“Ko, một người bị tuyệt vọng chẳng phải điều hiếm có gì; một người…ko bị tuyệt vọng mới là điều hiếm có, cực kỳ hiếm có.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Liệu có khả thi khi tin rằng ta đang dẫn dắt một cuộc đời tốt đẹp, ấy nhưng trên thực tế lại ở trong trạng thái tuyệt vọng nguy kịch? Liệu sự tuân thủ và theo đuổi địa vị xã hội có thể là một chiến lược dùng để che giấu nỗi tuyệt vọng này, ko chỉ với người khác, mà còn chính bản thân? Và đâu là lời giải hiệu quả cho cơn tuyệt vọng quấy rầy rất nhiều người trong thế giới hiện đại? Trong Video này, dựa vào những góc quan sâu sắc đến từ triết gia thế kỷ 19 mang tên Soren Kierkegaard, một người tự xưng là “bác sĩ tâm hồn”, chúng ta sẽ tìm hiểu những câu hỏi này.
“Quan điểm thông thường, cho rằng tất cả những ai ko nghĩ hay cảm thấy mình bị tuyệt vọng là người ko tuyệt vọng, hoặc chỉ có người nói rằng mình đang tuyệt vọng mới bị tuyệt vọng, ấy là điều hoàn toàn sai lầm.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Theo thông lệ, tuyệt vọng được định nghĩa là sự thiếu vắng hy vọng, thế nhưng, theo như Kierkegaard, một định nghĩa hoàn chỉnh hơn về tuyệt vọng cho rằng nó là một sự phát triển bản thân thất bại. Một cá nhân bị tuyệt vọng khi anh hay cô ta ko đi theo bước đường của con người họ có tiềm năng trở thành, hay theo như lời của Kierkegaard, tuyệt vọng là hệ quả của việc: “…ko sẵn lòng trở thành con người thật.” Triết gia Stephen Evans trong cuốn sách nói về Kierkegaard đã mở rộng quan điểm về tuyệt vọng này:
“Kierkegaard, giống như Nietzsche nửa thế kỷ sau đó, nhận thấy bản ngã con người ko chỉ đơn thuần là sản phẩm hoàn chỉnh, một kiểu thực thể, mà nó còn là một quá trình phát triển. Một bản ngã ko chỉ là điều ta vốn là, mà nó còn là điều ta phải trở thành…Trở thành chính mình có nghĩa là bắt tay vào quá trình trở thành điều gì đó của con người…Về căn bản, một người sẽ bị tuyệt vọng nếu anh ta ko thể hoàn toàn trở thành chính mình. Nhận thức về sự trống rỗng bên trong bản thân dẫn đến điều ta thường gọi là tuyệt vọng…” (Stephen Evans, Kierkegaard)
Thực sự trở thành chính mình đòi hỏi việc hiện thực hóa mọi tài năng tiềm ẩn và nhận thức đủ đầy các nhân tố trong tính cách tồn tại ở dạng phôi thai. Trong thời gian hữu hạn của kiếp người, ta chỉ có thể tiếp cận lý tưởng thực sự trở thành chính mình, nhưng theo như Kierkegaard, tiến tới trạng thái như vậy chính là một nhiệm vụ vĩ đại và đáng làm nhất, hay như Rollo May giải thích:
“Mong muốn trở thành chính mình là thiên hướng thực sự của con người…những rào cản trong nhận thức [xảy ra] bởi vì cá nhân ko thể vượt qua sự chồng chất lo âu ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của mình. Kierkegaard đã nói rõ rằng cá tính phụ thuộc vào khả năng đương đầu với nỗi lo âu của bản thân và tiến bước bất chấp điều đó.” (Rollo May, The Meaning of Anxiety)
Một số người có được những bước tiến lớn trong con đường hoàn toàn trở thành chính mình. Đây là những cá nhân mang tính cách vĩ đại và nhân phẩm sáng ngời. Tuy nhiên, hầu hết mọi người bị chững lại trong quá trình phát triển và thay vì tiến tới lý tưởng về “con người thực sự”, họ lại trốn chạy khỏi nó. Những tác động xấu, vận xui, hay chỉ đơn thuần là lười biếng và sợ hãi chính là thủ phạm phổ biến nhất cho sự thất bại này. Trong số những người bị chững lại ở quá trình phát triển, một số người ý thức được tình thế khó xử và theo đó ý thức được nỗi tuyệt vọng của mình, điều mà theo như Kierkegaard chính là một dấu hiệu tích cực về mặt tiên lượng. Vì càng cảm thấy tuyệt vọng, ta càng có động lực tìm cách vượt qua chúng hơn, hay như triết gia Micheal Watts viết:
