Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ hướng sự chú ý tới ý tưởng của Parmenides, người dựng lên cách lý giải siêu hình có lẽ phức tạp và vô lý nhất về hiện thực trong lịch sử triết học.
Parmenides là triết gia tiền Socrates phát triển rực rỡ vào nửa đầu thế kỷ 5 Trước Công Nguyên ở thuộc địa Elea của Hy Lạp, nằm ở bờ biển phía Tây Nam nước Ý. Mặc dù kết luận ông đạt được như ta sẽ sớm thấy là phi lý, ông được nhiều người coi là người có ảnh hưởng nhất trong số tất cả những người tiền Socrates. Như William Guthrie giải thích ở tập 2 của loạt sách A History of Greek Philosophy:
“Triết học tiền Socrates được chia làm đôi bởi cái tên Parmenides. Khả năng lý luận đặc biệt của ông làm cho suy đoán về nguồn gốc và cấu tạo vũ trụ bị tạm dừng, và khiến nó tạo ra khởi đầu mới trên con đường khác.”
Parmenides làm cho suy đoán về bản chất vũ trụ bị tạm dừng bằng cách tuyên bố rằng trải nghiệm của ta về thế giới rõ ràng là ảo ảnh, trải nghiệm về thế giới nói cho ta biết rằng mọi thứ di chuyển từ nơi này đến nơi khác, mọi thứ được sinh ra, thay đổi và chết đi. Parmenides khẳng định rằng trải nghiệm về thế giới của ta là ảo ảnh và trên thực tế, không có gì di chuyển hoặc thay đổi và không có gì được sinh ra và chết đi.
Hơn nữa, chân lý, theo như Parmenides, đó là trên thực tế, không có những thứ riêng biệt. Thay vào đó, ông khẳng định rằng hiện thực là 1 “thứ” (Chủ Nghĩa Nhất Nguyên) không bao giờ di chuyển hoặc thay đổi mà đã và sẽ giữ nguyên như vậy, hoàn toàn bất động và bất biến mãi mãi.
Miêu tả về vũ trụ, Parmenides giải thích rằng:
“…nó chưa sinh ra và bất diệt, toàn vẹn, độc nhất và lưu động và không có điểm dừng. Nó không ở quá khứ và cũng sẽ không như vậy, bởi nó bây giờ hoàn toàn là một và liên tục.”
Kết luận mà Parmenides đạt được ít nhất có thể nói là nghịch lý. Trên thực tế, theo như từ nguyên học của chữ Paradox (nghịch lý), nó chính xác là vậy. Từ Paradox tạo ra bằng cách kết hợp Para, có nghĩa là đối nghịch và Doxa có nghĩa là bề ngoài (Apperance). Ý tưởng của Parmenides về căn bản là đối nghịch với bề ngoài hoặc nghịch lý. Bởi trong khi dường như có những thứ riêng biệt ở thế giới di chuyển và thay đổi, Parmenides khẳng định rằng bề ngoài lừa dối và trên thực tế, vũ trụ khác biệt hơn nhiều so với nó.
Theo Parmenides, giác quan mang đến cho ta thông tin sai lệch về bản chất hiện thực và để học được chân lý về bản chất sự vật, ta phải hoàn toàn dựa vào tâm trí và khả năng suy luận của mình. Với niềm tin rằng các giác quan in sâu ảo ảnh lên tâm trí, và tuyên bố rằng chỉ có lý trí hoặc ‘con mắt của tâm trí’ mới được sử dụng để đạt được chân lý. Parmenides trở thành người mà bây giờ được phân loại là theo chủ nghĩa duy lý cực đoan.
Vậy thì Parmenides chính xác làm thế nào để đi đến kết luận tranh cãi và nghịch lý rằng sự thay đổi và chuyển động của sinh tử là ảo ảnh? Lập luận của ông bắt đầu từ tiền đề rất đơn giản và không gây tranh cãi, ta có thể tuyên bố rằng hoặc 1 thứ gì đó tồn tại hoặc nó không tồn tại hoặc sử dụng thuật ngữ của ông đó là hoặc ‘Nó có’ hoặc ‘Nó không’. Hơn nữa, Parmenides khẳng định rằng khi xây dựng cách lý giải triết học về hiện thực, khái niệm về cái hiện hữu hoặc đang tồn tại có thể sử dụng, trong khi khái niệm về cái không tồn tại hoặc không có không thể sử dụng. Viết ở dạng thơ phức tạp, Parmenides giải thích ý tưởng này:
“Bây giờ, tôi sẽ nói cho bạn…2 cách tìm kiếm duy nhất có thể nghĩ đến. Đầu tiên, cụ thể là nó hiện hữu, rằng không thể nào có bất cứ thứ gì không tồn tại, là con đường xác tín bởi chân lý là bạn đồng hành của nó. Cách còn lại, cụ thể là nó không tồn tại và rằng 1 thứ gì đó cần không tồn tại, – tôi nói với bạn, điều này là con đường hoàn toàn không đáng tin. Bởi bạn không thể biết cái gì là không tồn tại – nó là bất khả thi – cũng như không thể thốt ra nó.”
