Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong tài liệu về phát triển bản thân, cũng như quan điểm được gợi lại bởi vô số nhà tâm lý và triết gia, chính là tầm quan trọng của lối sống có mục đích. Tìm một mục đích, và kết cấu cuộc sống con người xoay quanh việc theo đuổi nó, có thể là thứ thay đổi cuộc sống. Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu sống có mục đích là như thế nào, tại sao nó cực kỳ có lợi cho hạnh phúc, và làm cách nào ta có thể tìm một mục đích cho cuộc đời mình
Sống có mục đích có ý nghĩa gì?
“Dần dần, con người đã trở thành một loài thú kỳ quái phải đáp ứng thêm 1 điều kiện tồn tại hơn bất kỳ con vật nào khác: Con người phải tin tưởng, phải biết, lý do tại sao anh ta tồn tại theo thời gian …” (Friedrich Nietzsche, The Gay Science)
Người sống có mục đích là người đã tìm thứ mà Nietzsche gọi là “tại sao” cho sự tồn tại của mình. Thay vì chỉ đơn thuần trôi nổi qua dòng đời, phản ứng với bất kỳ điều gì xảy đến với mình, những người có mục đích trong số chúng ta chủ động hơn nhiều. Họ có một nhận thức rõ ràng về những điều mình muốn đạt được, phản ánh ở những mục tiêu cao cả mà họ để ra, và kết cấu những thời buổi của mình xoay quanh việc theo đuổi những mục tiêu đấy. Nếu họ duy trì cách sống này trong khoảng thời gian dài, tiến bộ tới mục tiêu mình, có thể rằng họ đang sống có mục đích.
Tại sao sống có mục đích lại quan trọng?
“Những gì hôm nay bạn làm có thực sự đúng là những gì bạn đã làm trong nhiều năm? Nếu như vậy, thì bạn đang bị chững lại, và nó có nghĩa rằng bạn có thể đang làm tốt những gì mình đã làm trong nhiều năm. Mỗi ngày của bạn cứ trôi qua, giống như người khác, chẳng có ai mang thêm bất kỳ thứ gì vào cho bạn ngoại trừ những ngày tháng tự thân bạn tích lũy.” (Richard Taylor, Restoring Pride)
Nhiều người vẫn bám víu vào niềm tin ảo tưởng rằng một cuộc đời trọn vẹn chỉ có thể tìm thấy thông qua việc đạt được một số trạng thái kết thúc lý tưởng. Nếu ta có thể nhận một khoảng tiền, chạm đến một mức độ thấy được về địa vị, sống trong căn nhà đẹp và tìm đúng người bạn đời, sau đó mọi ưu lo sẽ bỏ lại phía sau ta. Vấn đề với ý tưởng này chính là điều có cơ sở rõ ràng rằng sự hài lòng của ta với cuộc đời tùy thuộc vào vị trí ta nhận thấy là mình đang tiến tới, nghĩa là cuộc sống của ta tốt hay tệ hơn là tùy thuộc vào điều kiện tuyệt đối của cuộc đời – ko quan trọng mức độ “cao” đó có thể như nào. Nếu ta ko hy vọng về một tương lai tốt hơn, ta có khả năng sẽ sầu khổ mặc cho ta sống trong một dinh thự hay căn hộ có 1 phòng ngủ. Ý tưởng này được biết đến trong tâm lý học như là nguyên lý thích ứng (Adaptation) và quan điểm đằng sau nó đã được Khổng Tử công nhận hơn 2000 năm trước:
“Kẻ hạnh phúc liên tục nên được thay mới thường xuyên.” (Khổng Tử)
Liều thuốc giải tốt nhất cho nguyên lý thích ứng hay sự thực rằng trì trệ sinh ra đau khổ là gì? Một cuộc đời có mục đích. Có một mục đích đòi hỏi ta phải liên tục phấn đấu để thực hiện hóa tiềm năng của mình, một điều kiện cần thiết nếu ta hoàn thành mục tiêu của mình, và khi làm thế ta ko thể ko lạc quan về tương lai. Có một mục đích, nói cách khác, là công cụ vĩ đại nhất cho việc thúc đẩy sự cải thiện nhất quán cần thiết trong cuộc đời để ngăn chặn các tác động của nguyên lý thích ứng.
