Trong quyển Hoàng Đế Nội Kinh, có đoạn Hoàng Đế hỏi Qibo: nghe rằng người xưa sống lâu và khỏe. Ngay cả khi đến trăm tuổi, mặt họ sáng, tứ chi vẫn nhanh nhẹn và smooth, và hiếm khi bị bệnh. Người thời nay thì bệnh yếu trước khi họ đến 50 tuổi. Tứ chi ko còn nhanh nhẹn, xương sống thì vẹo, nội tạng hoạt động ko chuẩn, và nội khí thì trì trệ. Điều gì khiến người xưa sống khỏe và hạnh phúc hơn thời chúng ta? Sau đó QiBa trả lời, đại khái thì tuân theo luật âm dương, hoạt động điều độ và theo thời, ko suy nghĩ tiêu cực, ko phung phí năng lượng….
Theo wikipedia thì lý thuyết y học của quyển này xuất hiện cỡ khoảng thế kỉ 1 TCN. Mà thời xưa 2000 năm trước, ngoài chiến tranh và bệnh dịch ra thì cuộc sống đơn giản, đồ ăn organic, môi trường ko bị ô nhiễm, thì người xưa 1 là chết sớm, còn đã sống thì phải khỏe chứ, sao quyển này mô tả người thời đó giống người hiện đại quá.
Mình có thể nghĩ rằng có lẽ lý thuyết y học của quyển này cũng chỉ là lý thuyết, người viết tưởng tượng và ước mơ rằng con người bằng cách nào đó sau 50 tuổi vẫn nhanh nhẹn và khỏe mạnh; còn thực tế thì cơ thể con người vốn dĩ thích nghi tốt, méo cần biết môi trường và lối sống ntn, nhưng tới 40 tuổi thì chỉ có đi xuống, xài ít thì xuống chậm, xài hao thì xuống nhanh, khi cơ thể hết hạn sử dụng thì chết. Cơ mà mình ko thích nghĩ thế. Mình thích tin là mình đang ở thời mạt pháp, và người cổ đại thì khỏe mạnh và hạnh phúc hơn người hiện đại.
Khoa học, thứ đòi hỏi nói có sách mách có chứng, ko phải kiểu “nghe nói”/ “trust me bro” như Hoàng Đế, ko (hoặc chưa thể) kết luận rằng người xưa khỏe hơn người nay. Cơ mà ít nhất thì nó chứng minh là xương của người xưa khỏe hơn xương người thời nay rất nhiều.
Ví dụ 1, https://www.science.org/doi/10.1126/sciadv.aao3893 the average woman who lived during the first 6,000 years of farming had stronger upper arms than modern-day female rowing champions. Trung bình phụ nữ sống trong 6000 năm đầu thời con người biết nông nghiệp có tay khỏe hơn vô địch chèo thuyền nữ thời nay.
Ví dụ 2, https://www.pnas.org/doi/pdf/10.1073/pnas.1418646112 dân săn bắt hái lượm 7000 năm trước có xương so sánh đc với loài orangutans hiện đại. Nông dân sống cùng khu vực, 6000 năm sau, có xương nhẹ và yếu hơn rõ rệt. Và mình khá chắc là mấy chú nông dân này có thể cân hầu hết dân văn phòng thời nay.
Orangutans là loài khỉ nhìn khá hiền. Cơ mà nếu phải chọn phải đánh nhau với 1 UFC fighter và đánh nhau với 1 con orangutans thì mình sẽ chọn UFC fighter. Ít ra thì trong lúc chống cự, mình có thể làm anh UFC fighter feel chút gì đó, ko đến nỗi “lấy trứng chọi đá” theo nghĩa đen nếu mình đối diện 1 con khỉ orangutan.
Khi nhìn vào xu hướng tiến hóa và quy luật – cái gì (đức tính, thói quen, skills…) xài nhiều thì cơ thể sẽ dồn thêm tài nguyên để phát huy, và cái gì ko xài thì cơ thể sẽ quên hoặc thoái hóa cái đó – ko khó để nhận ra con người ngày càng ngu và yếu đi. Cái luật này là tiền đề của cái vòng lặp weak men create hard time, hard time create strong men, strong men create good time, good time create weak men. History repeats itself. Nếu như ko có cái luật này thì good time vẫn sẽ create strong men, con người khi sống trong sung sướng, ko phải xài não và cơ thể, vẫn ko bị thoái hóa, quá sướng. Nếu ko có cái luật này thì weak men có cố gắng cày cuốc trong hard time thì cũng ko thể trở thành strong men đc.
