“Tự do là…ko khí mà ta ko thể thiếu, rằng ta thậm chí thở mà ko hề hay biết cho tới khi nó bị tước đoạt, ta mới cảm thấy mình đang chết dần.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
Có một sự thật đáng ngạc nhiên là xuyên suốt lịch sử, tự do được coi là quý báu đến mức một số cá nhân thà chết còn hơn sống cuộc đời thiếu vắng nó.
“Nếu cuộc đời quá tha thiết, hoặc hòa bình quá ngọt ngào khi được mua bằng cái giá xiềng xích và nô lệ…hãy cho tôi tự do hoặc cái chết!” (Patrick Henry)
Samuel Sharpe, lãnh đạo của cuộc nổi loạn nô lệ ở Jamaica, khi sắp bị hành quyết vào năm 1831, đã tuyên bố những lời bất hủ:
“Tôi thà chết trên giá treo cổ còn hơn sống trong cảnh nô dịch.” (Samuel Sharpe)
Thế nhưng, tự do ko còn được xem là thứ nhà viết kịch người Na Uy Henrik Ibsen gọi là “kho báu quý giá nhất của ta”, bởi tiếng kêu hào hùng cho ta tự do hoặc cái chết đã bị thay thế bởi cái Aldous Huxley gọi là:
“Tiếng kêu “Hãy cho tôi TV và bánh Hamburger, nhưng đừng khiến tôi phải gánh vác trách nhiệm của sự tự do.”” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Thay vì trân quý tự do, nhiều người chúng ta sẵn lòng từ bỏ chúng cho lời hứa đơn thuần về sự an toàn, bảo đảm, lợi ích vật chất hay cuộc đời dễ dàng hơn chút. Nhưng sự thay đổi này được minh chứng là thỏa thuận của Faust (Faustian bargain), bởi là con người, chúng ta ko phát triển trong an toàn và bảo đảm của một cuộc sống cầm tù mà thay vào đó, ta đau khổ như mọi loài vật khác. Hơn nữa, tự do là điều thiết yếu, ko phải tình thế tùy chọn ở một xã hội thịnh vượng. Ta cần tự do để tạo ra của cải hỗ trợ cuộc sống con người, ta cần tự do để giải phóng tính sáng tạo thúc đẩy nền văn minh tiến bước và ta cần tự do để khuyến khích hợp tác xã hội nhằm duy trì một xã hội bình yên và thịnh vượng.
“Sự nghèo đói gia tăng khi tự do rút lui trên khắp thế giới và ngược lại.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
Trong Video này, chúng tôi sẽ đưa ra cách bảo vệ tự do nhằm chống lại sự tự mãn mà nhiều người có về giá trị thúc đẩy cuộc đời của nó. Để làm điều này, chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật xem xét phản đề hoặc đối nghịch của một vật nhằm nắm rõ hơn bản chất của đối tượng nghiên cứu. Vậy thì, đối nghịch của một xã hội kết cấu dựa trên nền tảng tự do là gì? Đó là xã hội kết cấu dựa trên sử dụng vũ lực cưỡng bức.
“Ta có thể ko thấy hai tín ngưỡng duy nhất trên thế giới khả thi cho con người, rằng chỉ có hai phía mà một con người có thể đặt mình vào đó sao? Ta ủng hộ thế giới tự do, hay thế giới bị đặt dưới quyền lực? Ta…có phải là người tin vào vũ lực, hay ta mang quan điểm về những quyền cố định và ko thể tách rời của cá nhân? (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Vũ lực sử dụng với mục đích phòng vệ nhằm ngăn chặn sự gây hấn tài sản hay con người được hầu hết tất cả chấp thuận như là điều cần thiết và chính đáng. Nhưng trong thế giới hiện đại, hầu hết chấp nhận một kiểu vũ lực khác như điều cần thiết, cụ thể là vũ lực cưỡng bức dùng bởi chính quyền tập trung hóa nhằm thực hiện kiểm soát xã hội từ trên xuống dưới. Nhưng ko như vũ lực dùng với mục đích phòng vệ, ko có sự nhất trí chung về việc liệu vũ lực của chính quyền tập trung hóa là điều cần thiết hay ko, hoặc liệu nó thậm chí có đóng góp, thay vì kìm hãm, trật tự của một xã hội phát triển hay ko. Một số cho rằng các nhà nước tập quyền khổng lồ chi phối xã hội ta là ký sinh, và được định sẵn để tiêu diệt xã hội đóng vai trò như vật chủ của chúng.
