“Ngay cả trong 1 khoảnh khắc, hầu hết mọi người không bao giờ có thể tự gỡ rối khỏi các ràng buộc áp đặt bởi người xung quanh họ, cũng như họ không thể coi nhẹ sự chấp thuận của người khác. Từ khoảnh khắc họ bắt đầu hiểu được nụ cười và nét cau mày của gia đình mình, họ luôn cần sự chấp thuận từ người khác, ngay cả người lạ…Những người này đo lường toàn bộ giá trị bằng điều người khác nghĩ về mình.” (Richard Taylor, Restoring Pride)
Hầu hết chúng ta quan tâm quá nhiều về điều người khác nghĩ về mình. Ta quá coi trọng sự chấp thuận xã hội và ta sở hữu nỗi sợ bị phản đối, chỉ trích và chối từ vô lý. Thay vì tạo ra con đường băng qua cuộc đời phù hợp với tài năng, sức mạnh và ham muốn, ta tuân theo mong muốn và kỳ vọng của người khác. Một vài người thậm chí để giấc mơ chết đi bởi họ sợ cách mình sẽ bị phán xét nếu theo đuổi nó. Ở Video này, chúng tôi sẽ khám phá cách ta có thể giảm bớt nhu cầu quá mức cho sự chấp thuận xã hội và vượt qua nỗi sợ ức chế cuộc đời về sự phản đối xã hội.
“Tôi chưa bao giờ mong ước thỏa mãn đám đông; bởi cái tôi biết thì họ không tán thành, và cái họ tán thành thì tôi không biết.” (Epicurus, Quoted in Seneca, Epistles)
Một bước hữu dụng để trau dồi thái độ lành mạnh hơn tới quan điểm người khác là phản ánh tính cách của cá nhân mà ta tìm kiếm sự chấp thuận. Liệu những cá nhân đó có xứng đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ không? Họ đang phát triển hay trì trệ? Liệu họ có sở hữu lòng can đảm, tự lập và bộ óc tò mò có khả năng tìm kiếm sự thật và tạo ra và nói lên chính kiến của mình? Hay họ là kẻ tuân thủ hèn nhát chấp nhận và nhai lại 1 cách thiếu phê phán bất kỳ điều gì họ được bảo bởi tin tức chính thống, người nổi tiếng, nhân cách mạng xã hội và chính trị gia? Nếu 1 cá nhân không làm ta ấn tượng, tại sao ta nên quan tâm liệu lối sống của mình có gây ấn tượng với họ?
“Tại sao bạn thích được khen ngợi từ những người mà bản thân bạn không thể khen ngợi?” (Seneca, Epistles)
Hay như Arthur Schopenhauer lặp lại:
“Như vậy, điều diễn ra bên trong nhận thức của người khác là 1 vấn đề không quan trọng với ta; và sau cùng, ta thực sự chẳng để ý nó, khi ta thấy suy nghĩ của hầu hết mọi người nông cạn và phù phiếm như nào, ý tưởng của họ hẹp hòi như nào, cảm nghĩ của họ hèn hạ như nào, quan điểm của họ ngang bướng như nào, và có nhiều lỗi lầm ở hầu hết bọn họ như nào.” (Arthur Schopenhauer, The Wisdom of Life)
Tự làm quen với việc thờ ơ sự chấp thuận của 1 cá nhân là 1 chuyện. Tuy nhiên, khi có sự hiện diện của nhóm, hoặc đám đông, nhu cầu chấp thuận có thể đặc biệt mạnh mẽ, và đôi khi nhu cầu này biểu hiện như chứng lo âu xã hội làm tê liệt khả năng phát triển của mình. Khi phát biểu hoặc trình diễn, ta trở nên căng thẳng và bồn chồn và không thể trình diễn khả năng tốt nhất. Ở các cuộc hội họp xã hội, ta e dè lúng túng và không thể hành động 1 cách tự nhiên thanh thoát. Và tệ nhất, chứng lo âu xã hội nằm sau nhu cầu quá mức cho sự chấp thuận của nhóm đã ngăn ta đi theo lương tâm; kể cả khi ta biết điều mình nói hay làm là sai, ta vẫn bẽn lẽn đi theo đám đông.
