Code
Chap 1.
Qua có chém về chữa này trong post giới thiệu hxh. Nay chém sâu hơn. Code cứ tạm hiểu là qui luật qui tắc về cách mà một hệ thống nên được process thế nào – cái gì được làm – cái gì không được làm – được làm làm sao… Kiểu vậy.
Mức độ vĩ mô của code cho một nhóm người là luật pháp ở cấp quốc gia, hay điều răn dạy của một tôn giáo. Mấy cái đó to quá, tôi ngu học không đủ trình bàn. Này là chém về việc code của cá nhân.
Cơ thể của chúng ta là một hệ và dĩ nhiên là ta cần code – luật lệ cho nó vkl. Luật ở cấp vĩ mô là để giúp cho xã hội vận hành ổn ở qui mô xã hội nhưng chưa chắc tối ưu hoá cho chúng ta. Cũng hợp lý thôi, xã hội mà quá nhiều luật lệ thì sẽ sinh ra cứng nhắc, ức chế. Thử mà chính phủ mà có luật no internet sau 10h, chắc nhiều đứa khùng quá. Tạm ngưng phần vĩ mô. Nói nhiều lan man. Giờ ở cấp vi mô thì nếu feng muốn ăn quả ngọt đường dài thì feng cần code – luật lệ – định chế riêng cho bản thân.
Tạo code cho cá nhân là cả một nghệ thuật và người tạo code chuẩn cho bản thân là một người wise vkl. Yeah, tôi phải dùng từ wise vì nó khó không khác gì việc tao luật lệ cho một nhóm. Code chuẩn là sao, là những luật – qui tắc mà cơ thể – tâm không cần ý chí – sự cố gắng để follow. Còn cần cố gắng, còn cần ý chí để push, còn cần phần thưởng ngoại lai để motivate là còn chưa chuẩn. Đây cũng là một cách diễn sơ xài cái ý vô vi. Tới tầng này thì feng là cao nhân rồi. Kiến thức – trí tuệ đa ngành về tâm lý, hóa sinh, kinh tế, quản trị, chính trị (tôi không đùa, quản thân cần đọc sách chính trị vkl – vì thân ta cũng na ná một quốc gia nhưng ở qui mô nhỏ) của feng sẽ rất vkl khi feng quản thân mà có thành tựu. Hiểu người là trí – hiểu mình là tuệ – Lão Tử said. Feng mà thấu được bản thân thì thật không có gì feng không thấu được, feng mà quản được mình thì không có gì feng không quản được.
Phần lớn chúng ta vẫn đang học. Và dù feng có nhận ra hay không thì feng cũng đang update trí lực, kinh nghiệm và tự hình thành những code riêng cho bản thân. Đôi khi cơ thể mình vẫn làm mà mình méo biết. Cơ mà mình biết thì sẽ đẩy nhanh quá trình update tăng intel hơn. Thế nên các kỹ thuật – khái niệm thiền như chánh kiến – quán – định nó rất ư là quan trọng trong việc tăng intel.
Truyền thống và code.
Chúng ta – từ nhiều đời không hiểu – không biết khái niệm code này nhưng chúng ta vẫn cảm thấy – nhận thức được – và sử dụng chúng để tăng khả năng truyền thừa bộ gene, xây dựng và phát triển xã hội. Những giá trị – nền nếp truyền thống là một dạng code xịn đã được hun đúc qua nhiều đời. (Cũng có vài cộng đồng chạy code sida, nhưng feng đừng lo, bọn chạy code sida thì sẽ bị loại thoải sớm. Tự nhiên – God rất ưu ái cho ai sống code xịn và sẽ hành sml band chạy code sida. Dễ thấy nhất là mệt mỏi, đau bệnh, xa hơn tí là con cháu thoái hoá yếu ớt, sống nghèo khổ ức chế vì bị chèn ép ở thế dưới, hay đơn giản hơn là méo có con).
Feng thử quen ai mà nhà giàu 3 – 4 đời thì sẽ thấy những cái nền nếp truyền thống nhìn đơn giản đó nhưng thực ra ẩn chứa rất nhiều cơ chế thâm sâu. Ví dụ là nếp nhà là phải ngủ trước 10h, mỗi ngày đọc sách 2h, tập thể dục tối thiểu 1h, khi ăn thì tập trung và không nói chuyện công việc, không chơi video game, có thèm cũng không được gắp trước khi cúng hay ăn trước bậc lão niên… kiểu kiểu vậy. Những cái quy luật nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày đó nó là code mà thành viên trong gia đình phải giữ. Nghe thì thấy cứng nhắc hà khắc khó chịu – nhưng nếu được tiến hành ĐÚNG – thì người làm sẽ có PHẨM – mà cái phẩm đó nó là cái nền tảng để sau này ra xã hội có lợi thế cạnh tranh.
Thật sự thì chém gió vĩ mô cứu thế giới nó dễ hơn gấp tỉ lần việc giữ gìn mấy cái nếp nhỏ đó. Tôi xin nhấn mạnh là khó cực kì, đặc biệt là trong thời này.
