Ở bài giảng trước, ta đã tìm hiểu về ý tưởng của Parmenides. Để nhắc lại, Parmenides khẳng định rằng sinh tử và sự thay đổi là ảo ảnh bởi ông lý luận rằng 1 thứ gì đó không thể sinh ra từ hư vô và tương tự vậy, 1 thứ gì đó không thể xuất hiện từ cái không tồn tại. Ở bài giảng này, chúng tôi sẽ thảo luận về Empedocles, người tiền Socrates đầu tiên đến sau Parmenides tuân theo quy luật chống lại sự trở thành của Parmenides, đồng thời nhường chỗ cho trải nghiệm của ta về thế giới, thứ truyền tải rằng sự sinh ra, thay đổi và cái chết là điều có thực.
Empedocles sinh ra vào khoảng năm 490 Trước Công Nguyên và là người thú vị nhất trong số những người tiền Socrates. Nietzsche thậm chí đi xa đến mức gọi ông là “hình tượng đa diện nhất của triết học Hy Lạp cổ đại”. Ông đặc biệt ở chỗ bên trong ông là sự kết hợp của 2 tính khí mãnh liệt mà hiếm khi được tìm thấy với 1 mức độ như này ở trong cá nhân. Empedocles nuôi dưỡng tư duy khoa học hoặc lý trí mạnh mẽ và niềm khao khát tâm linh sâu sắc và cháy bỏng bên trong mình. William Guthrie đã lý giải thú vị tính cách độc nhất của Empedocles, viết rằng:
“Thực vậy, trên hết, chính ở đây, trong sự kết hợp giữa tư duy lý trí với nỗi hân hoan bí ẩn mà Empedocles đã tổng hợp và nhân cách hóa tinh thần thời đại và chủng tộc của ông.”
Như ta đã lưu ý ở bài giảng trước, Parmenides tuyên bố rằng 1 thứ gì đó xuất hiện từ hư vô là điều bất khả thi. Empedocles đồng ý và tiến hành tuyên bố rằng có 4 loại hạt cơ bản mà ông gọi là gốc rễ vạn vật. Ông đề xuất rằng những gốc rễ này là vĩnh cửu, bất diệt và bất hoại. Nói cách khác, có vô số hạt lửa, hạt không khí, đất, nước. Những hạt này không sinh ra và chết đi, mà luôn tồn tại và vẫn sẽ tồn tại. Parmenides cũng tuyên bố rằng 1 vật không thể biến hình hoặc tự biến đổi thành 1 vật khác và lần nữa, Empedocles đồng ý. Những hạt hay gốc rễ này không thay đổi và bất biến cả về chất lẫn lượng. Tuy nhiên, chúng có trộn lẫn với nhau và khi làm thế, chúng nảy sinh vô vàn thứ tồn tại trong vũ trụ.
Ví dụ, 1 sinh vật ra đời khi tỷ lệ cụ thể của hạt lửa, không khí, nước và đất kết hợp hài hòa với nhau. Sinh vật phát triển và thay đổi khi 1 số hạt này bị thay thế bởi hạt khác trôi nổi trong vũ trụ và sinh vật chết đi khi sự liên hợp hài hòa mất đi và mọi hạt trôi đi và đi con đường của riêng chúng.
Như Empedocles viết:
“Không có sự ra đời của bất kỳ vật phàm trần nào, cũng như hồi kết nào trong cái chết tai quái, mà chỉ có sự trộn lẫn và sự chia tách của cái bị trộn lẫn.”
Đi cùng với 4 loại hạt hoặc gốc rễ, Empedocles đề xuất sự tồn tại của 2 sức mạnh hoặc thế lực: Tình yêu và xung đột. Xét về ảnh hưởng của chúng lên thế giới tự nhiên, sẽ hữu ích khi hình dung chúng là lực hấp dẫn và lực đẩy. Tình yêu và lực hoặc sức hấp dẫn và khi nó gây ra sức ảnh hưởng, nó khiến các gốc rễ khác sáp lại với nhau và trộn lẫn 1 cách hài hòa. Mặt khác, xung đột là sức hoặc lực đẩy và khi nó gây ra sức ảnh hưởng, các gốc rễ khác nhau bị đẩy lùi ra khỏi nhau và tìm kiếm loại y như nó. Sự ra đời, phát triển, thay đổi và phân hủy của vạn vật trong vũ trụ này được chỉ đạo bởi sức ảnh hưởng mà 2 thế lực tình yêu và xung đột này gây ra lên gốc rễ vạn vật.
