Các triết gia từ lâu đã tranh luận về việc liệu tập thể hay cá nhân nên được coi là ưu việt và có giá trị hơn, nhưng hiếm khi đạt được một sự đồng thuận. Cuộc tranh luận ko được giải quyết này là điều quan trọng bởi các quan điểm phổ biến về vấn đề này thường quyết định cách một xã hội tự thân tổ chức và theo đó là chất lượng cuộc sống của công dân. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ tìm hiểu lời phê bình về chủ nghĩa tập thể đến từ một trong những triết gia sáng tác nhiều nhất của thế kỷ 20 mang tên Ludwig von Mises.
Mises sinh ra vào năm 1881 ở Đế Quốc Áo-Hung và nổi tiếng với những đóng góp tới lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên, ông cũng có đóng góp quan trọng tới các lĩnh vực khác bao gồm nhận thức luận, đạo đức, chính trị triết học, lý thuyết xã hội và lịch sử. Xuyên suốt cuộc đời, Mises luôn thể hiện một mối bận tâm tới việc bảo vệ quyền tự do cá nhân bởi ông thấy chúng là điều cần thiết cho hòa bình và thịnh vượng lâu dài. Vì vậy, ông cũng bận tâm với việc chống lại chủ nghĩa tập thể. Như nhiều thuật ngữ khác được dùng trong diễn ngôn chính trị, nghĩa của thuật ngữ “chủ nghĩa tập thể” và “chủ nghĩa cá nhân” khá là mơ hồ. Tuy nhiên, khi bàn luận về chúng, vấn đề thường được quan tâm nhất là liệu mục tiêu tập thể có nên được xem là quan trọng hơn mục tiêu của cá nhân hay ko, đây là lập trường của người theo chủ nghĩa tập thể. Hay liệu mục tiêu của cá nhân có nên được xem là siêu việt hay không, ấy là lập trường của người theo chủ nghĩa cá nhân.
Một phần thiết yếu đối với sự phê phán về lập trường người theo chủ nghĩa tập thể của Mises chính là phương pháp luận chủ nghĩa cá nhân, một học thuyết cho rằng chỉ mỗi cá nhân hành động. Với Mises, sự thật của điều này rõ ràng là chỉ cá nhân hành động và bất kỳ hành động nào bởi tập thể sau cùng được quy về hành động của vô vàn cá nhân.
Trong cuốn The Ultimate Foundations of Economoc Science, Mises có điều để nói về phương pháp luận chủ nghĩa cá nhân.
“Khi phủ nhận…sự tồn tại độc lập của bản thân với tập thể, một người ít nhất ko thể phủ nhận hiện thực của tác động mang tới bởi sự hợp tác giữa cá nhân, anh ta chỉ đưa ra sự thực rằng tập thể được hình thành bởi tư duy và hành động cá nhân và chúng biến mất khi cá nhân áp dụng một cách tư duy và hành động khác biệt. (The Ultimate Foundations of Economic Science)
Trong khi ko phủ nhận sự tồn tại của tập thể, phương pháp luận chủ nghĩa tập thể phủ nhận khả năng tồn tại theo hướng tự chủ, độc lập với cá nhân tạo nên nó của bất kỳ tập thể nào. Mises nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp luận chủ nghĩa tập thể bởi ông tin rằng thường thì những ai ưu ái lập trường của người theo chủ nghĩa tập thể sẽ cố khẳng định vài hình thái tồn tại độc lập với tập thể nhằm biện minh cho sự nâng tầm mục tiêu của nó. Mises có hai lời phê phán chủ chốt cho những người muốn nâng tầm mục tiêu được cho là của tập thể hơn mục tiêu cá nhân.
Đầu tiên, Mises nhấn mạnh quan điểm dễ bị bỏ qua, đó là sự tạo thành tập thể luôn luôn tùy ý, nói cách khác, bởi vì tập thể thực sự ko bao hàm toàn bộ loài người, phải có những tiêu chí thiết lập để phân định giữa người được thêm vào và người bị tống khứ khỏi tập thể. Nhưng ko có cách nào để quyết định tiêu chí như vậy và đó là lý do vì sao xuyên suốt lịch sử, tập thể mang rất nhiều hình thái, cho dù là các tập thể được quyết định bởi chủng tộc, tôn giáo, của cải, hay quốc gia sinh ra. Như vậy, ở bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ luôn tồn tại phần đông tập thể và mỗi tập thể tin rằng mục tiêu của họ là siêu việt ko chỉ với cá nhân mà còn đối với các tập thể cạnh tranh.
Trong tác phẩm Theory In History, Mises nhấn mạnh quan điểm này bằng cách nói rằng:
“Ko có ý thức hệ tập thể thống nhất nào. Nhưng có nhiều học thuyết tập thể, mỗi cái tán dương một thực thể tập thể khác nhau và đòi hỏi tất cả người tốt quy phục nó và mỗi giáo phái tôn thờ Thần Tượng riêng mình và bất dung thứ với mọi thần tượng của đối thủ.”
