Trong một chương mang tên The Development of Personality nằm trong Volume 17 của cuốn Collected Work. Carl Jung đã mang đến một thứ hấp dẫn mà ông gọi là sự hoàn thiện về nhân cách, thứ mà ông miêu tả như là “nguyên bản duy nhất của một cuộc sống có ý nghĩa, đó là, một cuộc sống mà mỗi cá nhân cố gắng vươn lên để nhận ra quy tắc của chính mình.”
Cái nhìn sâu sắc của Jung trong chương này, như ta sẽ thấy, rất phù hợp với thế giới hiện đại khi mà nhiều người vẫn còn bị đắm chìm trong những lý tưởng mang tính chia rẽ của tập thể, và trong quá trình đó, tự hạ thấp giá trị của bản thân họ.
Trong khi thuật ngữ “nhân cách” (Personality) thường được dùng để chỉ tập hợp những phẩm chất và nét đặc biệt, thứ tạo nên tính cách cá nhân, thì Jung có một ý nghĩa đặc biệt hơn trong đầu khi viết về chương này. Như ông giải thích:
“Sự hoàn thiện về mặt nhân cách chính là sự phát triển toàn diện nhất có thể của một cá nhân đơn lẻ, riêng biệt… Nhân cách chính là sự nhận thức rõ nhất về những đặc điểm mang tính bẩm sinh riêng biệt của con người. Nhân cách chính là một hành động mang tính can trường nhất khi đối diện với đời, và là một sự quả quyết dứt khoát đối với tất cả những gì cấu thành nên một cá nhân, sự thích nghi thành công nhất đối với những hoàn cảnh thông thường của con người khi tồn tại, với sự tự do tốt nhất có thể trong việc tự quyết của mỗi cá nhân.” (Carl Jung)
Nhân cách, hiểu theo nghĩa này, chỉ có một số ít cá nhân đạt được. Bởi chừng nào con người còn sống một cuộc đời quan tâm tới việc tuân thủ hơn là việc phát triển cá nhân mình và sự tự chủ, thì hạt giống của nhân cách sẽ không nảy mầm:
“Chỉ có một ham muốn mạnh mẽ nhất mới có thể đánh thức nó. Sự phát triển của nhân cách không cần lời ao ước, không cần mệnh lệnh, và không cần sự sáng suốt, chỉ cần sự mong muốn thôi; nó cần động lực đến từ nhu cầu ở bên trong và bên ngoài để thúc ép.” (Carl Jung)
Nói cách khác, động lực để thúc đẩy cho việc hoàn thiện nhân cách đến từ một số dạng nghịch cảnh, thứ giúp thức tỉnh con người để họ nhận ra những tiềm năng mình chưa bào giờ thực hiện trước kia, và buộc họ phải nhận ra rằng con đường mình đang đi theo không còn phù hợp nữa. Không phải tất cả mọi người đều đạt đến mức độ như này trong cuộc sống, nếu sự đau khổ và hoàn cảnh của con người nằm trong tầm chấp nhận được, thì một cá nhân sẽ làm mọi cách để anh ta tránh né đi gánh nặng và sự cô đơn trong quá trình phát triển nhân cách.
Như Jung đã giải thích:
“Câu nói, “Nhiều người được gọi, nhưng có rất ít người được chọn,” được áp dụng đúng nhất ở đây; từ sự phát triển nhân cách khi còn trong trạng thái ươm mầm cho đến một sự nhận thức toàn diện vừa là một ân huệ vừa là một lời nguyền. Kết quả đầu tiên xảy ra đó chính là trở nên tỉnh táo hơn và một sự chia tách không thể tránh được của một người ra khỏi một bầy đám đông giống như nhau. Đây còn gọi là sự cô lập, và không có một từ ngữ phù hợp nào dành cho nó. Kể cả gia đình, xã hội, hay địa vị cũng không thể cứu anh khỏi đó… Sự phát triển của nhân cách chính là một đặc ân với cái giá phải trả là rất đắt.” (Carl Jung)
Sự phát triển của nhân cách sẽ được bắt đầu khi một cá nhân, với sự tin tưởng, bắt đầu đi con đường của riêng mình.
“Với quyết định đi theo con đường riêng của mình hơn là đi theo tất cả con đường khác thì anh ta đã gần như hoàn thành được lời kêu gọi giải phóng chính mình. Anh đã từ chối những con đường ổn định khác để đi theo chính mình. Anh đã đặt quy luật của mình lên trên những quy tắc thông thường khác.” (Carl Jung)
Nhưng quyết định này thường không được sự tán dương của người khác, mà đúng hơn là nhận lời chế giễu và chỉ trích. Đi theo con đường của chính mình hay vì những con đường lối mòn khác trong nhiều trường hợp sẽ khiến hành vi của một người được xem như là ngu dốt và cực kỳ tầm thường. Để miêu tả sự chế giễu và kết quả là xung đột đến từ bên trong chính mình, thứ xuất hiện ở giai đoạn đầu của việc hoàn thiện nhân cách, Jung giải thích:
“Nếu anh ta nghe lời gọi mời, vậy thì anh sẽ bị lạc loài và cô lập, khi anh đã quyết định đi theo quy luật đến từ bên trong chính mình. Quy luật của “riêng” anh, mọi người sẽ chê bai. Một mình anh phải biết – phải biết rằng: Chính cái quy luật đó, lời kêu gọi, của “riêng” anh giống như một con sư tử đến để hạ gục mình, dù không nghi ngờ rằng chính con sư tử này sẽ giết anh, chứ không phải những con khác. Chỉ khi nào hiểu theo nghĩa này thì bạn mới có thể nói về lời ơn gọi của “anh”, quy luật của “anh”. (Carl Jung)
Nếu vẫn đi theo quy luật của chính mình, kể cả khi bị những lời chế nhạo liên tục từ người khác, thì một cá nhân sẽ vừa được tự do vừa thoát khỏi đám đông, những kẻ bị bản năng điều khiển và phải tuân theo các quy tắc xã hội ngày nay. Một số có thể băn khoăn rằng tại sao mọi người lại muốn đi con đường riêng, dù đã có những tục lệ xã hội, nhất là trong những xã hội phát triển tốt về mặt đạo đức có thể duy trì sự ổn định.
