“Vì ko tuân thủ, thế giới đánh ta bằng sự bất mãn của nó.” (Ralph Waldo Emerson)
Nhận xét này của Ralph Waldo Emerson cho thấy rõ ràng rằng thế lực của sự tuân thủ khá mạnh mẽ khi ông sống cách đây gần 200 năm. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của mạng xã hội và các công nghệ truyền thông đại chúng khác, ông ấy có thể sẽ ngạc nhiên về mức độ diễn ra cuộc đánh đập những kẻ ko tuân thủ. Sự tuân thủ ko còn được thực thi chủ yếu bởi các thành viên trong cộng đồng nữa, mà thay vào đó thông qua các mạng lưới xã hội trực tuyến, con người từ khắp mọi nẻo trên thế giới có thể tẩy chay, nhục mạ, và chê cười những ai ko theo niềm tin hoặc thể hiện các hành vi được xã hội coi là chấp nhận được.
Nhưng khả năng thực thi sự tuân thủ bị phóng đại này cũng có cái giá bởi vì chính những người ko tuân thủ mang đến các ý tưởng, sáng tạo, và lối sống mới tạo ra một xã hội hoạt bát. Hơn nữa, nhiều người suy nghiệm về tình cảnh con người lại cho rằng sự tuân thủ quá mức sẽ làm u mê tinh thần con người và rằng một cuộc sống đủ đầy là cuộc sống chứng kiến sự nở rộ tính độc nhất của con người, chứ ko phải sự bắt chước đám đông. Mục đích của Video này đó là tìm hiểu lý do tại sao chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự tuân thủ và tìm hiểu tại sao tính ko tuân thủ lại là một thành phần quan trọng cho cuộc đời tốt đẹp.
Trong khi sự tuân thủ có thể định nghĩa như là sự bắt chước hành vi, niềm tin, và giá trị được chấp nhận về mặt xã hội, vì mục đích của Video này, sự ko tuân thủ, ko chỉ đơn thuần là chối bỏ những gì được xã hội chấp nhận. Một người chối bỏ mọi thứ chỉ vì mong muốn trở nên “khác biệt” vẫn là kẻ tuân thủ bởi vì cuộc đời anh ta, giống như cuộc đời của kẻ tuân thủ điển hình, vẫn bị định hình bởi một nguồn đến từ bên ngoài, đó là đám đông. Ngược lại, sự ko tuân thủ thực sự, được thể hiện ở mức độ mà đường đời, và theo đó là tính cách con người, được định hướng bởi các hành vi, niềm tin, và giá trị được chọn lựa vì lý do cá nhân hoặc chân chính. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ bao hàm việc lựa chọn những điều được xã hội chấp nhận, nhưng kẻ ko tuân thủ chọn nó bởi vì họ hiểu tính thiết thực của nó, trong khi kẻ tuân thủ chọn chỉ vì mong muốn được chấp thuận.
Trong khi có vô vàn thế lực đằng sau khuynh hướng tuân thủ, một số người đề xuất rằng nỗi sợ cái chết chính là một trong những tác nhân ảnh hưởng nhất đến khía cạnh này. Trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer mang tên The Denial of Death, Ernest Becker diễn tả nỗi sợ hiện sinh này như sau:
“Đây chính là nỗi kinh hoàng; sinh ra từ hư vô, mang một cái tên, ý niệm về bản ngã, cảm xúc nội tâm bên trong, và nỗi khao khát nội tâm hết sức đau khổ dành cho cuộc đời và thể hiện bản thân – và tất cả những điều này vẫn chưa chết đi. Nó trông giống một trò chơi xỏ… Loại thần thánh nào đã tạo ra một xác chết phức tạp và xa xỉ như này?
