“Làm sao 1 con người biết được bản thân anh ta? Ko phải qua suy nghĩ, mà là hành động. Hãy thử làm nhiệm vụ của mình và ngay lập tức bạn sẽ biết được giá trị của mình.” (Goethe)
Sự ngẫm nghĩ và nội quan có thể dạy chúng ta về con người của mình, những người khác có thể dạy chúng ta điều gì là có thể, nhưng chỉ thông qua hành động ta mới có thể tạo một cuộc đời đáng sống.
“Làm việc của mình, sau đó bước lùi lại. Con đường duy nhất đi tới sự bình an.” (Lao-Tzu)
Nhưng đây là nơi hầu hết chúng ta đều chật vật. Ta khám phá 1 cách để đến tương lai tốt hơn, nhưng tại thời khắc quyết định đòi hỏi hành động gan dạ hoặc làm việc chăm chỉ, chúng ta lại tránh né nghĩa vụ của mình và trốn sau bức tường bao biện. Ngày mai ta nói với bản thân, nhưng ngày mai vẫn như hôm nay. Soren Kierkegaard, triết gia người Đan Mạch thế kỷ 19, chỉ thấy 1 cách duy nhất để thoát ra khỏi tình trạng khó xử này. Nếu ta muốn thoát khỏi cuộc đời bị động, trì trệ, hay tầm thường thì ta phải sẵn lòng tham gia vào thứ ông gọi là “bài học của sự lo âu”. Bởi lo âu, theo như Kierkegaard, là hiện tượng 2 mặt. Nó có khía cạnh ác quỷ có thể phá hoại cuộc đời, nhưng nó cũng có khía cạnh xây dựng có thể dẫn lối ta tới sự phát triển của 1 bản thân vĩ đại hơn. Ở một mức độ đáng kể, có được mặt nào trong số 2 mặt này sẽ tùy thuộc vào cách ta đối diện với những tình huống gợi ra sự lo âu trong cuộc đời.
Để hiểu vai trò của sự lo âu trong phát triển bản thân, ta phải nhận ra rằng với tư cách là một con người, chúng ta bị đặt vào một tình thế khó xử đặc biệt. Ko như mọi sinh vật khác bị cai quản bởi bản năng và sự ép buộc, chúng ta phải giành lấy sự tự do của mình, ta có thể dùng trí tưởng tượng để tạo nên những tiềm năng mới và ta có thể đặt bản thân mình vào những tương lai thay thế này để xem nó dẫn tới đâu. Chọn lựa trong số những con đường khả dĩ này và sau đó bắt đầu các bước để hiện thực hóa những khả năng đó chính là điều dẫn tới sự tự sáng tạo (Self-creation), và theo như Kierkegaard, chính sự tự sáng tạo là nhiệm vụ cuối cùng của con người.
“Nét đặc trưng riêng biệt của con người” Rollo May viết “đối nghịch với sự vô vị lay lắt của động vật đơn thuần, nằm ở phạm vi tiềm năng con người và ở khả năng tự nhận thức về các tiềm năng đó. Kierkegaard nhìn nhận con người như sinh vật liên tục bị thu hút bởi tiềm năng, kẻ nghĩ ra tiềm năng, mường tượng ra nó, và thông qua hoạt động sáng tạo biến nó thành hiện thực.” (Rollo May, The Meaning of Anxiety)
Vấn đề tất cả chúng ta đều đối mặt chính là nên chọn con đường nào trong số những con đường khả dĩ để đi? Nếu mục tiêu của ta là sống cuộc đời đủ đầy, vậy thì một trong những cách đảm bảo nhất để đạt được nó chính là định hướng sự tự sáng tạo của mình bao quanh lý tưởng phát triển năng khiếu bản thân. Ta cần chọn những khả năng cho phép bộc lộ tiềm năng dần dần và cho phép ta dùng những khả năng đã phát triển theo cách tự mình thể hiện và mang tính sáng tạo. Cách mỗi người phát triển năng khiếu bản thân sẽ khác nhau ở tính cá biệt của nó – một số nói rằng hãy theo đuổi hạnh phúc, số khác lại nói hãy tìm 1 đam mê, Kierkegaard nói rằng hãy theo đuổi sự lo âu của bạn.