Theo triết gia Khắc Kỷ Epictetus, để chế ngự chứng lo âu xã hội này, ta nên suy ngẫm về bản chất đám đông. Bởi như Epictetus tuyên bố về cá nhân bị chứng lo âu xã hội:
“…anh không biết đám đông là gì, hoặc tiếng vỗ tay của đám đông…lời khen ngợi của đám đông là gì, và nó nắm giữ giá trị gì trong cuộc đời, đó là những điều anh không biết cũng như chưa bao giờ nghiên cứu. Do đó, ở đây, anh chắc chắn bị run sợ và tái nhợt.” (Epictetus, Discourses, Fragments, Handbook)
Hầu hết mọi người liên hệ với đám đông như thể nó là thực thể theo nghĩa độc nhất của mình, và do đó họ tự nhiên bị đe dọa bởi sự hiện diện của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, đám đông chỉ là tập hợp các cá nhân tụ họp tại 1 địa điểm hoặc được liên kết bởi quan điểm chung. Khi đứng trước đám đông, nếu ta tự rèn luyện để nhìn và liên hệ với từng cá nhân riêng lẻ, thay vì toàn bộ đám đông thì việc giảm bớt nhu cầu lo lắng cho sự chấp thuận sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bởi cũng như ta nên thờ ơ với sự tán thành của 1 cá nhân mà mình không tôn trọng, điều tương tự áp dụng cho tập hợp cá nhân vô tình tụ họp với nhau. Hay như triết gia và chính khác người La Mã tên Cicero viết:
“Điều gì có thể ngớ ngẩn hơn là nghĩ rằng cùng người ngu dốt và tầm thường mà bạn coi khinh, khi xem xét từng người một, lại mang hệ quả lớn hơn khi gộp lại?” (Cicero, Tusculan Disputations)
Tuy nhiên, ở vài trường hợp, 1 đám đông hoặc nhóm cấu thành bởi các cá nhân với bộ óc ấn tượng và tính cách đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng, kể cả ở trong 1 tình huống như vậy, điều các cá nhân đó nghĩ về ta không nằm trong tầm kiểm soát của mình, và do đó không nên là mối bận tâm của ta. Tất cả những gì ta có thể làm là sống chính trực và cố kiềm chế không làm những gì đáng bị khinh thường, và sau đó nhẹ nhàng chấp nhận bất kỳ quan điểm gì họ đưa ra về mình. Hay như Epictetus tuyên bố:
“Không người tốt nào đau buồn hoặc rên rỉ, không ai kêu gào, không ai tái nhợt và run rẩy và nói rằng, “Anh ta sẽ đón nhận tôi như nào, lắng nghe tôi như nào?” Nô lệ, anh ta sẽ hành xử vì thấy phù hợp. Tại sao bạn phải quan tâm về chuyện người khác?” (Epictetus, Discourses)
Đi cùng với kiềm chế nhu cầu chấp thuận xã hội, vượt qua nỗi sợ bị phản đối, chế nhạo và từ chối cũng giúp thúc đẩy cuộc đời. Ta cần có thể duy trì trạng thái bình tĩnh thờ ơ khi bị tấn công bởi ngòi đốt khinh miệt từ người khác – có thể là trên mạng hay thế giới thực. Epictetus khuyên rằng khi ta là mục tiêu khinh miệt của người khác, điều đầu tiên ta nên làm là dừng lại và cho phép bản thân hít 1 hơi trước khi đáp lại, bởi phản ứng tức thì hoặc mang tính phản xạ thường là tự chuốc lấy thất bại. Nếu ta dành 1 khoảnh khắc để tự bình tĩnh, ta sẽ tự do lựa chọn 1 lời phản hồi phù hợp với tình huống.
“Sự tự do của con người đòi hỏi khả năng tạm dừng giữa kích thích và phản hồi và, ở khoảng dừng đó, chọn 1 phản hồi mà mình muốn dồn hết sức vào.” (Rollo May, The Courage to Create)
Hay như Epictetus quan sát được:
“Hãy nhớ là bạn bị xúc phạm không phải bởi người đánh hoặc lạm dụng bạn, mà là bởi quan điểm rằng những thứ đó mang tính xúc phạm. Vậy nên, bất cứ khi nào ai đó kích động bạn…trên hết…cố đừng để bản thân mất bình tĩnh bởi cảm giác; bởi nếu bạn hoãn lại mọi sự và dành thời gian suy nghĩ, bạn sẽ thấy dễ dàng kiểm soát bản thân hơn.” (Epictetus, Enchiridion)
Một trong những cách mạnh mẽ hơn để đáp lại lời xúc phạm hay chế nhạo đó là “lắng nghe như 1 hòn đá”. Điều này đòi hỏi việc đáp lại người khác như cách 1 hòn đá sẽ đáp lại. Nói cách khác, đó là không đáp lại gì hết. Ta bỏ ngoài tai lời nói của họ, tiếp tục công việc của mình và giả vờ như người kia không tồn tại. Cách phản hồi này hiệu quả vì 2 lý do. Đầu tiên, khi ai đó xúc phạm hoặc chế nhạo ta, 1 trong những điều họ muốn đó là khêu gợi phản ứng. Họ muốn lời nói của mình có quyền lực hơn ta. Khi lắng nghe như 1 hòn đá, ta kiềm lại việc thỏa mãn ham muốn quyền lực của họ và bằng cách chẳng làm gì, cho họ thấy rằng lời khiêu khích đó là tầm thường và không thể làm ta lay chuyển. Thứ 2, khi suy nghĩ và cảm xúc của ta bị ảnh hưởng bởi hành động, khi phản ứng giống như 1 hòn đá, ta trở nên giống như-hòn đá về mặt nội tâm:
