy về mặt pháp luật mà qua đó một [tầng lớp cai trị] có thể in sâu những suy nghĩ của [họ] vào tâm trí của những kẻ [họ] dự định nhắm tới và diệt trừ.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Để thực hiện hành động tẩy não dân số đầu tiên là phải gieo rắc nỗi sợ. Như đã khám phá ở Video trước của Series này, khi một cá nhân tràn ngập những cảm xúc tiêu cực, như là sợ hãi hay lo âu, anh hay cô ta rất dễ bị dính vào cơn ảo tưởng một cách điên cuồng. Những mối đe dọa thực sự, hay chỉ là tưởng tượng, hay là được ngụy tạo có thể được dùng để gieo rắc sợ hãi, nhưng một phương pháp đặc biệt hiệu quả hơn đó là sử dụng hàng loạt đợt khủng bố về mặt tinh thần. Bằng kỹ thuật này việc gieo rắc nỗi sợ ngừng lại khi đến những thời điểm yên ổn, nhưng sau mỗi thời điểm yên bình này thì theo đó là việc tạo ra những cơn sợ hãi còn dữ dội hơn trước, và cứ thế và cứ thế quá trình này tiếp diễn, hay như Meerloo viết:
“Cứ mỗi đợt khủng bố tinh thần … giúp cho khả năng tác động của nó càng dễ dàng hơn – vì cứ sau một phiên xảy ra như vậy – thì đợt tiếp theo sẽ lớn hơn lần trước bởi vì con người vẫn còn đang lúng túng bởi kinh nghiệm trước kia của mình. Đạo đức càng trở nên xuống cấp và càng xuống cấp hơn nữa, và tác động tâm lý của từng chiến dịch tuyên truyền càng trở nên mạnh mẽ hơn trước; nó tiếp cận tới một quần chúng đang dần suy yếu đi.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Trong khi nỗi sợ là cách đầu tiên tẩy não một dân số, thì việc tuyền truyền để lan rộng những thông tin sai lệch và tăng thêm sự bối rối về nguồn gốc của mối đe dọa thực sự, và bản chất của cuộc khủng hoảng này, giúp phá hủy tâm trí của số đông. Các quan chức chính phủ, và sự vắng mặt của họ trên giới truyền thông, có thể dùng những báo cáo gây mâu thuẫn, dùng thông tin mang tính vô nghĩa và kể cả là những lời nói dối trắng trợn, họ càng gây rối loạn thông tin thì người dân lại càng khó có thể đương đầu với cơn khủng hoảng này, và sau đó sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ của họ, theo một cách thức hợp lý và được điều chỉnh phù hợp. Sự lúng túng, nói theo một cách khác, là làm tăng khả năng dính vào những cơn ảo tưởng do chủ nghĩa toàn trị gây ra, hay như Meerlo giải thích:
“Logic có thể đi cùng với Logic, nhưng tính phi Logic thì không – nó gây rối rắm với những người suy nghĩ thông suốt. Một Lời Nói Dối Quy Mô Lớn (Big Lie) và những thứ vô nghĩa lặp lại một cách đơn điệu thì dễ khơi dậy cảm xúc… hơn là Logic và lý lẽ. Trong khi [con người vẫn] tìm kiếm một lý lẽ phù hợp để phản đối lời nói dối đầu tiên, thì những kẻ toàn trị có thể công kích lại [họ] bằng một lời nói dối khác.”
Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Chưa bao giờ trong lịch sử một phương thức hiệu quả đến như này tồn tại để thao túng một xã hội vào cơn loạn thần do chủ nghĩa toàn trị gây ra. Điện thoại thông minh và mạng xã hội, TV và mạng, tất cả đi kèm với các dạng thuật toán giúp nhanh chóng tìm ra được luồng thông tin ta không muốn, giúp cho những kẻ có quyền lực dễ dàng tấn công vào tâm trí của số đông. Hơn nữa là bản chất gây nghiện của những công nghệ này là gì mà khiến nhiều người tình nguyện đưa bản thân mình làm vật thí nghiệm của các thông tin tuyên truyền đến từ những kẻ đứng đầu cai trị với một tần suất đáng kể:
“Công nghệ thời nay dạy cho con người coi thường cái thế giới mình đang nhìn thấy; anh ta không có thời gian để lui về và nghĩ ngợi lại. Công nghệ khiến anh ta bị thu hút, rồi ném anh vào nơi nó đang điều khiển và hoạt động. Không một chút nghỉ ngơi, không một phút ngẫm nghĩ, không có cuộc trò chuyện – Những giác quan cơ thể đều liên tục tràn ngập bởi các nhân tố gây kích thích (Stimuli). [Con người] chẳng còn muốn hỏi về thế giới mình sống một tý nào nữa; bởi cái màn hình đã cho anh một câu trả lời có sẵn.“ Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Nhưng có một bước xa hơn mà những kẻ toàn trị sẽ làm để tăng khả năng xảy ra một cơn loạn thần toàn trị, và đó là cô lập những nạn nhân của nó để làm gián đoạn các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường. Khi một mình và thiếu đi những giao tiếp thông thường tới bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, một cá nhân sẽ dần lên cơn ảo tưởng vì một số lý do sau: Đầu tiên, họ mất đi một tấm gương tốt để noi theo mà chỉnh sửa lỗi sai của mình. Không phải tất cả đều bị lừa bởi những mưu kế của tầng lớp thống trị và những cá nhân thấy được bản chất của thông tin tuyên truyền, có thể giúp nhiều người thoát khỏi việc tẩy não. Nếu, tuy nhiên, sự cô lập là cách để khiến cho những tấm gương tốt để noi theo giảm đi rất nhiều. Những một lý do khác khiến cho sự cô lập làm tăng hiệu quả việc tẩy não là vì như nhiều sinh vật khác, con người, rất dễ bị điều kiện hóa bằng những khuôn mẫu tư duy và hành vi khi bị cô lập, hay như Meerlo giải thích về công trình của nhà sinh lý học Ivan Pavlov về điều kiện hóa hành vi:
“Pavlov đã có một khám phá có ý nghĩa: Dạng phản xạ có điều kiện có thể phát triển dễ dàng trong một phòng thí nghiệm yên ắng với một chút các tác nhân kích thích mang vào. Kể cả những người huấn luyện động vật đều biết điều này từ kinh nghiệm cá nhân của mình; sự cô lập và lặp đi lặp lại các tác nhân kích thích là điều cần thiết để thuần hóa một loài động vật hoang dã nào… Những kẻ toàn trị cũng biết quy luật này. Họ biết rằng mình có thể điều kiện hóa những nạn nhân của hệ thống chính trị một cách nhanh nhất nếu họ bị cô lập.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Một mình, bối rối và bị những đợt khủng bố tinh thần ập đến, một quần thể dân số mà bị tẩy não sẽ rơi vào trạng thái vô vọng và bị tổn thương. Luồng thông tin tuyên truyền không có hồi kết sẽ khiến những tâm trí từng có suy nghĩ đúng đắn biến thành một nơi đầy rẫy những thế lực phi lý và cả Chaos (Hỗn mang) bao quanh họ, và cả bên trong nữa, số đông đều khao khát trở lại một thế giới trật tự hơn trước. Những kẻ toàn trị bây giờ có thể đi tới bước quyết định, họ có thể mang tới một lối thoát và một cách để thế giới quay trở lại trật tự mà có vẻ như là đang di chuyển nhanh chóng về hướng ngược lại. Nhưng tất cả đều có cái giá của nó: Số đông sẽ phải bỏ đi tự do của chính mình và để cho tầng lớp thống trị kiểm soát tất cả khía cạnh cuộc sống của mình. Họ phải từ bỏ khả năng để trở thành một cá nhân tự lập, những con người biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình, và trở thành đối tượng dễ tuân thủ và nghe lời. Số đông, nói theo cách khác, bắt buộc phải rơi vào sự ảo tưởng của cơn loạn thần toàn trị.
“Chủ nghĩa toàn trị là một cách để con người trốn thoát khỏi hiện thực sợ hãi của cuộc sống vào một dạng bào thai ảo do những kẻ đứng đầu tạo ra. Hành động của cá nhân đều được chỉ đạo từ trong bào thai này – từ một nơi riêng biệt bên trong… con người không còn gánh vác trách nhiệm cuộc đời của chính mình nữa. Trật tự và Logic của một thế giới trước khi sinh ra trị vì. Có sự yên bình và tĩnh lặng, sự yên ắng của việc hoàn toàn phục tùng.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Nhưng một trật tự mà thế giới của kẻ toàn trị là một trật tự đầy bệnh hoạn. Bằng cách tạo nên một sự tuân thủ nghiêm ngặt, và yêu cầu sự nghe lời đến mù quáng từ người dân, chủ nghĩa toàn trị đã xé toạc một thế giới luôn sản sinh ra nhiều niềm vui cuộc sống và sáng tạo thứ giúp xã hội đi lên. Sự điều khiển hoàn toàn của hình thức cai trị này, không quan trọng cái tên của nó được đặt là sao, nếu nó được cai trị bởi các nhà khoa học và bác sĩ, chính trị gia và quan chức, hay một kẻ độc tài, sẽ gây ra sự trì trệ, sụp đổ và cái chết ở quy mô lớn. Và có lẽ câu hỏi quan trọng nhất mà thế giới phải đối mặt đó là làm sao để ngăn chặn được chủ nghĩa toàn trị? Và nếu một xã hội đã bị dính phải giai đoạn đầu của cơn “loạn thần quy mô lớn”, vậy liệu có cách nào để hóa giải về như trước kia không?