Lời chỉ trích thứ hai mà Mises đưa ra đó là mục tiêu được nâng tầm hơn mục tiêu cá nhân thực chất chưa bao giờ là mục tiêu của tập thể độc lập, bởi điều như vậy ko tồn tại mà chỉ là mục tiêu của những ai tác động quyền lực hoặc tại vượt qua tập thể tại bất kỳ thời điểm nào.
Mises tin rằng đây là lý do vì sao nhiều quốc gia ngày càng trở nên tập thể cũng ngày càng trở nên bất ổn. Như ông đã nói trong tác phẩm bất hủ mang tên Human Action:
“Đúng là mỗi loại chủ nghĩa tập thể hứa hẹn sự bình yên vĩnh hằng bắt đầu từ ngày chiến thắng quyết định của nó. Tuy nhiên, việc thực hiện các chiến thuật này phụ thuộc vào sự biến chuyển cơ bản trong nhân loại. Con người phải bị chia thành 2 tầng lớp: một mặt là nhà độc tài toàn năng như thần thánh và mặt còn lại là đám đông phải đầu hàng ý muốn và lý lẽ để trở thành những quân cờ đơn thuần trong kế hoạch của nhà độc tài… Ko nhất thiết phải chỉ ra rằng các ý định đó là ko thể thực hiện được.”
Đối nghịch với học thuyết chủ nghĩa tập thể, Mises ưu ái chủ nghĩa cá nhân, hay nói cách khác, khả năng chọn mục tiêu của riêng mình và hành động sao cho phù hợp của mỗi cá nhân, dù nó dẫn tới sự khởi đầu của một tổ chức từ thiện giúp đỡ người nghèo, làm việc trong xây dựng hoặc ngồi trên đi-văng cả ngày suy nghiệm về ý nghĩa cuộc đời hay ko. Tuy nhiên, khi thực hiện kế hoạch của mình, Mises tin rằng mỗi cá nhân nên tôn trọng quyền và tự do của người khác.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là Mises ko khuyến khích chủ nghĩa cá nhân bởi bằng cách nào đó, ông chống lại xã hội hay các thực thể tập thể khác. Đúng hơn, sự ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân của ông được dựa trên niềm tin rằng lập trường của người theo chủ nghĩa cá nhân là điều cấp thiết cho hòa bình và thịnh vượng lâu dài. Mises tin rằng khi cá nhân làm việc để đạt được mục tiêu riêng mình, họ sẵn sàng công nhận lợi ích chung phát sinh từ hợp tác, trao đổi tự nguyện và phân chia lao động, và các hiện tượng xã hội này hoàn toàn ko xung khắc với lập trường của người theo chủ nghĩa cá nhân, mà đúng hơn là xung khắc với chủ nghĩa tập thể. Mises truyền tải điều này bằng cách nói rằng:
“Thuật ngữ thông thường xuyên tạc hoàn toàn những điều này. Triết lý thường được gọi là chủ nghĩa cá nhân là triết lý hợp tác xã hội và làm sâu sắc dần mối liên hệ xã hội. Mặt khác, việc áp dụng ý tưởng cơ bản của chủ nghĩa tập thể ko dẫn tới điều gì khác ngoài bất đồng xã hội và mâu thuẫn vũ trang lâu dài. (Human Action)
Một triết gia khác phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa tập thể nhưng có khả năng là vì lý do khác với Mises chính là Friedrich Nietzsche. Nietzsche tin rằng chỉ những cá nhân tự chủ là đáng giá và những ai bị ràng buộc bởi lý tưởng và mục tiêu tập thể hoặc điều ông gọi là bầy đàn thực sự là những cá nhân quá yếu để tạo ra mục tiêu và ý nghĩa cuộc đời riêng mình.
Để kết luận bài giảng này, chúng tôi sẽ trích dẫn đoạn văn ngắn của Nietzsche từ tác phẩm Thus Spoke Zarathustra, trong đó, một phong cách khác biệt hơn nhiều đưa ra quan điểm có phần tương đồng với Mises:
“Ở đâu đó, vẫn còn con người và bầy đàn, nhưng ko phải nơi ta sống. Người anh em của tôi, ở đây có Nhà Nước. Nhà nước, đó là gì? Vậy thì, hãy vểnh tai lên nghe bởi tôi bây giờ sẽ nói với cậu về cái chết của người dân.
Nhà nước là cái tên của con quái vật lạnh lùng nhất trong tất cả. Nó cũng kể ra lời dối một cách lạnh lùng; và lời dối này chui ra từ miệng nó: Tôi, nhà nước, chính là người dân.” Đó là lời dối!
Hãy xem đây, cách nó dụ dỗ họ, rất nhiều người và cách nó nuốt chửng họ, nhai họ và nhai lại như nào…” (Thus Spoke Zarathustra)