Chủ nghĩa Khắc Kỷ ủng hộ việc không ngừng theo đuổi sự thật như một hành động được thúc đẩy bởi phẩm hạnh. Theo các nhà Khắc Kỷ, “theo đuổi sự thật” là mục tiêu mà chúng ta phải phấn đấu: Kiếm tìm sự thật trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bất chấp những cảm xúc mà chúng có thể khuấy động trong ta. Cốt lõi của tư tưởng Khắc Kỷ là niềm tin vào việc lý trí sẽ là ánh sáng dẫn đường cho ta. Lý trí thôi thúc ta liên tục đánh giá lại niềm tin, giá trị và hành động của mình, tìm thấy sự kết nối giữa lý trí và phẩm hạnh.
🎯 Dũng cảm đón nhận sự thay đổi
Theo quan điểm của các nhà Khắc Kỷ, ý kiến và nhận định của ta chắc chắn luôn phải chịu thách thức từ các quan điểm đối lập có tính xác thực hơn. Trong những trường hợp này, Chủ nghĩa Khắc Kỷ khuyến khích ta thu hết can đảm để đón nhận sự thay đổi. Những người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ nhận ra rằng sự phát triển cá nhân bắt nguồn từ sự sẵn lòng thích nghi và đối diện với những suy nghĩ khác biệt. Ta cần từ bỏ “cái tôi” và thành kiến, để tâm trí mình chỉ chịu sự chi phối của hành động “tìm kiếm sự thật”.
🎗️ Vun trồng lòng khiêm nhường
Nguyên lý then chốt của Chủ nghĩa Khắc Kỷ là rèn luyện tính khiêm nhường. Để có thể điều hướng niềm tin của bản thân trong bối cảnh xã hội không ngừng biến động như hiện nay, Chủ nghĩa Khắc Kỷ dạy rằng dù những nhận định kia đã “ăn sâu bám rễ” trong tâm tưởng của ta bao lâu nay, một ngày hay là cả một đời, thì điều thực sự quan trọng là việc ta sẵn sàng “đổi mới” để phù hợp với sự thật. Lòng khiêm nhường sẽ rất có ích với mỗi chúng ta trong quá trình tiếp nhận này, bởi nó giúp ta thừa nhận rằng mình cũng có lúc sai, hay các phán đoán của mình cũng có lúc không chính xác.
Như hoàng đế kiêm triết gia Khắc Kỷ vĩ đại Marcus Aurelius nói, “Vì sự thật mới là thứ ta theo đuổi, và sự thật không làm hại bất cứ ai.”
⚙️ Nuôi dưỡng sự đồng cảm
Đồng cảm, là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, có thể được nuôi dưỡng qua việc rèn luyện triết học Khắc Kỷ. Theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ, lý trí và sự đồng cảm có thể giúp ta thu hẹp khoảng cách giữa các quan điểm khác nhau, hình thành sự thấu hiểu cùng kết nối sâu sắc hơn với người xung quanh.
Tóm lại, Chủ nghĩa Khắc Kỷ hướng ta đến việc nuôi dưỡng sự đồng cảm, để đón nhận sự thay đổi, bằng cách vun trồng lòng khiêm nhường. Chủ nghĩa Khắc Kỷ khuyến khích ta mở lòng hơn với những thay đổi, khiêm tốn nhận ra các hạn chế của bản thân khi đối mặt với một thế giới phát triển không ngừng. Thông qua phẩm hạnh và cam kết theo đuổi sự thật, ta sẽ sẵn sàng đối mặt với sự phức tạp của lòng người, bằng lòng bao dung và trí tuệ. Đây cũng là những khía cạnh vượt thời gian của phẩm hạnh, mang ta đến gần hơn với bản chất của nhân loại.