Theo như Becker, chúng ta ko thể đối diện với hiện thực của cái chết mà ko trải qua nỗi lo âu suy nhược và do đó chúng ta cố gắng chế ngự câu hỏi này bằng cách “phủ nhận cái chết”. Phủ nhận cái chết đạt được bằng điều Becker gọi là phấn đấu quả cảm, hay nói cách khác là gắn liền bản thân với một mục đích, động cơ, hay sự sáng tạo mà ta tin là sẽ tồn tại lâu hơn sự sống vật lý của mình, theo đó ban cho ta một hình thái bất tử. Có hai con đường để tới chủ nghĩa anh hùng, con đường của người ko tuân thủ, hay điều Becker gọi là chủ nghĩa anh hùng vũ trụ hay cá nhân, và con đường của người tuân thủ, được ông gọi là chủ nghĩa anh hùng văn hóa.
Con đường của kẻ ko tuân thủ bao gồm việc trau dồi tiềm năng độc nhất và sử dụng tài trí và kỹ năng để sáng tạo điều gì đó mới mẻ và ý nghĩa.
“Tài năng thực sự, món quà bí mật, thiên hướng chuẩn xác của con người là gì?” Becker viết “Một con người thực sự độc nhất bằng cách nào, và làm sao để anh ta thể hiện tính độc nhất đó, trao tặng nó hình thù, hiến dâng nó cho điều nằm ngoài bản thân mình?” (Ernest Becker, The Denial of Death)
Khi tạo ra điều gì đó sẽ sống mãi bằng cách nào đó vượt qua sự sống vật lý và là sự thể hiện tính độc nhất của con người, có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một phát hiện khoa học, hay một nỗ lực kinh doanh thì theo như Becker, cuộc đời của con người, sẽ được đặc trưng bởi hình thái chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Chủ nghĩa anh hùng cá nhân này giúp con người phủ nhận cái chết theo một cách có lợi cho sức khỏe tâm lý và sinh lực.
Tuy nhiên, vào thời điểm hầu hết mọi người tiến tới tuổi trưởng thành, họ đã khắc sâu rằng tính độc nhất của mình ko phải là điều cần được trau dồi, mà là điều cần phải xa lánh. Rất ít người nhìn nhận bản thân mình có khả năng mang đến bất kỳ điều gì có ý nghĩa cho thế giới này và do đó, hầu hết ko thể tham gia vào chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Với kiểu người như vậy, một con đường khác để phủ nhận cái chết là điều cần thiết, nếu ko, họ sẽ có nguy cơ bị bao trùm bởi nỗi tuyệt vọng hư vô và lo âu. Con đường thay thế này được tìm thấy thông qua sự tuân thủ và áp dụng các vai trò xã hội định trước, hoặc là điều mà Becker gọi là chủ nghĩa anh hùng văn hóa. Trong khi con đường này bó buộc sự thể hiện tính độc nhất của một cá nhân và dẫn tới cuộc đời bị chi phối bởi tính lặp lại và lề thói, nó mang đến sự an toàn và thoải mái cho con người, và khiến họ cảm thấy mình như thể đang tham gia vào điều gì đó ý nghĩa. Hay như Becker giải thích:
“Như nhiều tù nhân khác, họ cảm thấy thoải mái trong các lề thói bó buộc và được bảo đảm của mình, và ý tưởng về một sự tạm tha có điều kiện, tiến vào thế giới rộng lớn tràn đầy những cơ hội, rủi ro, và lựa chọn khiến họ sợ hãi. Trong nhà tù tính cách này, con người có thể giả vờ và cảm thấy mình là một ai đó, rằng thế giới này có thể kiểm soát được, rằng cuộc đời họ có một mục đích, một sự biện minh sẵn có cho hành động của mình. Sống một cách tự động và ko suy xét để bảo đảm có được ít nhất 1 phần tối thiểu của các anh hùng văn hóa được lập trình…” (Ernest Becker, The Denial of Death)