Sử dụng từ Giận Dữ (Anger) để thay thế cho sức mạnh xung đột, Empedocles mô tả điều này như sau:
“Trong Giận Dữ [Xung Đột] tất cả đều đa dạng và tách rời, nhưng trong Tình Yêu, chúng sáp lại nhau và khao khát nhau. Bởi từ những thứ này sinh ra bất kể điều gì đã và đang và sẽ là – cây cối, đàn ông, phụ nữ, thú vật, chim chóc và nước nuôi sống cá, vâng (Yea) và các Vị Thần trường tồn cao nhất trong sự tôn kính.”
Sức mạnh tình yêu và xung đột tham gia vào trận chiến vĩnh hằng. Trận chiến này tiến hành theo cách có thể đoán trước hoặc cơ học và do đó, vũ trụ trải qua 1 chuỗi giai đoạn tuần hoàn. Giai đoạn đầu tiên là sự thống trị của tình yêu và trong giai đoạn này, nó hoàn toàn chiếm ưu thế và xung đột bị đẩy ra bên ngoài giới hạn vũ trụ, bất lực trong nỗ lực ảnh hưởng các gốc rễ. Bị ảnh hưởng bởi mỗi sức mạnh tình yêu, mọi hạt hoặc gốc rễ cơ bản bị trộn lẫn hoặc hợp nhất nhau thành 1 thể thống nhất. Empedocles hình dung thể thống nhất này như 1 khối cầu và ông nghĩ rằng dưới sự thống trị của tình yêu, vũ trụ ở trạng thái thần thánh nhất. Tuy nhiên, trong quả cầu thần thánh của tình yêu, nơi mọi gốc rễ hợp nhất nhau, không có gì thực sự xảy ra và tồn tại.
Chỉ khi bắt đầu giai đoạn 2, khi xung đột ảnh hưởng tới các yếu tố thì quả cầu mới bị phá vỡ và mọi thứ xảy ra. “Từng cái một, mọi chi của Vị Thần run lên”, Empedocles viết, đề cập tới chuyển động khởi xướng bên trong quả cầu. Dưới sức ảnh hưởng của xung đột, gốc rễ bắt đầu chia tách và trong quá trình đó, mở đầu sự tạo thành vũ trụ bao gồm nhiều thứ khác nhau. Trong chính giai đoạn vũ trụ này, nơi xung đột gia tăng nhưng tình yêu vẫn gây ảnh hưởng mà Empedocles nghĩ rằng ta đang sống. Trận chiến giữa thế lực tình yêu và xung đột có thể quan sát được ở hiện tượng của thế giới này. Sức mạnh kháng cự của xung đột đã chia tách nhiều gốc rễ, khiến cho chúng tìm kiếm loại y như mình. Các vùng nước, khí quyển và khối đất kết lại nhau là tác phẩm của xung đột khiến cho gốc rễ tìm loại y như chúng.
Tuy nhiên, vô vàn sinh vật sống gọi thế giới này là nhà chính là bằng chứng cho thấy tình yêu vẫn hiện diện, gây ra lực hấp dẫn khiến 4 gốc rễ khác nhau trộn lẫn và kết hợp nhau. Empedocles nghĩ rằng từng sinh vật sống được cấu thành bởi tỷ lệ cụ thể của 4 gốc rễ khác nhau và do đó là thực thể hài hòa tồn tại thông qua sức mạnh tình yêu. Trong tương lai, giai đoạn vũ trụ thứ 3 sẽ diễn ra và xung đột sẽ thống trị mà không có bất kỳ đối nghịch nào từ tình yêu, thứ sẽ trở nên bất lực, trục xuất ra giới hạn bên ngoài của vũ trụ như cách xung đột từng bị. Ở vũ trụ nơi xung đột ngự trị cuối cùng, mọi con đường sẽ hoàn toàn bị chia tách, hạt đất sẽ trộn lẫn hạt đất, nước với nước, lửa với lửa và không khí với không khí.