Với cái luật “càng xài thì càng có thêm, ko xài thì mất” này, khi so sánh với người xưa, ta có thể nhìn ra ta có thể đc gì khi xài gì, và mất gì khi ko xài gì. Cái này khá là rõ ràng, nhưng những thứ rõ ràng lại là những thứ dễ bị bỏ quên nhất. Ai cũng biết có vận động là tốt, ăn organic whole food là tốt, môi trường trong lành là tốt, nhưng tại sao đời lại như thế, và đó có phải là toàn cảnh của vấn đề?
https://www.sciencedirect.com/…/abs/pii/S1040618206000334
Trường học bảo là con người đã đi qua nhiều cuộc cách mạng: cách mạng nông nghiệp, công nghiệp, khoa học, thông tin… sau mỗi thời kỳ thì diet (lối sống) của con người lại thay đổi rõ rệt.
Cách mạng nông nghiệp: chi tiết lịch sử với địa lý về thời này mình ko hứng lắm. Mình chém hệ quả thôi.
Đầu tiên là sau khi định cư và bắt đầu biết nông nghiệp, thì con người có dư thực phẩm và của cải. Điều này dẫn đến nhu cầu xây nhà kho (scale cá nhân), và thành lũy (scale cộng đồng) để bảo vệ thức ăn và của cải. Thời thiếu thốn thì cộng đồng nhỏ, và mọi thứ đều dễ share. Dư thừa hơn 1 tí, có thứ để sở hữu thì mọi người lại phát sinh tâm tham sở hữu.
Tự nhiên nhớ hồi 5-10 tuổi, cả xóm có vài cái, tới giờ chiếu phim Tây du kí hay Sinbad thì mấy đứa con nít như mình tụ tập xem chung khá là vui; lớn hơn 1 tí, nhà nào cũng có TV, mạnh ai nấy coi. Lúc nhỏ, khu mình ko có nhà nào có hàng rào cả, giờ thì nhà nào cũng có. Khi mọi người đều “nghèo” và share đồ thì ko có khái niệm “nghèo”, khái niệm “nghèo” đc phát minh khi con người biết khái niệm “sở hữu” và tạo ra sự tách biệt.
Nhiều thức ăn support việc tăng dân số. Dân đông thì nhiều drama. Hệ thống chính phủ phát triển để quản lý tài nguyên. Chính phủ vận hành bằng cách thu thuế. Một vài cá thể leaders, chính trị gia, có tham vọng và tham nhũng, dùng thuế để phục vụ mục tiêu cá nhân.
Rồi thì vì cơ số lý do, cộng đồng này đi đánh cộng đồng khác để chiếm tài nguyên thực phẩm của cải. Chính phủ và quân đội trở nên tinh vi hơn, tường thành xây cao hơn, dân đen lao động nhiều hơn để đóng thuế nhiều hơn.
Thời săn bắt hái lượm thì cộng đồng nhỏ, game đời cũng quy mô nhỏ và đơn giản. Drama căng nhất game đời là chiến tranh, cũng chỉ là bộ tộc đánh với nhau. Sau bản update Cách mạng Nông nghiệp thì game đời phức tạp lên vl. Có nhiều trò giải trí, nhiều ngành nghề hơn. Và drama chiến tranh thì ở tầm quốc gia, đế chế. Đọc truyện chiến tranh như Xuân Thu chiến quốc, tam quốc chí… mới mưu kế binh pháp tầng tầng lớp lớp, scale trận chiến vạn người… thì thấy.
Game đời update thì dân chơi càng có tài năng thì càng có nhiều thứ để chơi. Còn đối với dân đen thì mọi thứ chỉ có đi xuống. So với dân săn bắt hái lượm, thì nông-dân-đen phải làm việc nặng hơn, sống nghèo hơn, và có chế độ ăn ko đc đa dạng cho lắm. Chế độ ăn high carb khiến răng mau hư hơn. Nhai đồ mềm nhiều dẫn đến dental crowding. Làm việc nặng, 1 động tác lặp đi lặp lại, khiến cơ thể mất balance, overuse injuries, thoái hóa khớp các thể loại (hình)
Mật độ dân số cao khiến dịch bệnh dễ lây lan, và ô nhiễm nguồn nước… chế độ ăn đơn điệu dẫn đến thiếu chất (vitamins, minerals…). Mấy thứ này đc kiểm chứng qua việc phân tích thành phần xương, ai rảnh thì đọc paper
To becontinued…