Ở bài giảng này, chúng tôi sẽ thảo luận về Anaxagoras, 1 người khác đến sau Parmenides và là triết gia tiền Socrates giống như Parmenides, phải xây dựng cách lý giải triết học về vũ trụ mà không viện dẫn khái niệm về sự vật tồn tại, chết đi và xuất hiện từ cái không tồn tại. Như ta sẽ thấy, Anaxagoras tuân theo quy luật của Parmenides bằng cách xây dựng 1 lý thuyết hấp dẫn và đáng ngạc nhiên về bản chất vật chất. Tuy nhiên, cái tên Anaxagoras đi vào lịch sử không phải vì lý thuyết về vật chất của ông, mà là vì ông là triết gia đầu tiên giới thiệu sự khác biệt giữa tâm trí và vật chất.
Ở bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu lý thuyết về vật chất và sự phân chia vũ trụ thành tâm trí và vật chất. Để kết thúc bài giảng, chúng tôi sẽ thảo luận sự khác biệt giữa góc nhìn mục đích luận (Teleological) và cơ học về vũ trụ và giải thích cách triết học của Anaxagoras phát triển cả 2 góc nhìn này.
Để bắt đầu bài giảng, chúng ta phải chú trọng vào tính cách của Anaxagoras. Bởi như mọi triết gia tiền Socrates khác, ông là cá nhân cực kỳ độc nhất và thú vị. Anaxagoras sinh ra trong 1 gia đình quý tộc giàu có nhưng không quan tâm tới tiền bạc và trên thực tế, tránh xa tài sản thừa kế kếch xù của mình và dành cuộc đời hiến dâng cho triết học thay vì phấn đấu theo đuổi giàu sang và danh vọng. Có chuyện kể rằng Anaxagoras từng 1 lần được hỏi tại sao sinh ra thì tốt hơn là không sinh ra, ông trả lời rằng được sống tốt hơn là không bởi nó cho phép 1 người tìm hiểu những khoảng trời trong toàn bộ vũ trụ. Ở Hy Lạp cổ đại, người dân thường tự hào về thành phố hoặc Polis (cũng là từ thành phố luôn) mà họ gọi là nhà. Trên thực tế, khi đặt tên 1 cá nhân người Hy Lạp, theo truyền thống, nó sẽ bao gồm thành phố nơi họ sinh ra bởi điều này được cho là tạo ra phần không thể thiếu của bản sắc cá nhân. Hơn nữa, người Hy Lạp tự hào mình là chủng tộc tiên tiến nhất và xem các nền văn minh khác thấp hơn con người, thường coi chúng là man rợ.
Anaxagoras đặc biệt ở chỗ ông không tự hào vì là người Hy Lạp cũng như không tự đồng nhất với thành phố mà mình sinh ra. Ông nghĩ rằng đây chỉ là các quy ước tùy tiện quá đỗi con người, thay vào đó, ông tự coi mình là công dân vũ trụ. Khi được hỏi tại sao ông không thể hiện bất kỳ quan tâm nào tới quê hương mình, Anaxagoras trả lời rằng ông thực sự có quan tâm và chỉ vào bầu trời phía trên, nói rằng: “Tôi thực sự tôn kính cô ấy và quan tâm sâu sắc cô ấy.”
Như ta đã thấy ở bài giảng trước, Empedocles khẳng định rằng có 4 loại hạt hoặc gốc rễ khác nhau: đất, nước, không khí và lửa tạo nên mọi thứ trong vũ trụ. Ví dụ, Empedocles nghĩ rằng xương bao gồm 4 phần lửa, 2 phần nước và 2 phần đất. Giờ thì, Empedocles tin rằng bản thân mình tuân theo quy luật chống lại sự trở thành của Parmenides, nó tuyên bố rằng 1 thứ gì đó không thể xuất hiện từ cái không tồn tại trong số những thứ khác hoặc nói cách khác, 1 thứ không thể tự biến hình hoặc biến đổi thành cái khác. Trong khi nhìn vào bề ngoài, có vẻ như ông đã thành công tuân theo học thuyết này, dưới sự tìm hiểu kỹ càng hơn, rõ ràng là Empedocles xâm phạm quy luật của Parmenides. Ví dụ, khi tuyên bố rằng xương xuất hiện khi lửa, nước và đất kết hợp với nhau, ông đang khẳng định rằng xương trở nên hoặc xuất hiện từ cái không tồn tại. Xương không phải lửa, nước cũng như đất và do đó không thể xuất hiện từ các nguyên tố này cũng như không thể xuất hiện thông qua sự tương tác của chúng với nhau. Anaxagoras hiểu được sự điên rồ bao trùm Empedocles bởi làm sao tóc có thể mọc ra từ không tóc và da thịt sinh ra từ không da thịt? Rõ ràng là nếu 1 người muốn tuân theo quy luật của Parmenides, tóc sẽ không thể đến từ không tóc cũng như bất kỳ mọi thứ không thể đến từ cái không tồn tại.