Là 1 quá trình tuần hoàn, sau 1 thời gian nơi xung đột ngự trị mà không có bất kỳ đối nghịch nào, tình yêu sẽ tìm đường quay trở về. Thu hút các yếu tố riêng biệt với nhau. Ở giai đoạn này, khi tình yêu và xung đột lần nữa chiến đấu với nhau, 1 vũ trụ khác giống như của ta sẽ được sản sinh. Quá trình diễn ra trọn vẹn khi tình yêu lần nữa thống trị cuối cùng, bắt đầu lại chu kỳ vĩnh cửu, Empedocles đề xuất rằng chu kỳ vũ trụ này sẽ tiếp tục mãi mãi.
Ở phần mô tả phía trên, chúng tôi đã cho thấy cách mà theo như Empedocles, 1 thế giới như của ta, nơi tồn tại vô vàn sinh vật sống, được tạo ra ở giai đoạn 2 hoặc 4 của chu kỳ vũ trụ như nào, tức là trong lúc tình yêu hoặc xung đột gia tăng. Nếu là vậy, tại sao Empedocles tin rằng vũ trụ ta sống ở giai đoạn gia tăng xung đột? Đáp án cho câu hỏi này có thể tìm thấy thông qua hiểu biết rằng đi cùng với quan niệm tình yêu và xung đột gây ảnh hưởng tới các yếu tố tự nhiên của vũ trụ, Empedocles cũng quan niệm thế lực tình yêu và xung đột như thứ gây ra sức ảnh hưởng đạo đức và tâm lý, buộc cá nhân hành xử 1 cách phẩm hạnh hoặc tàn phá. Như Aristotle giải thích:
“Bởi nếu 1 người tuân theo và hiểu lời tuyên bố của Empedocles theo ý nghĩa thực sự của nó và không phải ngôn ngữ mờ mịt của ông ta, anh sẽ nhận ra rằng Tình Yêu thực sự là nguyên nhân của cái thiện và Xung Đột là nguyên nhân của cái ác.”
Empedocles nghĩ rằng thế giới của ta đang trong giai đoạn phát triển xung đột thay vì tình yêu bởi ông kinh hoàng trước sự tàn bạo và hành động kinh hãi tràn ngập thế giới con người và kết luận rằng ác quỷ hoặc xung đột đang có chỗ đứng và sớm thôi sẽ thống trị tâm trí và ý định của mọi sinh vật. Ông viết:
Khi xung đột gia tăng, thế giới dần trở thành “1 hang động có mái che, 1 chốn buồn tẻ [nơi] Giết Người và Giận Dữ và bộ lạc của các linh hồn chết chóc, và bệnh tật khô héo và hao mòn và tác phẩm của sự đổi thay liên tục lang thang trong màn đêm trên đồng cỏ Tận Số.”
Vì ta ở giai đoạn mà xung đột gia tăng. Trong quá khứ, khi thế lực xung đột yếu đi và tình yêu mạnh mẽ hơn, thế giới ắt hẳn là nơi đằm thắm và hòa hợp hơn nhiều. Thực vậy, Empedocles khẳng định rằng trong quá khứ, dưới sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tình yêu, con người và các sinh vật khác sống trong 1 kiểu thời kỳ hoàng kim, nơi tự nhiên phong phú, cuộc sống dễ dàng và nhân loại sống hài hòa hạnh phúc và bình yên. Miêu tả thời kỳ này với 1 cảm giác hoài niệm, Empedocles viết:
“Bởi mọi thứ được thuần hóa và dịu dàng với con người, thú vật và chim chóc, và cảm giác thân thiện được nhen nhóm khắp nơi.”