“…sẽ thật đúng khi nói rằng tuyệt vọng là căn bệnh quý báu nhất mà con người biết đến, và do vậy chẳng có lý do gì để tuyệt vọng…nếu ta đang phải chịu đựng “cơn tuyệt vọng hiện sinh”, bởi đây có tiềm năng là “tấm vé” dẫn tới tự do.” (Michael Watts, Kierkegaard)
Nhưng ko phải ai cũng có lối sống cản trở sự trau dồi một bản ngã thực sự đều nhận thức về hố sâu tuyệt vọng mà họ đang rơi vào. Một số cá nhân nhận thức rõ về tình cảnh sẽ khiến họ chìm trong tuyệt vọng, thực sự tin rằng con đường đời họ đi là đúng và phù hợp và sẽ dẫn tới sự đủ đầy. Nhưng theo như Kierkegaard, những linh hồn bất hạnh này giống như người bị bịnh phổi, hay người đàn ông hoặc phụ nữ mắc phải căn bệnh thoái hóa chưa được phát hiện cho đến nay, hay như ông viết:
“…[vô thức] của kẻ tuyệt vọng ở trong tình trạng tương tự người bệnh phổi; anh ta cảm thấy tốt nhất, tự coi mình là kẻ khỏe khoắn nhất, có thể hiện diện ở trạng thái cực kỳ sung mãn đối với người khác, ngay khi căn bệnh đang ở giai đoạn nguy khốn nhất.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Có 2 thế lực thúc đẩy nhiều người thời nay rơi vào trạng thái nguy kịch này: tình trạng mục nát của lối sống tuân thủ thời hiện đại và khuynh hướng tiến tới sự dối lừa bản thân. Sự tuân thủ ko tốt cũng ko xấu, đúng hơn, giá trị của nó phụ thuộc vào lối sống nó khuyến khích. Nếu nó khuyến khích chức năng lành mạnh của thân tâm, sự tuân thủ là tốt, nếu nó làm chậm sự phát triển cá nhân, vậy nó là xấu. Trong thế giới hiện đại, sự tuân thủ có khả năng cao khiến ta thoái lui khỏi lý tưởng về bản ngã hoàn chỉnh hơn là thúc đẩy nó nở rộ và điều này là do xã hội tập trung quá đà vào các giá trị bên ngoài. Sự giàu có, địa vị xã hội, sự nổi tiếng, ngoại hình đẹp, và quyền lực vượt trên kẻ khác chính là những giá trị nổi bật dành cho kẻ tuân thủ hiện đại và điều này tạo nên những cá nhân lụn bại về mặt tâm lý. Bởi thế giới nội tâm cũng phải quán triệt rõ ràng y như thế giới bên ngoài và điều này có nghĩa là để trải nghiệm sự trau dồi bản ngã hoàn chỉnh, ta cũng phải tập trung vào các giá trị nội tâm ví dụ như trí tuệ cảm xúc, tâm lý kiên cường, lòng gan dạ, chính trực, khoan dung và khả năng nghĩ cho bản thân mình. Kẻ tuân thủ hiện đại với sự tập trung hướng ra ngoài từ chối những giá trị nội tâm và do đó chật vật trên theo con đường hoàn toàn trở thành chính mình và nhận thấy bản thân trong cơn tuyệt vọng, hay như Kierkegaard viết:
“Bằng cách quan sát vô số người xung quanh, bằng cách bận bịu đủ thứ chuyện thế tục, bằng cách khôn ngoan hơn với những lề thói chung. người như vậy quên mất chính mình… ko dám tin vào bản thân, nhận thấy trở thành chính mình quá mạo hiểm, trở nên giống như người khác dễ dàng và an toàn hơn nhiều, trở thành một bản sao, con số, người tầm thường. Hiện giờ, hình thái tuyệt vọng này trên thực tế gần như bị ngó lơ. Nói một cách chuẩn xác, bằng cách đánh mất bản thân mình theo hướng này, người như vậy sẽ đạt được mọi điều cần thiết cho một kỳ công hoàn mỹ ở đời sống thường nhật, đúng thế đấy, có được thành công vĩ đại ngoài cuộc đời…Chẳng ai nghĩ rằng anh ta bị tuyệt vọng, dẫu sao anh cũng chỉ là điều một con người nên trở thành. Cố nhiên, thế giới thường chẳng hiểu điều gì thực sự kinh hãi. Cơn tuyệt vọng ko những chẳng gây ra bất kỳ phiền toái nào cho cuộc đời, mà còn biến nó trở nên thoải mái và thuận lợi, rõ ràng chẳng có lý do nào để xem điều đó là tuyệt vọng cả.