Do đó, để giải thích cách những thứ vật chất dường như biến đổi thành thứ khác như nào, Anaxagoras tuyên bố táo bạo rằng mọi thứ ở trong mọi thứ. Câu tuyên bố này có nghĩa gì? Ngạc nhiên thay, khi nói rằng mọi thứ ở trong mọi thứ, Anaxagoras theo nghĩa đen nói rằng mọi thứ ở trong mọi thứ và dùng ví dụ tiêu hóa để giải thích ý tưởng này. Ví dụ, khi ta ăn quả táo, thành phần bên trong nó được đồng hóa vào cơ thể và thành 1 phần của ta theo nghĩa đen. Tuy nhiên, theo như Parmenides, sẽ phi lý khi nói rằng quả táo được biến đổi thành, cứ cho là máu hoặc xương, vì lý do đơn giản, bởi điều đó có nghĩa là máu và xương đến từ cái không tồn tại đó là quả táo. Thay vào đó, Anaxagoras tuyên bố rằng máu và xương và mọi thứ khác đã tồn tại trước đó ở quả táo và khi ăn vào, máu và xương ở trong quả táo được sáp nhập vào cơ thể.
Giải thích ý tưởng của Anaxagoras, Aristotle viết:
“Anaxagoras nói 1 cách hợp lý rằng thịt từ thức ăn được thêm vào da thịt của ta.”
Nếu mọi thứ trong mọi thứ, vậy thì làm sao có những thứ khác nhau trên thế giới? Để đặt câu hỏi 1 cách khác biệt, nếu mọi thứ tồn tại trong vàng và mọi thứ cũng tồn tại trong xương, vậy thì tại sao xương vàng có chất lượng rất khác biệt? Để giải thích điều này, Anaxagoras viện dẫn cái thường gọi là nguyên lý ưu thế. Trong khi mọi thứ trong mọi thứ, Anaxagoras nghĩ rằng mỗi thứ vốn vậy là kết quả của bất kỳ điều gì tồn tại ở nồng độ cao nhất bên trong nó. Vậy thì, trong khi thực sự có da thịt, máu, tóc, cỏ, gỗ và bất kỳ thứ gì khác bằng vàng, mọi chất đó chỉ tồn tại ở nồng độ rất nhỏ bên trong và do đó tri giác của ta không thể phân biệt được. Mặt khác, bên trong vàng, cho đến nay nó tồn tại ở nồng độ cao nhất, đó là lý do nó mang đặc điểm của nó, mặc dù mọi thứ tồn tại bên trong nó.
Giải thích ý tưởng này, Anaxagoras viết:
“Không thứ gì như bất kỳ thứ gì khác, nhưng những thứ đó là và phần lớn rõ ràng là mỗi thứ, trong đó có phần đa số bên trong.”