Làm sao ta tìm được mục đích của mình?
Trong khi một số người đủ may mắn để biết điều mình muốn làm từ rất sớm, nhiều người vẫn bất định về điều mình mà “đam mê” và chật vật tìm lời cầu gọi “thực sự” của mình. Nếu ta thấy bản thân mình trong tình huống này, ghi nhớ vài điều trong đầu sẽ rất hữu ích. Đầu tiên, mục đích con người ko nhất thiết phải cố định xuyên suốt đường đời của mình. Thông thường nó sẽ thay đổi hay biến hóa theo thời gian. Ta có thể đạt tất cả những gì mình muốn trong một lĩnh vực và nhờ đó chuyển hướng tập trung của mình vào một thứ gì đó khác biệt. hay có lẽ khi theo đuổi mục tiêu ban đầu, ta được giới thiệu tới một cơ hội tuyệt vời hơn mà đến tận thời điểm đó ta thậm chí còn chưa xem xét. Nhận ra rằng mục đích của ta ko bao giờ cố định là điều quan trọng bởi quá nhiều người ám ảnh với nó, và trì hoãn việc đưa ra một lựa chọn ban đầu, bởi họ cho rằng nó chắc hẳn sẽ định hình phần còn lại của cuộc đời mình.
Điều thứ hai cần phải khắc ghi trong đầu đó là những ai ko biết điều mình đam mê là gì, đó là bạn có khả năng sẽ ko khám phá ra được mục đích mình chỉ bằng cách ngồi lỳ và suy nghĩ câu hỏi. Bạn cần phải ra ngoài thế giới và thử nhiều điều khác nhau, hay như nhà thơ Hy Lạp cổ đại Pindar viết: “Trở thành con người mình muốn bằng cách tìm hiểu mình là ai” Nói cách khác, bạn có khả năng cao khám phá ra những gì mình muốn đóng góp cho đời bằng cách thực sự thử nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau.
Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định, điều quan trọng là ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ta ko nên hướng tới yêu thích điều gì đó chỉ đơn thuần là vì áp lực gia đình hay xã hội. Nếu ta làm điều gì đó để thỏa mãn người khác hay chủ yếu là vì ta nghĩ rằng nó sẽ dẫn tới một cuộc đời giàu có, địa vị, hay danh tiếng, theo thời gian ta có khả năng sẽ hối hận vì lựa chọn của mình. Bất kỳ điều gì ta chọn đều phải có bản chất nội tại là phần thưởng – ta phải nhận được sự yêu thích từ quá trình chứ ko phải chỉ là phần thưởng sau cùng có thể hoặc ko xuất hiện. Nếu ta làm điều gì đó đơn thuần là vì phần thưởng sau cùng, nếu phần thưởng đó ko xuất hiện ngay lập tức, như thường lệ, ta sẽ sớm chán nản những gì mình đang làm, dập tắt nỗ lực hàng ngày cần thiết, và chật vật để duy trì trên con đường có mục đích.
Một điểm cuối cùng để nhấn mạnh với việc tìm kiếm mục đích đó là ta thường ko đam mê điều gì đó cho tới khi đã phát triển được một mức độ thành thạo. Do đó, vì sự ngắn ngủi của cuộc đời này, khi tìm kiếm một mục đích, ta ko nên dậm chân tại chỗ trong việc đưa ra quyết định quá lâu. Mà đúng hơn, như Richard Taylor đã bày tỏ trong cuốn Restoring Pride của ông: “Nhiệm vụ của bạn đơn thuần là tìm một hay nhiều điều mà mình xuất chúng, và sau đó biến chúng thành nghề nghiệp chính trong cuộc sống để xuất chúng theo những cách khác.” Tìm một mục đích ko quá mức phức tạp và thông thường nếu ta thành thực với bản thân thì điều cản trở chúng ta ko phải là thiếu đi sự lựa chọn, mà là sợ hãi và lười nhác.