Becker đưa ra nhận định thú vị rằng chủ nghĩa anh hùng văn hóa có hiệu quả là vì chức năng tôn giáo được sử dụng bởi các xã hội thế tục hiện đại đối với cuộc sống của kẻ tuân thủ. Nói cách khác, cũng như Cơ Đốc Giáo ở thời Trung cổ ban tặng ý nghĩa cuộc đời cho những ai ở Phương Tây và một hệ thống giá trị để thông qua đó định hình cuộc đời của mình, thì ở một thế giới thế tục hơn, xã hội của con người bây giờ cũng đóng vai trò như vậy. Như Becker giải thích:
“Bản thân xã hội là một hệ thống được pháp điển hóa, nghĩa là khắp mọi ngõ ngách của xã hội đều là một thần thoại sống về ý nghĩa cuộc đời con người, một sự sáng tạo ý nghĩa bướng bỉnh. Mỗi xã hội do đó là một “tôn giáo” cho dù nó có nghĩ như vậy hay ko: “tôn giáo” Xô Viết và “tôn giáo” Mao Trạch Đông thực sự là tôn giáo y như “tôn giáo” khoa học và tiêu thụ, dù cho chúng cố ngụy trang bằng cách loại bỏ các ý tưởng tôn giáo và tâm linh ra khỏi cuộc sống như thế nào đi nữa.” (Ernest Becker, The Denial of Death)
Cũng như bất kỳ tôn giáo nào khác, tôn giáo xã hội càng trở nên dễ dàng tin tưởng hơn, số lượng người tôn thờ nó càng lớn hơn. Và đây là lý do tại sao những kẻ ko tuân thủ lại bị quần chúng sợ hãi đến vậy, những cá nhân độc nhất gieo rắc mầm mống nghi ngờ vào tâm trí những kẻ tuân thủ về tầm quan trọng của vai trò xã hội, và theo đó là ý nghĩa đến từ chính sự tồn tại của họ. Do đó, quần chúng luôn chủ động can ngăn việc trau dồi tính độc nhất của con người, chế nhạo và tẩy chay những kẻ ko tuân thủ, đồng thời cố gây sức ép để họ quay trở lại tuân thủ – điều mà họ phải làm nếu ý nghĩa tồn tại của họ bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong khi có những sức ép lớn để quay trở lại tuân thủ thì trong 2 con đường dẫn tới chủ nghĩa anh hùng, con đường ít ai đi qua, hay sự trau dồi và biểu lộ tính độc nhất của con người, đã từ lâu được xem như là con đường tốt nhất, bởi như Emerson viết:
“Sức mạnh của ngươi đến từ đâu? Từ tính ko tuân thủ của ta. Ta chưa bao giờ lắng nghe luật lệ của các người, hay những gì các ngươi gọi là chân lý, và lãng phí thời giờ của ta.” (Ralph Waldo Emerson)
Sự tồn tại của kẻ tuân thủ, trong khi thoải mái, phần lớn là trong trạng thái máy móc. Những người như vậy luôn luôn nhìn vào kẻ khác để quyết định cách hành xử và điều gì nên tin tưởng. Do vậy, trên thực tế, sự tuân thủ chẳng khác gì sống cuộc đời mình cho kẻ khác – ko phải cho chính bản thân – và như Virginia Woolf đã nhận ra:
“Một khi tuân thủ, một khi bắt chước theo những gì người khác làm bởi vì họ làm điều đó, và tính thờ ơ sẽ cướp hết tất cả dây thần kinh và khả năng tốt đẹp của tâm hồn. [Con người] hoàn toàn hướng ra bên ngoài và trống rỗng bên trong; ngu đần, nhẫn tâm, và bàng quang.” (Virginia Woolf)