Như ta đã đề cập ở lúc bắt đầu bải giảng, đóng góp được báo trước nhiều nhất của Anaxagoras cho lịch sử triết học là sự phân chia vũ trụ thành tâm trí và vật chất. Các triết gia tiền Socrates trước đó theo thuyết vật hoạt (Hylozoism), trong đó họ nghĩ rằng vật chất thấm nhuần sự sống và trí thông minh và do đó có khả năng bắt đầu chuyển động của mình. Tuy nhiên, quan niệm này kế thừa từ niềm tin thần thoại trước đó và từ từ bị loại bỏ bởi những người tiền Socrates sau này. Khi niềm tin rằng vật chất có thể bắt đầu chuyển động riêng chúng không thể đứng vững, thì cần phải lý giải chuyển động và sự thay đổi của vũ trụ vật chất bằng cách đề ra 1 nguyên nhân bên ngoài riêng biệt, nguyên nhân bên ngoài di chuyển vật chất này được Anaxagoras khẳng định là Nous, tiếng Hy Lạp cho từ tâm trí (Mind)
Tâm trí là thành phần riêng biệt và độc lập với vật chất, có thể nói là đứng trên nó, tâm trí là thế lực thông minh chi phối sự vận động của vũ trụ vật chất. Anaxagoras viết:
“Nó là thứ nguyên chất và thuần túy nhất trong tất cả mọi thứ, và có sự phán định với mọi thứ và sức mạnh vĩ đại nhất; và tất cả những thứ có sự sống, cả lớn lẫn nhỏ hơn, Tâm Trí kiểm soát tất cả những thứ này.”
Tâm trí của ta là phản chiếu của tâm trí vũ trụ vận hành thông qua cơ thể vật chất, nó là sinh lực của mọi thứ. Thiếu đi nó, vũ trụ sẽ trơ, tĩnh và hoàn toàn thiếu vắng sự sống và trí thông minh. Anaxagoras cũng tuyên bố tâm trí chịu trách nhiệm cho sự ra đời vũ trụ. Ông khẳng định rằng ban đầu, vật chất, thiếu đi nguyên nhân bên ngoài làm nó vận động, vẫn bất động trong 1 khoảng thời gian vô tận, chỉ khi tâm trí bắt đầu hoạt động và tác động lên trạng thái trơ của vật chất mà sự chuyển động và tạo thành vũ trụ bắt đầu.
Ta bây giờ phải chuyển hướng chú ý sang sự khác biệt giữa góc nhìn mục đích luận và cơ học về vũ trụ. Như ta sẽ thấy, Anaxagoras độc nhất ở chỗ tầm nhìn triết học của ông kết hợp góc nhìn mục đích luận và cơ học khiến cho các triết gia sau này thất vọng. Từ mục đích luận (Teleology) đến từ chữ Telos của Hy Lạp, có nghĩa là mục đích hoặc đích đến, những ai giữ vững quan điểm mục đích luận về vũ trụ cho rằng sự tồn tại có mục đích, 1 vài đích đến trong vũ trụ và mọi thứ bên trong nó đang hướng tới. Nói cách khác, người theo mục đích luận cho rằng có 1 số trạng thái tương lai gây ra sự ảnh hưởng nhân quả lên mọi thứ ở đây và bây giờ, thúc đẩy chúng về phía trước để nhận ra trạng thái tương lai này.
Mặt khác, những người giữ vững góc nhìn cơ học về vũ trụ không tin rằng vũ trụ có mục đích và theo đó phủ nhận sự tồn tại của 1 số trạng thái tương lai thúc đẩy mọi thứ di chuyển hoặc phát triển theo 1 hướng nhất định. Thay vào đó, người theo thuyết cơ học nhìn nhận vũ trụ và mọi thứ trong nó chỉ là sản phẩm của thế lực quá khứ. Anaxagoras đặc biệt ở chỗ cách lý giải triết học về vũ trụ của ông kết hợp góc nhìn mục đích luận và cơ học. Ông nghĩ rằng lúc ban đầu, tâm trí đóng vai trò như nguyên lý mục đích luận bởi nó khiến vật chất chuyển động vì 1 mục đích hoặc đích đến, đó là sinh ra 1 vũ trụ có trật tự. Tuy nhiên, phần còn lại của ông bị bão hòa với nguyên lý cơ học khi mà ông giải thích sự phát triển của vũ trụ và sự vận hành của tự nhiên là kết quả của chuyển động, nhưng sau cú thúc đẩy ban đầu bởi tâm trí, vũ trụ bị bỏ lại để mở ra và phát triển chỉ theo các quy luật vật lý và cơ học. Anaxagoras sử dụng cái triết gia Lewis Hicks gọi là góc nhìn Eutaxiological.
