Kiểu sống nào có lợi nhất cho hạnh phúc? Câu hỏi này đã ngự trị trong tâm trí các triết gia, nhà thơ, nhà tâm lý học và các hình tượng tôn giáo trong nhiều thiên niên kỷ. Trong khi ko có câu trả lời cuối cùng, thống nhất về điều gì tạo nên một cuộc đời hạnh phúc, nhưng có một số nhân tố thường xuyên lặp lại trong các tác phẩm về chủ đề này, mà chúng ta sẽ khôn khéo xem xét chúng.
I) Kế hoạch trả chậm và hạnh phúc
“Chúng ta chưa bao giờ sống, mà chỉ hy vọng được sống; và, luôn muốn hướng tới hạnh phúc, chúng ta ko thể được như vậy cũng là điều tất yếu.” (Blaise Pascal)
Điều thông thường xảy ra, đặc biệt khi chán nản hoặc ko hài lòng, đó là cho rằng hạnh phúc là một sản phẩm của một lối sống nhất định. Chúng ta thấy những người khác tận hưởng cuộc đời và tự thân ta cho rằng lý do cho sự bất hạnh của mình là vì ta thiếu điều gì đó mà những người khác có được. Ước gì ta có công việc tốt, một ngôi nhà đẹp, nhiều tiền hơn vân vân…, sau đó ta sẽ có thể hạnh phúc. Maxwell Maltz, trong cuốn sách Psycho-Cybernetics, chỉ ra rằng những người nắm giữ niềm tin này sẽ gánh chịu một cuộc đời đau khổ, như ông giải thích:
“Tôi nhận ra rằng một trong những nguyên do phổ biến nhất của bất hạnh trong số các bệnh nhân của tôi đó là vì họ cố gắng sống cuộc đời của mình theo kế hoạch trả chậm. Họ ko sống, hay tận hưởng cuộc đời ngay bây giờ, mà đợi chờ một số sự kiện tương lai hay cơ hội. Họ sẽ hạnh phúc khi kết hôn, khi họ có công việc tốt, khi họ có căn nhà đã được chi trả, khi họ đưa con mình vào đại học, khi họ đã hoàn thành một số công việc hay có một vài thắng lợi. Lúc nào cũng vậy, họ đều thất vọng. Hạnh phúc là một thói quen tinh thần, một thái độ tinh thần, và nếu nó ko được nghiệm ra và luyện tập ở hiện tại, nó ko bao giờ xuất hiện. Nó ko thể tạo ra ngẫu nhiên bằng cách giải một số vấn đề bên ngoài. Khi một vấn đề được giải quyết, cái tiếp theo sẽ xuất hiện để thế chỗ. Cuộc đời là một chuỗi các vấn đề. Nếu bạn muốn trở nên hoàn toàn hạnh phúc, bạn phải hạnh phúc – định kỳ! Ko phải hạnh phúc “vì điều này điều kia.”” (Maxwell Maltz, Psycho-Cybernetics)
(Note: Kế hoạch trả chậm nguyên văn là The Deferred Payment Plan, ý nói thay vì trả tiền ngay thì sẽ dời đến một lúc nào đó rồi trả 1 thể, ở đây trong câu này nó ám chỉ rằng có những người thay vì tận hưởng ngay thì họ lại muốn dời một lúc nào đó, khi nào đó rồi mới tận hưởng/trả bằng “hạnh phúc”, vì nghĩ rằng như này thì họ mới hạnh phúc, nhưng tất nhiên cuộc đời thì đầy khốn nạn nên họ sẽ luôn thất vọng rồi lại đợi lúc nào đó nữa, do vậy nếu muốn hạnh phúc, thì hãy làm giờ, đừng đợi 1 khoản nào đó rồi trả)
II) Hạnh phúc, hành động và phát triển bản thân.