“Khả năng có nghĩa là tôi có thể, trong một hệ thống logic, sẽ đủ thích hợp để nói rằng khả năng sẽ vượt lên trên hiện thực. Trên thực tế, điều này chẳng dễ dàng gì, và một nhân tố quyết định trung gian là điều cần thiết. Nhân tố quyết định trung gian đó chính là lo âu…” (Soren Kierkegaard, The Concept of Dread)
Mỗi bước trên con đường phát triển tiềm năng bản thân đều như nhau – hình dung 1 khả năng có thể thúc đẩy sự tự sáng tạo hơn nữa, trải nghiệm cơn lo lắng đi kèm với viễn cảnh tiến bước về 1 tương lai bất định và bỏ ngỏ, nhưng vẫn đi tiếp mặc cho điều đó. Nếu những khả năng ta mở ra trong cuộc đời mà ko cần nhân tố quyết định trung gian là lo âu, vậy thì đây ko phải là dấu hiệu của sức khỏe tinh thần, mà thay vào đó cho thấy rằng ta đang sống theo 1 cách phụ bạc tiềm năng của mình.
“Khả năng chịu đựng sự lo âu là điều cần thiết cho sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân và chinh phục môi trường của họ. Mỗi người trải nghiệm cơn sốc và mối đe dọa liên tục đến sự tồn vong; thực vậy, hiện thực hóa bản thân chỉ xảy ra với cái giá là đi tiếp về phía trước mặc cho những cú sốc như vậy. Điều này cho thấy khía cạnh mang tính xây dựng của sự lo âu.” (Rollo May, The Meaning of Anxiety).
Ko may thay, hầu hết mọi người ko dùng khía cạnh xây dựng của lo âu. Thay vào đó nhiều người trong số chúng ta làm tất cả những gì có thể để tránh né khỏi chúng. Một số người sẽ tự huyễn bản thân với nhận định rằng ta thậm chí ko cần ham muốn 1 cuộc đời vĩ đại hơn và rằng sự thoải mái và an toàn là thứ tốt nhất trong những thời điểm bất định. Nhưng điều bị ngó lơ trong thời điểm của 1 quyết định như vậy chính là tổng thể của thứ đã được chọn – bởi khi từ chối tiến vào những khả năng làm ta lo lắng, ta đã tạo ra 1 thỏa thuận với quỷ (Faustian Bargain). Ta có được một ít thoải mái tạm bợ khi tránh né thử thách và ta loại bỏ cơ hội thất bại đi cùng với từng bước trên con đường phát triển tiềm năng bản thân, nhưng ta làm thế với 1 cái giá rất đắt. Bởi những lợi ích tầm thường này lu mờ so với những khắc khổ ta tự gây nên cho chính mình khi từ chối toàn tâm toàn ý tham gia vào quá trình sáng tạo của mình:
(Faustian Bargain: Ý chỉ 1 kiểu đổi lấy lợi ích dài hạn để có được lợi ích trước mắt. Câu này đến từ 1 nhân vật tên Faust trong truyền thuyết người Đức, kẻ bán linh hồn cho quỷ để có lợi ích tức thời)
“Khi 1 người hy sinh quyền được tự thể hiện bản thân [nói cách khác là phát triển tiềm năng] vì mục đích sinh tồn, sự sống còn của anh ta đang bị đe dọa, đến từ bên trong chứ ko phải bên ngoài. Với việc từ bỏ quyền tự thể hiện bản thân, ý nghĩa cuộc đời đã mất đi. Đây ko chỉ là một hiện tượng tâm lý. Tự thể hiện bản thân chính là cách biểu lộ trực tiếp và tức thời của năng lượng sống bên trong 1 cá nhân. Tự thể hiện bản thân cũng tương đương với sự thể hiện trong cuộc đời và 1 cuộc đời ko được thể hiện, ko còn tồn tại nữa. Điều này dẫn đến 1 cái chết từ từ.” (Alexander Lowen, The Voice of the Body).
Carl Jung lặp lại quan điểm này của Lowen, cho rằng những người từ chối “tiến bước vào đời” sẽ phải thực hiện “sự tự vẫn 1 phần”. Ta phải giết bỏ khía cạnh ham muốn phát triển tiềm năng và ta phải giết đi khía cạnh hình dung ra những khả năng cho một cuộc đời vĩ đại hơn của bản thân. Khi đưa ra lựa chọn này, ta ngày càng lùi bước sâu và sâu hơn vào cái vỏ của một vùng an toàn ngày càng bó hẹp hơn và như Lowen viết:
“[Cái] vỏ này… sau cùng trở thành 1 nấm mồ. Tình cảnh thật sự bi kịch. Để đập vỡ cái vỏ thoát ra chính là liều chết nhưng ở trong cái vỏ, cũng là sống dở chết dở, ko thể tránh khỏi nhưng chậm hơn.” (Alexander Lowen, The Voice of the Body).
Điều cách biệt những người thoát khỏi tình trạng bi kịch này, so với những người vẫn bị giam cầm trong đó cho đến hơi thở cuối cùng là gì? Vài nhân tố có vẻ rất quan trọng. Đầu tiên, ta phải chấp nhận rằng hành động vẫn có thể thực hiện khi đương đầu với sự lo lắng và có vô vàn ví dụ về những con người làm điều này một cách đều đặn. Tin rằng ta phải loại bỏ lo âu ra khỏi bản thân trước khi hành động sẽ chỉ sản sinh ra sự yếu nhược, trì hoãn liên tục và một sự phụ thuộc tiềm tàng vào ma túy hay rượu bia.