Hiệu ứng làm ngu đi của sự tuân thủ này đã khiến Kierkegaard nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phấn đấu theo đuổi một con đường đời do chính bản thân lựa chọn – bởi sự tồn tại của kẻ tuân thủ khó có thể được gọi là “sống”. Trong tác phẩm Concluding Unscientific Postscript to Philosophical Fragments của mình, ông cho rằng việc trau dồi tính độc nhất của bản thân giống như “cưỡi con ngựa giống hoang dã”, trong khi tuân thủ giống như “ngủ gục trên một chiếc xe đẩy rơm di chuyển.” Nhưng như Becker, Kierkegaard cũng nhận ra rằng rất ít người có khả năng trau dồi tính độc nhất của mình, bởi như ông viết:
“Bao quanh bởi đám người, bận bịu đủ thứ chuyện thế tục, ngày càng khôn ngoan hơn với những lề thói chung – hiểu theo một cách tiên đoán thì, người như vậy quên mất chính mình, cái tên, ko dám tin vào bản thân, nhận thấy trở thành chính mình quá mạo hiểm, trở nên giống như người khác dễ dàng và an toàn hơn nhiều, trở thành một bản sao, con số, phần của đám đông.” (Soren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Nhưng trong khi hầu hết mọi người tuân thủ mà hiếm khi suy nghiệm về lý do họ làm điều ấy, những người khác có một cảm giác đay nghiến rằng còn nhiều điều trong cuộc đời hơn là vai trò xã hội mà họ sử dụng. Họ cảm thấy rằng trong khoảng thời gian ngắn giữa 2 màn đêm vĩnh cửu, họ nên phấn đấu trau dồi tính độc nhất và tìm hiểu bản thân họ có khả năng gì. Nhưng kể cả với sự nhận thức này, tại sao chỉ có vài người đủ khả năng phá vỡ xiềng xích cứng rắn của sự tuân thủ?
Nói cách khác, trong khi Becker có thể đúng khi cho rằng nỗi sợ cái chết ép buộc chúng ta phấn đấu quả cảm, vậy thì tại sao nhiều người chọn con đường tuân thủ thay vì con đường tốt hơn nhiều của kẻ ko tuân thủ để đạt được sự phủ nhận cái chết? Trong khi vô vàn nhà tư tưởng cố gắng xác định điều gì khiến cho việc trở thành kẻ ko tuân thủ lại khó đến vậy thì Nietzsche, trong cuốn Untimely Meditations, đề xuất rằng sự hiếm có của kẻ ko tuân thủ có thể giải thích bằng một lỗ hổng tính cách cụ thể ảnh hưởng phần lớn chúng ta:
“Một kẻ du hành chứng kiến nhiều quốc gia, con người và vài lục địa của Trái Đất, khi được hỏi về thuộc tính mà anh ta tìm thấy bên trong con người khắp mọi nẻo. Anh ta trả lời: “Họ có khuynh hướng cho sự lười biếng.” Với những người khác, dường như anh ta nên nói rằng: “Tất cả họ đều sợ hãi. Họ giấu bản thân mình đằng sau những phong tục và quan điểm.” Trong thâm tâm, mỗi người đều biết khá rõ rằng, trở nên độc nhất, họ sẽ chỉ hiện hữu ở thế giới này một lần và sẽ ko có cơ hội thứ hai để tính độc nhất của họ hợp nhất từ sự phân loại đa dạng kỳ dị của mình: họ biết điều đó nhưng giấu nhẹm như thể nó là một lương tri xấu xa – tại sao vậy? Từ việc sợ hãi người hàng xóm, kẻ đòi hỏi sự phù hợp và ẩn mình cùng với nó. Nhưng cái thế lực gì ép buộc cá nhân sợ hãi người hàng xóm, suy nghĩ và hành xử như một thành viên trong bầy đàn, và chẳng có niềm vui gì trong chính mình? Sự khiêm tốn, có lẽ, trong vài trường hợp hiếm hoi. Bởi đối với phần đông thì đó là tánh biếng nhác, trì trệ, túm lại là khuynh hướng lười nhác mà kẻ du hành đã nói đến. Anh ta nói đúng: con người thậm chí còn lười hơn cả lúc sợ hãi.” (Nietzsche, Untimely Meditations III)