Jung, tuy nhiên, tin rằng không phải các quy tắc xã hội hay chính bản thân nó là vấn đề, mà đúng hơn vấn đề ở đây là con người lại có khuynh hướng tuân theo nó một cách vô thức. Khi một xã hội diễn ra những biến cố bất ngờ, mà nó là điều không thể tránh khỏi, thì một dân số với quá ít cá nhân đủ khả năng để tư duy độc lập và hành động sẽ ở trong một vị trí giống như một bầy động vật hoang dã lên cơn hoảng sợ và kinh hãi.
Như Jung đã cảnh báo
“Sự thật rằng đám đông, bởi vì sự tuân thủ trong vô thức của nó, không có sự tự do trong việc quyết định, do đó, trong đám đông, một cuộc sống tinh thần giống như là thứ vô lề lối. Có một khuynh hướng đi kèm theo đó là một quá trình mang tính nhân quả mà kết quả mang lại rất thảm khốc… Khi lâm vào tình huống mới không giống như những quy tắc xưa cũ trước kia, thì những con người vẫn đang trong tình trạng vô thức sống theo kiểu thói quen sẽ rơi vào tình thế hoảng loạn, giống như con vật, và kết quả khó mà lường trước được.” (Carl Jung)
Chính những cá nhân người đã đạt được nhân cách và “thúc đẩy mình lên cao như một ngọn núi rời xa khỏi đám đông.” (Jung), những người hành động như thể mình là một liều thuốc giải tới căn bệnh Hysteria dễ dàng chiếm hữu và thao túng bầy đàn đám đông bị điều khiển trong vô thức.
“…Nhân cách sẽ không để cho chính mình bị cơn hoảng sợ chiếm lấy… bởi nó đã vứt bỏ đi nỗi kinh sợ ở phía sau. Nó ngang bằng với những tình thế chuyển ngược mang đến bởi thời gian, và trở thành một người lãnh đạo vô tình và miễn cưỡng.” (Carl Jung)
Trong khi rất dễ để nhìn vào những nhân cách vĩ đại, từ quá khứ cho tới hiện tại, với một sự trầm trồ, thì điều cần thiết đó là phải nhận ra được tiềm năng hoàn thiện nhân cách không phải là thứ một số người có được. Giọng nói bên trong mách bảo một người hoàn thiện nhân cách có thể khó nghe ở một số người, nhưng dù sao thì nó vẫn luôn tồn tại:
“Khi mà mỗi cá nhân có được một quy luật bẩm sinh của riêng mình, thì về lý thuyết mọi người có thể đi theo quy luật của riêng mình trước những người khác mà nhờ đó họ hoàn thiện nhân cách – chính là, đạt tới sự toàn vẹn.” (Carl Jung)
Để kết thúc sự diễn giải đầy thâm thúy của ông về bản chất của nhân cách, Jung cuối cùng thừa nhận rằng “Thứ gì mới được gọi là nhân cách chính là một câu hỏi lớn và bí ẩn”, và ông cũng hiểu rằng trong khi mình đã có một bước mở đầu trong việc miêu tả bản chất của nó, thì vẫn còn nhiều thứ để khám phá.
Mặc dù ẩn số về nhân cách vẫn còn cho đến ngày hôm nay, nhưng chúng ta đều biết việc hoàn thiện nhân cách giúp giải phóng cuộc sống của cá nhân, và xã hội nơi có những con người ở đó. Do vậy, trong những thời khắc khó khăn, chúng ta có thể, cùng với Jung, lên tiếng kêu gọi cho sự trỗi dậy của nhân cách.
“Không phải ngẫu nhiên mà thời đại của chúng ta đang kêu gọi sự giải phóng của nhân cách, khi một người ngụy trang bản thân mình để tránh khỏi luồng sức mạnh điên rồ của tập thể, thêm nữa giải phóng bản thân mình ít nhất là về mặt tinh thần, và đó sẽ là người thắp lên ngọn lửa hy vọng để nói cho những người khác biết rằng ít nhất đã có một con người thành công trong việc thoát khỏi số phận bi thảm khi bị đám đông đồng hóa về mặt tâm trí.”
“…một nhân cách tốt giúp chữa lành, giải thoát, chuyển đổi và chữa lành một xã hội, vậy nên sự ra đời của nhân cách giúp khôi phục lại cá nhân. Như thể một dòng nước chảy khi nó lạc lối trong nhánh sông bùn lầy bỗng dưng khám phá ra được một hướng chảy phù hợp, hay như một tảng đá nằm đè lên một hạt giống đang nảy mầm bị mang đi mất mà nhờ đó chồi non này có thể phát triển một cách tự nhiên.” (Carl Jung)