Nhân tố thứ 2 ko thể thiếu để phá vỡ cái vỏ của mình chính là nhận ra rằng tự thân chúng ta phải làm điều này, ko ai có thể trải qua cơn lo âu giùm chúng ta được, ko ai có thể hiện thực hóa tiềm năng của mình – ko ai có thể cứu chúng ta. Nathaniel Branden, một nhà trị liệu tâm lý thế kỷ 20 cho rằng một trong những dấu hiệu tiên lượng tích cực nhất trong số những bệnh nhân của ông chính là việc chấp nhận hoàn toàn sự thật này:
“Một trong những khoảnh khắc [mặc khải] quan trọng nhất là khi người bệnh hiểu thấu rằng ko ai sẽ đến cả. Ko ai sẽ đến để cứu tôi; ko ai sẽ đến để biến cuộc đời thích hợp cho tôi; ko ai sẽ đến giải quyết vấn đề của mình. Nếu tôi ko làm điều gì đó, chẳng có gì trở nên tốt hơn cả. Giấc mơ của 1 người cứu nguy giải thoát cho ta có thể đem đến 1 sự thoải mái; nhưng nó biến ta thụ động và bất lực. Ta có thể cảm thấy rằng chỉ khi mình chịu đựng đủ lâu, chỉ khi mong mỏi đủ tuyệt vọng, bằng cách nào nó 1 phép màu sẽ xảy ra, nhưng đó là kiểu tự dối bản thân mà một người phải trả bằng chính cuộc đời của mình bởi nó sẽ rơi vào vực thẳm của những khả năng ko thể thực hiện được và những ngày, tháng, thập kỷ ko thể vãn hồi.” (Nathaniel Branden, The Six Pillars of Self-Esteem)
Nhưng có 1 nhân tố cuối cùng ta phải thảo luận mà đến sau cùng có thể được xem là mang tính quyết định nhất tới nỗ lực thoát khỏi 1 sự tồn tại thụ động và tầm thường – liệu ta có thể chạm vào khía cạnh khao khát rối loạn, hỗn loạn và sự tàn phá của con người, liệu ta có thể tiếp cận thứ Carl Jung gọi là Shadow?
“Một linh cảm mờ mịt nói rằng ta ko thể trở nên toàn vẹn mà thiếu khi khía cạnh tiêu cực này, rằng ta có một cơ thể mà, như mọi cơ thể khác, phủ một bóng đêm, và nếu ta chối từ cơ thể này, ta ko còn ở ko gian 3 chiều nữa và trở thành một mặt phẳng và thiếu đi vật chất. Tuy nhiên cơ thể là lại là một con quái thú cùng với linh hồn của nó, một sinh vật mang đến bản năng phục tùng ko bị chất vấn. Để hợp nhất bản thân với Shadow này chính là nói có với bản năng, với cái động lực đáng gờm ẩn nấp ở nơi kín đáo này.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology)
Trong khoảnh khắc khi cuộc đời ở trong trạng thái bấp bênh và ta phải đưa ra lựa chọn tránh né lần nữa hoặc tiến về phía trước, thông thường sự khôn ngoan ko phải thứ sẽ thúc đẩy ta chấp nhận rủi ro, cũng ko phải sự cân nhắc giữa mặt lợi và hại. Thay vào đó, nó là một thứ gì đó mang tính bản năng, nó là cái động lực đáng gờm ẩn giấu bên trong. Khía cạnh Shadow của con người có thể buộc ta hành động ngay cả khi lý trí cố kéo ta lại và bản năng của ta đôi khi khôn ngoan hơn nhận thức. Bởi cuộc đời cần sự rối loạn để tạo nên những hình thái tổ chức bản thân tốt hơn và sự phá hoại thông thường là cần thiết để mở đường cho cái mới. Nó có với khía cạnh Shadow của mình, tới khía cạnh ham muốn hỗn loạn, có lẽ là điều cần thiết cho những ai sống quá nhiều năm xoay quanh lý tưởng an toàn, che chở và thoải mái và những ai bị giam cầm quá lâu trong một cuộc đời nhỏ bé bởi vì từ chối chấp nhận những rủi ro bạo dạn mà cuộc đời đòi hỏi:
“Vì vậy hãy tin tôi: bí mật để thu hoạch trái quả vĩ đại nhất từ cuộc đời và sự hưởng thụ tuyệt vời nhất chính là – sống một cách mạo hiểm!” (Nietzsche, The Gay Science)