Nói cách khác, không thực, hoặc cái không hoặc phi tồn tại là 1 khái niệm không hợp lệ và không thể dùng ở bất kỳ lý giải hợp lý nào về thế giới. Ông viết:
“Nó phải cần là điều có thể nghĩ tới và nói đến; bởi nó có thể tồn tại và không thể với cái không tồn tại.”
Người ta thường lầm tưởng rằng Parmenides ở đây đã mắc sai lầm hiển nhiên khi tuyên bố rằng không thể nghĩ tới điều gì đó không tồn tại. Rõ ràng là con người có thể nghĩ tới thứ không tồn tại. Trên thực tế, có thể lập luận rằng lịch sử tư duy triết học và tôn giáo là bằng chứng cho thấy nó không chỉ khả thi, mà còn rất tự nhiên khi con người suy nghĩ và nói về cái không tồn tại. Tuy nhiên, điều này có khả năng không phải cái Parmenides nhận được. Lập luận của ông trở nên gắn kết và dễ hiểu hơn nếu giả định rằng khi ông nói không thể nghĩ về cái không tồn tại, ông chỉ đang tuyên bố rằng không thể tạo nên khái niệm về cái không tồn tại hoặc không thực.
Để hình thành 1 khái niệm, phải có thứ gì đó được nghĩ đến, thứ gì đó là nội dung của khái niệm và khái niệm của cái không tồn tại sẽ là khái niệm danh sách nội dung, điều về bản chất là không thể. Do đó, bởi vì không thể tạo ra khái niệm không tồn tại, khi mang đến cách lý giải hợp lý về vũ trụ, 1 người không thể dùng không thực hoặc khái niệm về cái không tồn tại.
Parmenides nhìn lại những người tiền nhiệm của mình, cụ thể là người Ionian và Heraclitus và thấy rằng họ nói về những thứ được sinh ra hoặc xuất hiện ở thế giới và tàn lụi như thể đó là quá trình tự nhiên nhất. Tuy nhiên, Parmenides tin rằng chính khái niệm của sự trở thành, của sự vật được sinh ra, phát triển và chết đi là khái niệm rời rạc. Giáo sư triết học thế kỷ 5 Gorgias, 1 người đương thời Parmenides đã giải thích thú vị dòng lý luận này:
“Thứ gì không thể tồn tại. Nếu nó tồn tại, hoặc nó phải đến từ cái có hoặc cái không. Nhưng nó không đến từ cái có, bởi nếu nó có tồn tại thì nó không phải là cái có mà là cái vốn có; cũng như cái không có bởi phi tồn tại không thể tạo ra bất kỳ điều gì.”
Nói cách khác, nếu thứ gì đó được sinh ra, nó hoặc phải đến từ cái tồn tại hoặc cái không tồn tại. Nếu nó đến từ cái tồn tại, nó không được sinh ra bởi nó đã vốn tồn tại và nó không thể đến từ cái không tồn tại bởi nó không thể sinh ra từ hư vô. Parmenides kết luận, sự trở thành không hiện hữu. Trên thực tế, chỉ có Sự Tồn Tại (Being): bất kỳ thứ gì đã sinh ra và sẽ không chết đi mà thay vào đó sẽ tồn tại mãi mãi.
Đi cùng với sự thật rằng Parmenides tuyên bố sự trở thành và theo đó là sinh tử là không thể, ông khẳng định rằng ngay cả chuyển động là ảo ảnh và đối nghịch với nhận thức của ta, trên thực tế, không có gì di chuyển. Lý luận đằng sau ý tưởng này đó là để chuyển động khả thi, 1 thứ phải di chuyển từ vị trí hiện tại sang 1 không gian rỗng. Tuy nhiên, ông khái niệm hóa không gian rỗng này là thứ không tồn tại và không thực và vì nó là khái niệm không hợp lệ, có thể nói là vậy, sẽ rời rạc khi tuyên bố rằng thứ gì đó di chuyển từ vị trí hiện tại của nó sang cái không thực bởi sẽ phi lý khi nói rằng không thực hoặc không gian rỗng tồn tại. Nó sẽ tương tự với việc nói rằng cái không tồn tại có tồn tại, điều này là mâu thuẫn. Do đó, theo như tiếng gọi lý luận, ông kết luận rằng mọi chuyển động là ảo ảnh.