Triết gia thế kỷ 19 người Anh Auberon Herbert là cá nhân chống lại vũ lực ko được kiểm soát của chính quyền hiện đại. Nếu chính quyền cưỡng bức cần tồn tại thì như nhiều chính quyền khác ở thời ông, Herbert tin rằng chúng nên phi tập trung hóa hơn, vận hành ở quy mô địa phương, và vai trò duy nhất của chính quyền đó nên là bảo vệ cá nhân khỏi các cuộc tấn công về người hoặc tài sản; và ngoài điều ấy ra, vũ lực chính quyền ko có vị thế nào ở thế giới tự do.
“Rằng chỉ có cách sử dụng vũ lực đúng đắn duy nhất và chỉ có một – vũ lực nhằm bảo vệ quyền tự do đơn giản rõ ràng.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Một phần lý do nằm sau niềm tin này của ông đó là một khi ta đã ban cho chính phủ quyền sử dụng vũ lực vì mục đích ngoài việc bảo vệ quyền tự do đơn thuần, vậy thì một loạt các vấn đề nguy hại sẽ xảy ra sau đấy.
“Mối nguy thực sự bắt đầu khi bất kỳ nhóm người nào, trung ương hay địa phương, được trang bị quyền lực…vượt trên quyền lực cá nhân.” Herbert cảnh báo. “Vậy thì ta đang tự chuẩn bị cho một nguồn đàn áp dữ dội, mà từ đó, khi thời gian trôi qua, nó trở nên ngày càng khó để tránh khỏi.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Mối nguy đầu tiên khi ban cho chính quyền khả năng kiểm soát ta bằng vũ lực đó là giống như bất kỳ ngành nghề nào, chính trị thu hút một kiểu nhân cách nhất định. Thật thoải mái khi tin rằng những ai thu hút bởi chính trị là người giỏi nhất trong số ta, và hệ thống bầu cử ngăn chặn kẻ tự cao tự đại đạt được quyền lực, nhưng bài học lịch sử lại cho thấy điều đối nghịch. Giống như con thiêu thân lao vào lửa, chính quyền tập trung thu hút những nhân vật chuyên chế và ái kỷ tin rằng họ biết tốt hơn phần còn lại và họ hiếm khi cảm thấy tội lỗi hay dằn vặt khi thao túng, lừa dối, dối trá hoặc dùng vũ lực để khắc tạo xã hội theo bất kỳ hướng nào chúng muốn. Điều này được thể hiện trọn vẹn ở thế giới hiện đại khi mà hầu hết chính trị gia hứa hẹn rằng họ sẽ dùng sức mạnh nhà nước để tái tạo thế giới theo hình ảnh của họ, trong khi có rất ít hoặc ko tồn tại những người đi vận động nhằm nhường chỗ và cho phép cá nhân có quyền tự do thực sự. Auberon Herbert từng là thành viên cao cấp của Quốc Hội Anh trong gần 10 năm, và như ông viết:
“Tôi nhận thấy rằng chẳng có nguyên tắc dẫn hướng, giới hạn hay điều tiết nào tồn tại trong cuộc cạnh tranh giữa chính trị gia với chính trị gia; nhưng hầu như tất cả trái tim đều ngập tràn ham muốn thối nát xưa cũ…để sở hữu món quà quyền lực nhạo báng quỷ ác đó, và dùng nó vì lợi ích tưởng tượng của riêng mình – ko nghi vấn, ko đắn đo – lên đồng loại.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Một vấn đề khác khi ban cho chính phủ quyền sử dụng vũ lực nhằm khắc tạo xã hội đó là trên thực tế, sẽ bất khả thi để xác định giới hạn của những quyền lực đó là bao nhiêu.