Để giải thích chơi cơ chế sau mấy cái đó. Khi ăn mà tập trung cảm nhận mùi vị thì thức ăn được tiêu hoá tốt hơn, bên cạnh đó là các giác quan liên hệ tới việc ăn như vị giác khướu giác (thính giác maybe?) nó được sử dụng và kích hoạt, mấy cái nhạy này nó quan trọng không. Có. Nó giúp khả năng tiếp nhận thông tin về thế giới này ok hơn, từ đó ra quyết định chuẩn xác hơn – dễ thấy nhất là feng lớn lên trong nhà như vầy thì feng sẽ say no to trash food.
Ngủ sớm – hạn chế internet – video game – đọc sách thì miễn bàn ha. Ở những nhà giàu từ đời thứ 3 thì việc đọc sách và thể thao là không thể thiếu. À tại sao lại là đời thứ 3. Vì có nhiều người giàu đời 1 là do cơ chế, thời thế, làm hại người, may mắn – band giàu này thì thường không được educated nên thường tới thế hệ 2 thì toang – con phá sạch – dân gian hay gọi là căn bệnh phú nhị đại. Nhưng gen 1 không educated mà hướng cho gen 2 đi học để được educated thì nhà đó bắt đầu có kiến thức và biết cách làm những cái hay hay – hay nôm na là set up code tốt – lối sống tốt. Tới gen 3 mà vẫn giàu thì coi như là nhà giàu có nền tảng – con cái của những dòng giàu 3 đời trở lên sẽ bắt đầu có nét sang mà bình dân không có được. Cái sang đó là tổng hoà của điều kiện sống tốt – và lối sống tốt.
Điều kiện sống tốt mà không có lối sống tốt thì thì là trọc phú. Lối sống tốt mà méo có tiền thì bà con hay gọi là thanh bần (!?). Còn vừa giàu vừa xịn thù là sang. Còn vừa méo có điều kiện tốt + méo có lối sống – nết tốt thì ta gọi là bần tiện. Mà bần tiện thì thường là xấu nghèo ngu – mà xấu nghèo ngu + không biết tu dưỡng thì … good luck. Và tại sao lại là đọc sách và chơi thể thao thì cái này nó dài vkl. Mốt chém.
Code
Chap 2: đức
Đây là concept rất to – rất khó so với trình hiện tại của tôi để diễn đạt. Ở post này tôi dùng model riêng. Mấy feng đọc cứ xem như một bản draft. Mốt thông suốt nhiều thứ thì viết lại. Feng nào có idea bổ sung nào thì feedback.
Tôi ngộ được cái ý này khi bị má tôi chửi khi ăn xong mà trốn không chịu rửa chén. Chửi phát ngộ nhiều cái hay ho luôn. Cuộc đời vẫn chất chứa nhiều sự ngẫu nhiên tình cờ đầy thú vị và ý nghĩa. Rồi vào bài.
Trong quá trình ăn năn và bị dày vò và sám hối với những lỗi lầm xưa cũ thì tôi nhận ra một khía cạnh ẩn nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc trong quá trình tu dưỡng – nghe tu dưỡng hơi ghê, thôi coi nó như là chơi game chuẩn, lên level, có thành tựu, đại loại vậy.
Tạm dùng một cái model vầy.
Tu vi = level = thành tựu = tài + đức.
Khái niệm đức chúng ta vẫn thường hiểu với nghĩa bình dân như tính cách, nết na, phẩm chất. Các ví dụ của đức: đức mến, đức kiên nhẫn, đức dũng cảm, đức điềm đạm, đức nhân – thiện – thương người, đức kiên định, đức cẩn trọng, đức gọn gàng, đức kỷ luật, đức công bằng, đức thật thà… (thay chữ đức bằng chữ tính hay nết đều ok).
Vấn đề lớn mà chúng ta cứ bị khó khăn hoài trong việc tu dưỡng, làm ăn bản thân là chúng ta overate tài quá nhiều mà không xem trọng đức aka tính cách aka nết.
Tôi ngồi ngẫm nguyên nhân do đâu. Là do chúng ta lớn lên trong môi trường coi nặng thành tích. Thành tích thì dễ thấy, dễ khoe, dễ cân đo đong đếm – đức thì không.
Ít ai khen đức hiếu học – sự đam mê truy cầu tri thức mà chỉ khen bằng cấp – điểm số. Thực ra bằng cấp điểm số nó là hệ quả của nhiều đức – nhưng khi và chỉ khi hệ thống được thiết kế để buộc người học phải đạt đủ phẩm chất – đức thì mới cấp bằng. Nhưng làm như vậy thì khó set up và thương mại hoá nên thôi cứ có cái hình là xong. Hệ quả thì mấy feng biết rồi đó, nó làm ta sợ hãi – tham lam để theo đuổi thành tích vì sợ cộng đồng bỏ rơi đánh giá và đánh mất cái lòng hiếu học. Giờ học vì bằng chứ ít ai ham mê nghiên cứu tìm kiếm tri thức thật.