Triết học của Parmenides chán ngắt và khó hiểu. Tuy nhiên, để ghi nhận công lao, ông đã đi đến kết luận của mình bằng suy luận hợp lý, thế nhưng bức tranh hiện thực ông truyền tải ít nhất có thể nói là gây bối rối. James Warren trong cuốn Presocratics viết rằng:
Parmenides để lại cho chúng ta “1 bức tranh hiện thực kỳ lạ và tách biệt. Liên tục noi theo việc cấm ‘cái không tồn tại’, hóa ra ta đã bị bỏ lại với 1 hiện thực xa lạ không còn chỗ cho sự thay đổi, đa dạng, chuyển động, sự khác biệt, con người, ngày hoặc đêm.”
Để kết thúc bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu ngắn gọn tác động khổng lồ của Parmenides lên tâm trí Plato. Plato được cho là đã xây dựng tầm nhìn hiện thực của mình bằng cách dung hòa các ý tưởng của Heraclitus và Parmenides. Ở bài giảng trước, chúng tôi đã giải thích cách Heraclitus khẳng định rằng mọi thứ liên tục đổi thay hoặc nói cách khác, ở trạng thái trở thành liên tục và do đó chân lý tuyệt đối hoặc không đổi không tồn tại. Plato lung lay bởi góc nhìn sâu sắc này và với tư cách là người hiến dâng cho việc đạt được chân lý, ông không thể yên ngừng hài lòng với quan niệm rằng chân lý không tồn tại. Chính trong triết học của Parmenides mà ông tìm ra cách để thoát khỏi chủ nghĩa hư vô nhận thức luận hoặc sự phủ nhận rằng chân lý tồn tại do triết học của Heraclitus truyền tải.
Trên thực tế, có 2 cõi khác nhau cấu thành vũ trụ. Plato kết luận rằng có cõi tồn tại (Realm of Being), nơi mọi thứ không thay đổi không sinh ra và không chết đi và có cõi trở thành (Realm of Becoming), nơi mọi thứ thay đổi và tàn lụi. Thế giới của sự trở thành ta quan sát bằng giác quan, trong khi cõi tồn tại hoặc cõi hình thái mà Plato gọi, ta nhận thức bằng việc dùng tâm trí hoặc lý luận. Chân lý chỉ tồn tại ở cõi tồn tại hoặc cõi hình thái và do đó, kiến thức không thể lay chuyển chỉ có thể đạt được bằng việc dùng tâm trí của mình.
Đối với thế giới ta trải nghiệm, thế giới của sự trở thành, Plato dạy rằng chỉ có quan điểm hoặc niềm tin không bao giờ đúng mới có thể chắc chắn. Ở đoạn văn của Plato, rõ ràng là triết học của Parmenides và hiện thực tồn tại vĩnh hằng và bất động của ông và triết học của Heraclitus và hiện thực của trở thành luôn đổi thay được Plato hợp nhất thành 1 tổng hợp cao hơn:
“Theo quan điểm của tôi, trước hết ta phải phân định như sau: thứ gì luôn luôn là nó và không có sự trở thành và thứ gì mặt khác trở thành liên tục nhưng không bao giờ là nó? Cái đầu tiên có thể hiểu được bởi tâm trí thông qua lý luận, cái còn lại được phỏng đoán bằng quan điểm với cảm giác phi lý, đến và đi, nhưng chưa bao giờ thực sự tồn tại.”
Tuy nhiên, trước khi Plato dung hòa ý tưởng của Heraclitus và Parmenides. Có 3 người tiền Socrates chủ chốt khác phải vật lộn với quy luật chống lại sự trở thành của Parmenides. Như ta sẽ thấy ở các bài giảng tiếp theo, những người tiền Socrates sau này đã tuân theo quy luật của Parmenides rằng 1 cái gì đó xuất hiện từ hư vô là điều không thể và do đó, họ đã loại bỏ khái niệm của sự trở thành. Tuy nhiên, họ không thể chấp nhận kết luận của ông rằng không có gì di chuyển hoặc thay đổi bởi ý tưởng này đối nghịch trực tiếp với trải nghiệm cơ bản của ta về thế giới. Những người tiền Socrates sau này đã thực hiện nhiệm vụ “cứu lấy bề ngoài”, có thể nói là vậy, và mang đến tầm nhìn hiện thực khớp với quy luật của Parmenides và trải nghiệm cơ bản về thế giới của ta, thứ trên thực tế bảo ta di chuyển và thay đổi. 3 người tiền Socrates sau này sẽ được chúng tôi tìm hiểu ở các bài giảng tiếp theo đó là Empedocles, Anaxagoras và Democritus.