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Tuy nhiên, sự tuân thủ, đều khuyến khích tuyệt vọng và mang đến một hướng đi để con người chối từ cơn tuyệt vọng của mình thông qua sự dối lừa bản thân. “Ko gì khó bằng việc ko lừa dối chính mình.” Wittgenstein viết và một trong những hình thái lừa dối được sử dụng bởi kẻ tuân thủ đó chính là cho rằng chẳng có gì sai lầm với lối sống của mình, đúng hơn là chỉ có điều gì đó sai sai đối với ngoại cảnh của nó. Kẻ tuân thủ cho rằng: “Tôi vẫn chưa leo đủ nấc thang của thành công xã hội và có được vừa đủ của cải và địa vị.” Hoặc chúng sẽ đổ lỗi bạn bè hoặc thành viên gia đình cho sự bất hạnh của mình và do những lời hợp thức hóa và niềm tin rằng một cuộc đời tốt đẹp chính là sản phẩm của việc có được những giá trị nhất định bên ngoài, hắn ta kiên định hơn nữa với cam kết tuân thủ của mình và trong quá trình ấy ngày càng đi xa hơn mà ko nhận ra rằng sự tuyệt vọng của mình bắt nguồn từ mối bận tâm phiến diện đối với ngoại cảnh. Nếu những lời dối lừa bản thân ko thể đẩy cảm giác tuyệt vọng ra ngoài phạm vi nhận thức, vậy thì kẻ tuân thủ sẽ chuyển sang rượu cồn, ma túy, hay những lần lướt điện thoại sao lãng để giúp anh ta mù mờ về bản chất thật sự và chiều sâu của tuyệt vọng.
“Ở một thời điểm, anh ta gần như thấy rõ rằng mình đang bị tuyệt vọng, ấy nhưng ở một thời điểm khác, dường như sự khó ở của anh ta sau cùng có thể mang một nguyên cớ khác…điều gì đó bên ngoài bản thân, và nếu nó được thay đổi, anh sẽ ko bị tuyệt vọng. Hay có lẽ, bằng cách tiêu khiển, hoặc những cách khác, tỉ dụ, thông qua những công việc và hành động bận rộn như một phương thức sao lãng, anh ta cố gắng tự thân nỗ lực nhằm duy trì một sự mù mờ về tình cảnh của mình.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Để thoát khỏi trạng thái nguy hiểm của kẻ tuân thủ, Kierkegaard thúc giục chúng ta phát triển lòng gan dạ để chấp nhận những lỗi sai có thể sẽ hiện hữu trong con đường của mình và nhận ra rằng cảm giác tuyệt vọng nên được chấp nhận và tìm hiểu thay vì phủ nhận:
“Người tuyệt vọng ko có ý thức về việc mình bị điều đó, so với người để ý tới nó, chỉ đơn thuần là một bước phủ định xa hơn khỏi sự thật và cứu rỗi.” (Søren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Nhưng trở nên ý thức về tuyệt vọng chỉ là bước đầu tiên bởi lẽ ta cũng phải thực hiện hành động nếu muốn thay đổi. Do đó, Kierkegaard đề xuất lựa chọn một lý tưởng cá nhân để định hình phương hướng cuộc đời, một lý tưởng khuyến khích sự phát triển nội tâm và làm chủ thế giới bên ngoài, bởi cả hai đều là điều cần thiết để tiến tới một bản ngã hoàn thiện. Nói cách khác, ta cần thứ gì đó để hướng tới buộc ta nhận ra tiềm năng của mình và điều này thực hiện tốt nhất bằng cách khám phá một mục đích hay điều Kierkegaard gọi là một đam mê.