“Nếu dùng quyền lực vô tận để lấy đi 1 phần 10 tài sản con người là đúng, vậy thì cũng sẽ đúng khi lấy 1 phần 2 hoặc toàn bộ? Nếu lấy đi một nửa là sai, thì đâu là điểm kỳ diệu ko thể khám phá mà tại đó điều đúng đột nhiên chuyển hóa thành sai? Nếu giới hạn khả năng của một người…theo một hướng là đúng, liệu sẽ đúng khi giới hạn họ ở một nửa tá hoặc một tá hướng khác nhau? Ai sẽ nói thế? Nó là vấn đề quan điểm, thị hiếu, cảm xúc.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Một số có thể nói rằng giải pháp đó là đạt được một vài kiểu đồng thuận “hợp lý” về giới hạn của quyền lực chính trị, và sau đó mã hóa các giới hạn đó trong tư liệu hiến pháp; bởi mục đích của hiến pháp là đóng vai trò như biện pháp kiểm tra chính trị về sự lạm quyền. Nhưng khi chính quyền tập trung thống trị hàng chục hoặc hàng trăm triệu người thì việc ngăn chặn những ai có quyền lực chính trị xâm phạm giới hạn hiến pháp thông qua chiến lược và phương tiện quỷ quyệt là điều cực kỳ khó nhằn. Hiến pháp Hoa Kỳ là một ví dụ, từ lâu chỉ còn là một di tích khi mà các thượng nghị sĩ, nghị sĩ, tổng thống và thẩm phán đã ủng hộ vô vàn luật lệ chế giễu ý định của những người sáng lập. Và như các sự kiện gần đây cho thấy, đám đông dễ dàng bị lừa bịp chấp nhận các hành vi nắm quyền xâm phạm hiến pháp miễn là chúng được hỗ trợ bằng sự tuyên truyền vừa đủ và lời kêu gọi về an toàn công cộng, an ninh, và cái gọi là “lợi ích lớn lao” (greater good).
“Cơn thôi thúc cứu lấy nhân loại hầu như luôn chỉ là bộ mặt giả tạo cho cơn thôi thúc thống trị nó.” (H.L Mencken, Minority Report)
Hay như Albert Camus cũng quan sát nhu vậy:
“Đặc biệt, phúc lợi của người dân luôn là bằng chứng ngoại phạm của bạo chúa.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
Nhưng vấn đề có lẽ đáng lo ngại nhất nảy sinh khi một xã hội ban cho chính phủ quyền sử dụng vũ lực ko được kiểm soát đó là, khi làm thế, xã hội đó sẽ thắp lên tia lửa, như lời của sử gia Arnold Toynbee, đốt cháy “ngọn lửa chầm chậm và đều đặn của một trạng thái chung, nơi mà ta sẽ bị biến thành tro bụi trong thời gian dự kiến.” (A Study of History) Bởi nếu chính trị có khuynh hướng thu hút những kẻ đói khát quyền lực, và nếu sức mạnh chính trị cực kỳ khó để giới hạn, vậy thì một khi xã hội nằm dưới sự thống trị của chính phủ tập quyền, chính quyền đó qua thời gian sẽ tự phát triển thành hệ thống mang quy mô thủy quái, giống như một con ký sinh hút cạn máu sống của xã hội nó cai trị. Suy ngẫm về cuộc khảo sát lịch sử của Toynbee, tác giả Kirkpatric Sale viết:
“Hết lần này tới lần khác, [Toynbee] cho thấy rằng nền văn minh bắt đầu suy tàn sau khi chúng thống nhất và tập trung dưới chính phủ quy mô lớn đơn nhất.” (Kirkpatrick Sale, Human Scale Revisited)
Để một chính phủ tập quyền phát triển tới quy mô thủy quái, Herbert tin rằng đám đông phải được chuyển hóa thành cái ông gọi là người tầm thường (Cipher). Người tầm thường là các cá nhân thiếu tự chủ đạo đức, khuyết sót tư duy phản biện và ko thể hành động gan dạ. Người tầm thường quá sợ hãi hoặc ko thể nghĩ cho bản thân, và do đó, anh ta ngoan ngoãn nhai đi nhai lại các câu khẩu hiệu được nghe trên truyền thông và tuân theo mệnh lệnh từ tầng lớp chính trị một cách máy móc. Những phi thực thể mất tính người này bị định hình bởi nhiều năm thấm nhuần trong các trường nhà nước, hàng thế kỷ tuyên truyền từ truyền thông và văn hóa đại chúng, và tiếp xúc liên tục tới các điều gây xao lãng ngu đần và tê liệt. Người tầm thường là đàn ông hoặc phụ nữ với tinh thần bị vỡ vụn và là con mồi dễ dàng cho kẻ đói khát quyền lực trong tầng lớp chính trị.