Trong khi một người sẽ chẳng bao giờ rõ tiến triển của một cơn điên loạn tập thể; nhiều bước có thể được thực hiện để tạo ra một phương thuốc giải độc. Nhiệm vụ này, tuy nhiên, cần nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ nhiều người khác nhau. Cũng như việc tẩy não tác động vào nhiều khía cạnh khác nhau, thì việc phản công lại cũng phải y chang như vậy. Theo như Carl Jung, những con người muốn mang đến sự tỉnh táo trong một thế giới điên loạn, thì bước đầu tiên là phải có một ổn định trong tâm trí chúng ta, và để sống theo một cách mang đến cảm hứng để những người khác noi theo:
“Không phải tự nhiên mà thời đại của chúng ta đang gào thét để lấy lại bản sắc của chính mình, khi một người có thể giải phóng bản thân mình ra khỏi vòng kìm kẹp của cơn [loạn thần] tập thể và cứu rỗi ít nhất linh hồn của chính mình, người thắp sáng ngọn hải đăng hy vọng cho những người khác, tuyên bố rằng ít nhất đã có một con người thành công trong việc kéo mình ra khỏi sự đồng nhất chết người cùng với tâm thức (Psyche) của đám đông.” Carl Jung, Civilization in Transition
Nhưng giả sử một người có thể sống tự do khỏi sự kìm kẹp do cơn loạn thần gây nên thì có những bước sau đây cần phải thực hiện: đầu tiên, thông tin mà trái ngược với những thứ đang tuyên truyền nên được lan ra xa, lan rộng, càng tốt. Bởi sự thật là thứ quyền lực hơn so với điều hư cấu và những lời nói dối phát ngôn từ những kẻ toàn trị và khả năng thành công của họ sẽ phụ thuộc vào cách lọc ra nguồn thông tin trôi nổi. Một chiến lược khác là sưử dụng khiếu khôi hài và nhạo báng để làm mất uy tín của những kẻ đứng đầu cai trị hay như Meerlo giải thích:
“Chúng ta bắt buộc phải đối xử với những tên độc tài tham vọng và mị dân đang nằm xung quanh những người như chúng ta…bằng vũ khí của sự chế giễu. Những kẻ mị dân gần như không có khả năng hài hước, nên nếu ta đối xử họ bằng khiếu hài hước, thì kiểu gì họ cũng sẽ dần thua cuộc.” Joost Meerlo, The Rape of the Mind
Một chiến lược khác cũng được đề ra bởi Vaclav Havel, một nhà chính trị bất đồng ý kiến dưới ách cai trị của chủ nghĩa Cộng Sản Liên Xô, người sau này trở thành chính phủ của Tiệp Khắc, và có một thứ được gọi là “nơi tồn tại song song”. Một nơi tồn tại song song chính là một hình thức bất kỳ nào đó của tổ chức, doanh nghiệp, thể chế, công nghệ, hay công việc sáng tạo tồn tại bên trong một xã hội toàn trị, nhưng về mặt đạo đức thì không nằm trong tầm kiểm soát của nó. Trong chế độ Cộng Sản Tiệp Khắc, Havel ghi chú rằng những nơi tồn tại song song này hiệu quả hơn trong việc chống lại chủ nghĩa toàn trị hơn là một cuộc đấu tranh về chánh trị. Hơn nữa, khi có đủ những nơi tồn tại song song, một “nền văn hóa thứ 2” hay là “một xã hội song song” sẽ tự hình thành nên và có chức năng như một vùng đất của tự do và tỉnh táo trong một thế giới toàn trị. Hay như Havel giải thích trong cuốn sách của ông tên là The Power of the Powerless:
“…Còn những nơi nào tồn tại song song nào ngoài một nơi mà ta có thể sống một cuộc đời khác, một cuộc sống hòa hợp cùng với mục tiêu riêng và đến lượt nó cũng hòa hợp cùng với chính những mục tiêu đó? … Những nỗ lực ban đầu để giúp tái tổ chức lại một xã hội có gì khác so với công lao của một bộ phận nhất định trong xã hội…để loại bỏ việc duy trì chủ nghĩa toàn trị và, thêm nữa, giải phóng một cách triệt để thoát khỏi sự can thiệp của… hệ thống toàn trị?” Vaclav Havel, The Power of the Powerless.
Nhưng trên tất cả, điều cần thiết để tránh việc dính phải cơn điên loạn do chủ nghĩa toàn trị gây ra đó là càng nhiều người càng tốt phải bắt tay vào hành động. Khi mà tầng lớp thống trị không ngồi một chỗ thụ động, mà thay vào đó là có những bước tiến tính toán kỹ càng để gia tăng quyền lực của mình, cũng như vậy bắt buộc phải hết sức cố gắng phối hợp và tích cực để giúp thế giới quay trở lại con đường của tự do. Nó có thể là một thử thách khó nhằn trong một thế giới đang trở thành con mồi của sự ảo tưởng do chủ nghĩa toàn trị gây ra, nhưng như Thomas Paine ghi chú:
“Những kẻ bạo tàn, giống như địa ngục, không dễ dàng khuất phục được; nhưng ít nhất ta có một điều để tự an ủi cho chính mình, rằng xung đột càng khó nhằn bao nhiêu thì chiến thắng lại càng vinh quang hơn.”Thomas Paine, American Crisis