“…sự tồn tại ko thể hoàn chỉnh nếu thiếu đi đam mê.”, Kierkegaard viết. (Søren Kierkegaard, Concluding Unscientific Postscript)
Đam mê là một ý tưởng, mục tiêu, hay lối sống mang ý nghĩa, lâu dài, và sử dụng nó thông qua đó để kết cấu cuộc đời sản sinh một sự biểu lộ đích thực về con người ta thực sự là. Có một đam mê, cuộc đời sẽ có phương hướng; thiếu đi đam mê, ta chỉ là một kẻ trôi dạt thụ động và theo đó dễ bị tuân thủ một cách mù quáng và trì trệ phát triển, đây là nguyên nhân gây ra nỗi tuyệt vọng. Liên quan đến tầm quan trọng của việc khám phá đam mê, Kierkegaard viết trong nhật ký rằng:
“Phải làm rõ trong đầu thứ tôi sẽ thực hiện, chứ ko phải điều tôi cần biết, ngoại trừ ở một chừng mực hiểu biết nhất định phải có trước mỗi hành động. Vấn đề là hiểu bản thân mình… vấn đề là tìm một chân lý hợp lẽ với tôi, tìm lý tưởng tôi sẵn lòng sống và chết vì.” (Søren Kierkegaard, The Journals of Kierkegaard 1834–1854)
Đam mê, hoặc ý tưởng, giữ cho dòng chảy bản ngã liền kề nhau và giúp ta phát triển tiến tới một bản ngã hoàn chỉnh có thể là một hoặc một chuỗi các giá trị; ta có thể sống và chết vì phiêu lưu, tình yêu, sáng tạo, cái đẹp, tự do hoặc sự thật. Nó có thể là điều ta trân quý chẳng hạn như gia đình, sự phát triển tinh thần và cá nhân, hay một thiên hướng. Hoặc nó có thể là những mục tiêu cao quý và ý nghĩa hình thành nên mục đích cuộc đời và là điều ta quyết tâm đạt được bằng mọi giá, hay như người anh em triết học của Kierkegaard, mang tên Friedrich Nietzsche đã viết trong một bức thư ngắn ko được xuất bản:
“Vì mục đích gì con người lại ở đây ko nên khiến ta bận tâm: tại sao ta ở đây, câu đó ta nên tự hỏi chính bản thân mình: và nếu ta chưa có một câu trả lời ngay và luôn, vậy hãy đặt cho bản thân những mục tiêu, những mục tiêu cao cả và cao quý, và lụi tàn khi theo đuổi chúng! Tôi biết chẳng có mục đích cuộc đời nào tốt hơn việc tàn lụi khi theo đuổi những cái vĩ đại và ko tưởng.” (Nietzsche, Unpublished Note from 1873)
Nhiều cá nhân ngày nay bận tâm tới việc bắt kịp công nghệ và thời trang mới nhất, trông ưa nhìn trên mạng xã hội, có được của cải và địa vị xã hội và nói chung là thuận theo bất kỳ điều gì xã hội coi là chấp nhận được, hơn là trạng thái tâm hồn và giá trị cuộc đời họ. Và do vậy, góc quan sâu lắng của Kierkegaard đóng vai trò như một liều thuốc giải cực kỳ cần thiết cho sự trống rỗng của thời đại này. Triết lý của ông chính là sự gợi nhắc về nhu cầu phản ánh bản thân mình và lý do tại sao ta làm những gì mình đang làm. Sự nhạy bén rõ ràng của ông giúp xuyên thấu những lời dối lừa ta kể với bản thân và nắm thóp được những động cơ mang tính gian trá nằm sau quyết định và hành vi của ta. Và sự phân tích tâm lý kẻ tầm thường của ông đã giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghiệm định kỳ để xem liệu cuộc sống mà ta đang trải qua có phải là cuộc sống ta sẽ thực sự tự hào khi cái kết cận kề hay ko, hay liệu ta sẽ rơi vào sự dối lừa bản thân và chối từ nỗi tuyệt vọng và khiến cho ta rơi vào sự nuối tiếc sâu sắc.
“Điều gì sẽ có lợi cho 1 con người nếu anh ta có được thế giới, nhưng mất đi tâm hồn?” (Book of Matthew)
Hay như John Mullen viết:
“Soren Kierkegaard chính là triết gia về tinh thần con người. Hiểu những gì ông nói chính là đang bị thử thách với tư cách là một con người, thử thách này ở hình thái một cuộc chất vấn, chủ đề của nó rất đơn giản: bạn là một kẻ đang tồn tại, một con người; bạn có đối đãi thực trạng này bằng sự nghiêm túc và tôn trọng mà nó đòi hỏi ko? Hay bạn sẽ thà lảng tránh câu hỏi?” (John Mullen, Kierkegaard’s Philosophy: Self Deception and Cowardice in the Present Age)