Thay vì nhìn vào tương lai và hy vọng rằng đạt được những điều nhất định sẽ khiến ta hạnh phúc, một cách hữu hiệu hơn để thúc đẩy một sự tồn tại hạnh phúc đó là hướng cuộc đời ta xoay quanh hoạt động hữu ích và tham gia vào những dự án ta thấy có ý nghĩa. Bởi như nhà tâm lý học người Áo thế kỷ 20 W.Beran Wolfe đã nói:
“Nếu bạn quan sát một người cực kỳ hạnh phúc, bạn sẽ thấy anh ta đóng một con thuyền, viết một bản giao hưởng, giáo dục người con của mình, trồng hoa thược dược kép trong khu vườn, hay tìm trứng khủng long ở Sa Mạc Gobi. Anh ta sẽ ko tìm kiếm hạnh phúc như thể nó là một cái khuy cổ áo nằm lăn lóc dưới bộ tản nhiệt.” (W. Beran Wolfe, How To Be Happy Though Human)
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi chọn những dự án để tham gia, ko nên lấy niềm vui là tiêu chí duy nhất. Tận hưởng những gì mình làm đúng thực là quan trọng, nhưng nếu ta muốn hạnh phúc, ta cần làm những thứ gây thử thách cho mình. Hạnh phúc gắn liền với việc nhận thức được bản thân mình đang trải qua sự phát triển cá nhân, hiện thực hóa tiềm năng, và mở rộng vùng thoải mái của mình, thay vì thấy nó thu hẹp đi. Chủ đề về mối liên kết giữa hạnh phúc, hành động, và phát triển cá nhân này đã được nhấn mạnh bởi nhiều bộ óc vĩ đại:
“Hạnh phúc không phải phẩm hạnh cũng chẳng phải niềm vui, cũng chẳng phải cái này cái nọ, mà nó chỉ là sự tăng tiến đơn thuần. Ta hạnh phúc khi ta phát triển.” (W.B. Yeats)
“Hạnh phúc là gì? Đó là cảm giác sức mạnh đang lớn dần, rằng sự kháng cự đã được vượt qua.” (Friedrich Nietzsche)
“Hạnh phúc ko có được bằng cách theo đuổi chúng một cách ý thức; nó thường là sản phẩm phụ của những hoạt động khác.” (Aldous Huxley)
III) Ta có thể Hạnh Phúc trong tình cảnh thiếu thốn, Đau Khổ trong trạng thái giàu có.
Một chủ đề phổ biến liên quan tới hạnh phúc đó là những hoàn cảnh bên ngoài chỉ cản trở khả năng hạnh phúc ở mức độ mà ta cho phép. Ý tưởng này có lẽ được ủng hộ nổi bật nhất bởi những triết gia Khắc Kỷ La Mã. Ví dụ, Epictetus, viết rằng: “Con người phiền lòng ko phải vì những điều đã xảy ra, mà là vì cái nhìn của họ về những điều đã xảy ra.” William James, nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ 20, lặp lại quan điểm này:
“Phần lớn những gì ta gọi là ác quỷ hoàn toàn là nằm ở cách con người tiếp nhận sự kiện. Nó thường có thể được chuyển hóa thành một…liều thuốc bổ chỉ đơn giản bằng cách thay đổi thái độ nội tâm từ sợ hãi sang chiến đấu của người mắc phải; sự dằn vặt của nó thông thường có thể biến mất và biến thành một niềm vui thú sau khi, cố gắng tránh xa nó một cách vô ích, ta đồng ý đối diện và vui vẻ chịu đựng nó… Từ chối thừa nhận sự xấu xa; coi thường sức mạnh của nó; ngó lơ sự hiện diện của nó; chuyển sự tập trung sang một hướng khác; và cho đến hiện giờ khi bản thân bạn đang lo ngại, mặc dù sự thực đó có thể vẫn tồn tại, nhưng tính cách ác quỷ đó ko còn nữa. Vì bạn biến chúng thành xấu hay tốt thông qua cách nghĩ của mình về chúng, thành ra điều khiển suy nghĩ mới chính là mối quan tâm chủ chốt của ta.” (William James, The Varieties of Religious Experience)
Trong cuốn The Gulag Archipelago, Aleksandr Solzhenitsyn đã chỉ ra rằng trong thời kỳ là một tù nhân ở trại cưỡng chế lao động của Soviet, ông đã bắt gặp những người bạn tù có thể thực hành được cách sống như này. Thay vì để sự bạo tàn của hoàn cảnh khiến họ trở nên đau khổ thì họ đã trở thành những bậc thầy kiểm soát cuộc sống nội tâm của mình:
“…[có] những người thu mình quá sâu vào cuộc sống tâm trí đến nỗi ko có sự đau đớn về thể xác nào có thể làm đảo lộn cán cân bằng tinh thần của họ.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Điều mà ví dụ này cho thấy đó chính là thứ sức mạnh khác thường ta có thể sử dụng trong tình cảnh của mình. Trên thực tế, trau dồi khả năng điều khiển cách ta nhận thức hoàn cảnh và nhận ra rằng suy nghĩ quyết định hạnh phúc của ta, chứ ko phải những sự kiện bên ngoài, có lẽ là đơn thuốc có hiệu lực nhất cho một cuộc đời hạnh phúc. Bởi như Ralph Waldo Emerson viết:
“Thước đo sức khỏe tinh thần chính là thiên hướng tìm thấy cái tốt ở mọi nơi.” (Ralph Waldo Emerson)