Mặc dù nghĩ rằng thế giới này là nơi sầu khổ khi mà ác quỷ ngự trị cuối cùng, Empedocles tin rằng có 1 lối thoát. Ông cho rằng sự thần thánh hóa (Apotheosis) hoặc nâng tầm đại vị thần thánh là điều khả thi cho loài người. Trên thực tế, Empedocles nghĩ rằng chúng ta là linh hồn thần thánh dưới sự ảnh hưởng của xung đột, giết hại sinh vật sống. Sau khi gây ra tội ác như vậy, ta rơi xuống khỏi chính nơi ở của mình trên thiên đàng, bị kết án lang thang trên thế giới này trong bộ quần áo xác thịt xa lạ. Hình phạt của ta là lang thang 10000 mùa trên trái đất này, tiếp tục tái sinh thành những động vật khác nhau. Empedocles cho rằng:
“Trước đó, tôi từng là trai và gái, 1 bụi cỏ và con chim, và 1 con cá ngu ngốc của biển khơi.”
Empedocles nghĩ rằng ông nhớ về khoảnh khắc linh hồn mình bị trừng phạt và nhìn thấy thế giới này lần đầu tiên, tuyên bố rằng:
“Tôi khóc và rền rĩ khi thấy nơi xa lạ này.”
Tuy nhiên, không như nhân loại nói chung mà ông nghĩ là bị kết án lang thang trái đất này hàng ngàn năm nữa, bởi sự hết lòng cho thế lực tình yêu và tích lũy trí khôn, Empedocles nghĩ rằng mình sắp quay về tính thần thánh. Ông viết:
“Ta là 1 Vị Thần bất tử, không còn là người phàm, lang thang trong số các người…”
Truyền thuyết kể rằng Empedocles chết bằng cách lao mình xuống miệng núi lửa của núi Etna, tin rằng sau cái chết phàm trần, linh hồn ông sẽ quay về thiên đàng thần thánh.
Để kết thúc, chúng tôi sẽ thảo luận ngắn gọn niềm tin của Empedocles về nguồn gốc và phát triển của sự sống. Bởi đáng ngạc nhiên là chúng ít nhất đại diện về mặt bề ngoài, hình thức ban sơ của thuyết tiến hóa hiện đại. Khi suy nghĩ về cách những sinh vật thích nghi tốt với môi trường và có những bộ phận được tích hợp hài hòa với nhau như nào, Empedocles kết luận rằng sinh vật như thế xuất hiện bằng sự ngẫu nhiên, thông qua cái bây giờ ta gọi là chọn lọc tự nhiên.
Theo Empedocles, trong quá khứ, đã từng có những sinh vật kỳ lạ nhất với bộ phận không thích ứng tốt hoặc tích hợp với nhau tốt lang thang trên trái đất.
“Nhiều sinh vật ra đời với bộ mặt và ngực ở trước và sau, thú có sừng mang đầu người, và ngược lại, có những sinh vật ở hình dạng con người mang cái đầu thú có sừng…”
Giờ thì, để lấy ví dụ thậm chí còn phi lý hơn, rõ ràng là 1 sinh vật bao gồm cơ thể người với cái đầu thú có sừng hoặc đầu con voi trên cơ thể đại bàng, sẽ không thể thích ứng tốt với môi trường của mình và do đó sẽ chết đi nhanh chóng. Mặt khác, 1 sinh vật bao gồm đầu người trên cơ thể người hoặc đầu đại bàng trên cơ thể đại bàng sẽ thích ứng tốt với môi trường.
Trong khi lý thuyết của Empedocles nghe giống như phiên bản ban sơ của thuyết tiến hóa hiện đại, điều quan trọng là đừng mang sự tương đồng đi quá xa bởi sự giống nhau chỉ mang tính bề ngoài. Điều quan trọng là Empedocles không tuyên bố rằng các sinh vật được thiết kế vượt thời đại để khiến chúng thích nghi tốt với môi trường của mình, mà thay vào đó, chúng thích nghi tốt thông qua sự kết hợp ngẫu nhiên của yếu tố và bộ phận. Với lưu ý này, chúng tôi sẽ để lại hình tượng Empedocles thú vị.
Ở 2 bài giảng tiếp theo của Serie này, chúng tôi sẽ thảo luận về Anaxagoras và Democritus.