Note: Eutaxiological ý chỉ Eutaxiology (Euta = good (tốt), tax = order (trật tự, thứ tự). Đây là 1 góc nhìn khác với mục đích luận (Teleology), thay vì tập trung vào mục đích của quá trình có sẵn thì Eutaxiology tập trung vào trật tự hoặc thiết kế của quá trình đó.
Anaxagoras hướng đến sự pha trộn đã dẫn tới các phản ứng trái chiều từ các triết gia Hy Lạp đi theo ông. Như ta đã đề cập, Plato sử dụng mệnh danh tâm trí của Anaxagoras như 1 lực nhân quả thông minh từ vũ trụ để hỗ trợ cho lập luận mục đích luận của mình. Tuy nhiên, như David Sedley giải thích, Plato và các nhà tư tưởng mục đích luận khác không thể chấp nhận góc nhìn Eutaxiological của Anaxagoras:
“Plato, như hầu hết các nhà tư tưởng khác trong và sau thời cổ đại, liên kết mục đích luận với mục tiêu có nhận thức. Biến thế giới thành 1 cấu trúc có mục đích chỉ là đang đặt cọc tâm trí thông minh làm nguyên do của nó. Đúng, tâm trí thông minh có thể tạo ra thế giới và sau đó để nó tự vận hành 1 cách cơ học, nhưng không có nhà tư tưởng cổ đại nào – sau Anaxagoras bằng mọi giá…sẵn sàng để suy ngẫm về lý thuyết phân chia cấp độ thuộc kiểu này.”
Socrates, người cam kết với quan điểm mục đích luận thần thánh và nghĩ rằng mọi thứ trong vũ trụ cấu thành bởi 1 nhà thiết kế thông mình, được cho là cực kỳ phấn khích khi nghe rằng Anaxagoras sử dụng tâm trí để lý giải trật tự trong sự phát triển vũ trụ. Tuy nhiên, Socrates được cho là nói rằng:
“Những kỳ vọng ngông cuồng của tôi tan tành mây khói khi tôi tới và nhận ra rằng người này không dùng Tâm Trí chút nào. Ông ta không gán cho bất kỳ sức mạnh nhân quả nào cho nó trong trật tự vạn vật, mà là không khí, Aether và nước, và 1 loạt những thứ kỳ lạ khác.”
Aristotle nghĩ rằng trong giả định tâm trí là lực nhân quả chịu trách nhiệm cho sự ra đời vũ trụ của mình, Anaxagoras theo lời ông “đứng nổi bật như 1 người tỉnh táo duy nhất bằng cách so sánh với những lời khẳng định ngông cuồng của người tiền nhiệm.” Tuy nhiên, trước sự thất vọng của Aristotle, ông khám phá ra rằng:
“Anaxagoras dùng Tâm Trí…để lý giải cho sự hình thành thế giới; và bất cứ khi nào ông ta không thể giải thích tại sao mọi thứ tất yếu phải như vậy; ông mang nó vào. Nhưng ở các trường hợp khác, ông tạo ra điều gì đó hơn là nguyên do Tâm Trí.”
Mặc cho sự trộn lẫn nguyên lý mục đích luận và cơ học để giải thích sự ra đời và phát triển của vũ trụ, Anaxagoras được nhiều người coi là triết gia đầu tiên giới thiệu khái niệm nguyên lý mục đích luận chịu trách nhiệm cho sự ra đời và khởi xướng trật tự thế giới. Và đi cùng với việc là triết gia đầu tiên giới thiệu sự phân định tâm trí và vật chất, ông đã được cân nhắc chính đáng là triết gia cực kỳ quan trọng trong lịch sử triết học.
Ở bài giảng tiếp theo, chúng tôi sẽ kết thúc Serie về những người tiền Socrates bằng cách thảo luận về Democritus, người mà ta sẽ thấy là hoàn toàn từ chối góc nhìn mục đích luận của mọi thứ bằng khẳng định rằng vũ trụ chẳng là gì ngoài nguyên tử và chân không.