Mà hay lắm nha. Thử feng mà liều mạng – dũng cảm học thật – giá phải trả là rất lớn trong cơ chế này – thì feng còn bị gán mác hay chịu những hệ quả như chậm tốt nghiệp, bị bạn bè gia đình đánh giá ngáo + đần hâm dở.
Hay ít ai tán thưởng sự dũng cảm, chân thật, tinh thần khởi nghiệp – phần lớn chỉ tán thưởng thành công – hệ quả của khởi nghiệp. Cơ chế đánh giá này tạo cho người khởi nghiệp cái intention làm giàu bất chấp và cố gắng phông bạt hết sức có thể. Còn kiểu làm ăn chân chính, chân thật, mang lại giá trị thật – mà nếu xui xẻo chưa giàu hay xui vkl là fail – thì sẽ bị đánh giá là ngáo đần khùng điên.
Rồi các role model xịn trong xã hội cũng dần bị thay thế với bọn không có đức. Thực ra thì trong cộng đồng nhỏ thì muốn làm role model rất khó – tài đức vẹn toàn thì mới được. Nhưng oải thay là mạng internet nó tạo ra một cộng đồng quá lớn NHƯNG ẢO. Chỉ cần show tài – thành tích (có thể là ảo) mà không cần đức để cân bằng.
Sự tương quan giữa tài và đức. Cá nhân tôi nghĩ tài – skill – thành tựu nó cũng là hệ quả của đức luôn.
Tạm dùng một model vầy.
Tài = tố chất + đức.
Một đứa bé dù có thông minh đến đâu mà không có tính chuyên cần, kỷ luật, nhẫn nhịn, chịu khó thì cũng khó mà phát triển được kỹ năng gì. Thông minh mà không có đức thì sẽ thành khôn lỏi. Mà feng biết hệ quả của khôn lỏi rồi đó. Đức càng nhiều thì xác xuất gầy tài năng càng cao. Tài năng càng nhiều + càng nhiều đức loại khác hỗ trợ thì xác xuất được thành tựu lớn càng lớn.
Ví dụ: Như feng là một thợ lành nghề – feng có tố chất khéo tay + đức siêng năng chịu khó = feng có tay nghề xịn.
Nhưng muốn làm to hơn thì feng cần dũng cảm để dám bung ra. Và bung ra rồi thì feng cần nhiều đức khác để quản trị tốt như đức công bằng (ví dụ thế chứ làm quản trị cần nhiều đức lắm). Hay như feng có đức từ bi – bác ái thì feng dễ gặp thầy xịn hướng dẫn dìu dắt hơn. Nhấn mạnh là thầy xịn chứ không phải thầy online thu 10tr cho 1 khoá học.
Gia sản – quyền tôi tạm tính là một dạng tài (- lực). Và tôi nhận ra rằng. Tài lực mà lớn hơn đức nhiều thì dễ lái người đó theo hướng tự hủy.
Cá nhân tôi thấy và tương tác với nhiều đứa từ nhỏ thì những đứa đức nhiều sống ổn hơn những đứa có tố chất cao mà thiếu đức. Tố chất cao mà thiếu đức để cân bằng thì thường end up đi buôn mấy cái bậy bạ, làm ăn chụp giật, cờ bạc.
Hay mấy đứa may mắn được giàu có nhưng thiếu đức thì bọn này còn dễ nát hơn người thường – đơn giản thôi, có điều kiện để phá mà, tội gì không phá. Feng nào post giùm cái clip con khỉ được đưa khẩu ak mà phơ bậy bạ. Với những đứa đức ít mà đưa đồ ngon – công cụ xịn – tài lực cho nó thì chẳng khác chi là đưa công cụ hủy diệt cho nó – hại người tiện thể hại luôn nó.
Đức nhiều mà tố chất thấp thì có thể không giàu nhưng sống đời khá chill hơn. Còn tài đức thì thường sống khá – và nếu gặp thời thì dễ giàu và làm đại gia – cơ mà tài đức vẹn toàn thì hiếm cực.
Có một tip để biết mình thiếu đức nào. Haha. Dễ lắm. Đó là mình bị chửi – phê phán bởi người có đức đó. Ví dụ như tôi cẩu thả (tính xấu cực – feng đọc content lởm chởm là biết) thì tôi sẽ thường hay bị những người gọn gàng chỉn chu phê phán hay bình dân hơn thì feng thiếu nết gì mà cha mẹ hay người trên feng có thì feng sẽ bị họ chửi và nhắc nhở.
———-
Chap sau.
Làm sao để biết đức và cày đức (chưa thông)
Đức thì không miễn phí và đôi khi thì giá đắt vkl
Các hệ quả – lợi ích dài lâu của đức. Hoặc hậu quả của mất đức.
Sự complex – phối hợp – các biến thể của đức