“Dấu hiệu của 1 bộ óc vĩ đại là vượt lên trên lời xúc phạm; kiểu trả thù nhục nhã nhất là xem đối thủ mình không đáng để trả thù…Người vĩ đại và cao quý là người mà như 1 con thú ngạo mạn, bất động lắng nghe tiếng sủa của những chú chó con.” (Seneca, On Anger)
Hay như Epictetus giải thích:
“Bị lạm dụng…có nghĩa là gì? Đi tới gần hòn đá và bắt nó phải chịu hành hạ; bạn sẽ được kết quả gì? Vậy thì, nếu bạn lắng nghe như 1 hòn đá, thì kẻ lạm dụng bạn sẽ có thể đạt được gì?” (Epictetus, Discourses)
Một chiến thuật khác là phản hồi với lời khinh miệt bằng sự hóm hỉnh. Sự hóm hỉnh giảm đi tính căng thẳng của tình huống; nó cho người khác thấy rằng mình sẽ không tự hạ thấp bản thân xuống ngang bằng họ và đáp lại sự hèn hạ bằng lòng tử tế, cũng như không nuôi dưỡng ngọn lửa hận thù của họ. 1 lời nhận xét đặc biệt dí dỏm thậm chí có thể biến thù thành bạn. Nhưng điều quan trọng nhất có lẽ là sự hóm hỉnh sinh ra quyền lực – bởi nó là dấu hiệu của kẻ mạnh thích thú trước những người ngược đãi họ. Hay như Seneca quan sát:
“Vài người cảm thấy bị xúc phạm nếu bị thợ làm tóc hích khủy tay vô mình; họ thấy lời xúc phạm ở vẻ cáu kỉnh của người gác cửa, sự ngạo mạn của người phục vụ, sự kiêu căng của đầy tớ. Những điều như thế gây ra tiếng cười biết bao! Tâm trí bạn sẽ tràn đầy sự thỏa mãn nào khi tương phản sự bình yên tâm trí với tình trạng bất ổn mà người khác mắc phải!” (Seneca, On the Constancy of the Wise Man)
Triết gia Diogenes là bậc thầy của nghệ thuật dùng sự hóm hỉnh để làm dịu cách xử sự của ông với người bất đồng. Khi bị xúc phạm bởi người hói, Diogenes trả lời: “Tôi sẽ không xúc phạm ngược lại ông, mà chỉ chúc mừng mái tóc của ông vì đã bay ra khỏi cái đầu độc ác như vậy.” 1 lần khác, ai đó thông báo ông rằng 1 triết gia đồng nghiệp nói xấu về mình, và theo đó, Diogenes đáp lại: ‘Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi anh ta chưa bao giờ học cách nói đàng hoàng.” Khi bị truy vấn bởi 1 nhóm người, Diogenes đáp lại “Tới đây nào, lũ người kia!” Khi họ đến gần, Diogenes thản nhiên xua đuổi họ bằng cách nói rằng “Tôi gọi người, không phải cặn bã!”
Tuy nhiên, đôi khi sự hóm hỉnh ta dùng nên hướng về bản thân. Bởi đôi lúc lời xúc phạm chứa 1 phần sự thật. Thay vì tỏ ra bực mình trước lời xúc phạm thành công, ta tốt hơn hết nên nhận ra rằng, như bao người khác, ta cũng có khuyết sót, tật xấu, điểm yếu và điểm mù có thể và nên là mục tiêu của sự hóm hỉnh. Nếu ta dừng quá coi trọng bản thân và phát triển sự khiêm tốn lành mạnh, vậy thì ta có thể cười với người cười mình, và theo đó hủy hoại nỗ lực làm phiền ta của người đó. Triết gia người Pháp Montaigne viết rằng 1 mục tiêu xứng đáng là “có thể cười và có khả năng cười như nhau” (Montaigne, Essyas). Seneca quan sát rằng: “Không ai có thể cười nhạo chính mình mới đáng cười.” (Seneca, On the Firmness of the Wise Man) Trong khi Epictetus tuyên bố:
“Nếu bạn nghe ai đó nói xấu mình, đừng đưa ra lời bao biện về cái đã nói, mà hãy trả lời: “Hiển nhiên là anh ta không biết về các lỗi lầm khác của mình, hoặc anh đã không chỉ nói về các lỗi lầm mình gây ra.” (Epictetus, Enchiridion)
Tuy nhiên, sau cùng thì thuốc giải vĩ đại nhất cho việc quan tâm quá nhiều về điều người khác nghĩ về mình là trau dồi sự tự tin ở bản thân. Nếu ta bất an và bị ám ảnh bởi cảm giác thấp kém, ta sẽ phụ thuộc 1 cách mù quáng vào sự chấp thuận của người khác, và mãi mãi sợ sự khinh miệt của họ. Mặt khác, nếu ta dành thời gian và năng lượng vào việc củng cố tâm trí và cơ thể, cải thiện tính cách, đạt được mục tiêu, và tạo khắc 1 cuộc đời đáng tự hào, vậy thì điều người khác nghĩ về mình – dù tốt hay xấu – sẽ suy yếu dần ở cõi tầm thường. Hay như Epictetus tuyên bố:
“Nếu bạn từng muốn tìm kiếm sự chấp thuận ở bên ngoài, hãy nhận ra là bạn đang làm tổn thương tới sự chính trực của mình. Nếu bạn cần nhân chứng, hãy là nhân chứng của chính mình.” (Epictetus, Enchiridion)