“Một quốc gia toàn cừu sẽ sinh ra chính phủ đầy sói.” (Edward R. Murrow)
Hay như Herbert giải thích:
“Mánh khóe tuyệt vời, giành lấy quyền lực đòi hỏi người tầm thường, và ko thể chơi theo bất kỳ cách nào khác. Một khi đã biến con người thành kẻ tầm thường, ngươi phải kêu gọi chúng với tư cách là môn đồ trung thành tốt bụng theo đảng phái…ngươi ko thể kêu gọi chúng…là những người sở hữu lương tri, và ý chí, và trách nhiệm, bởi trong trường hợp đó, chúng có thể sẽ giành lại quyền sở hữu lương tâm bị kìm nén một lần nữa và khả năng cao cả hơn của chúng, và bắt đầu suy nghĩ và đánh giá cho chính mình…Cuộc tranh đấu quyền lực vĩ đại sẽ chết đi, sẽ cố nhiên đi đến hồi kết, khi sự kìm nén bản thân và tạo ra những kẻ tầm thường ko còn nữa.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Cùng với dân số gồm những kẻ tầm thường, một chính phủ tập trung ở quy mô thủy quái cũng đòi hỏi bầy đàn tay sai, công chức nhà nước, những kẻ với tư cách là người tầm thường, thực hiện mệnh lệnh tầng lớp chính trị một cách nghiêm túc và ngoan ngoãn. Và cuối cùng, nó đòi hỏi tầng lớp chính trị hoặc cái gọi là “tầng lớp tinh hoa” đứng sau hậu trường hoặc trên cao, thực hiện vòng kiểm soát ngày càng chặt hơn, và trong quá trình, bóp nghẹt mọi doanh nghiệp tự do, sự trao đổi tự nguyện, hành động tự phát, sự tân kỳ, hy vọng và tiến trình, cho đến khi toàn bộ hệ thống tự sụp đổ do sức nặng chết người của nó. “Hệ thống sẽ tận số…ko thể lay chuyển được như Tháp Babel.” Herbert viết. Hay như ông giải thích tình huống:
“Hãy thử hình dung bộ máy chính phủ to lớn nặng trĩu đang rên rỉ, người chỉ đạo nó vật lộn một cách vô ích, đau khổ với nhiệm vụ bất khả thi là quản lý mọi thứ…Cũng hãy hình dung ra vô vàn viên chức sẽ thành lập nên một đội quân quan liêu, toàn năng…luôn tham gia vào hoạt động gián điệp, ngăn cản, và kiềm nén, mãi mãi lặp lại đơn điệu như thể họ đang quản lý nhà trẻ – “Đừng, ngươi ko được”, và sau đó hình dung cảnh bị cầm tù dưới chế độ quan liêu, một quốc gia gồm những kẻ tầm thường chán nản – những kẻ này sẽ cáu kỉnh, bất mãn và hay sinh sự như lũ trẻ bị câm, bởi vì bị ngăn cách bởi một hàng rào thép khỏi mọi ảnh hưởng kích thích cuộc đời tự do, và bị cấm cản, như thể nó là một tội ác, thực hiện khả năng theo lợi ích và khuynh hướng của riêng mình; cũng hình dung ra sự dữ dội, tính nhỏ nhen lố bịch chạy xuyên suốt toàn bộ những thứ này.” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)
Với những ai ko bị chuyển hóa thành kẻ tầm thường của nhà nước, mô tả của Herbert về chính phủ tập quyền có thể trông tương tự một cách đáng ngại với chính quyền trên khắp thế giới mà trong hàng thập kỷ qua đã lớn mạnh liên tục về quy mô và sức mạnh. Và do đó, nếu chính phủ tập quyền là con ký sinh định sẵn để phá hủy vật chủ của nó, vậy thì có vẻ như nhiều người nên nghi vấn về tính xác thực của quyền lực chính phủ tập quyền và xem xét liệu một bước quay về nền tảng tự do có phải là thuốc chữa bách bệnh cần thiết để tìm đường thoát khỏi mớ hỗn loạn ngu xuẩn đương thời của xã hội chính trị. Bởi như Herbert cảnh báo:
“Thời gian là nhà Logic học vĩ đại, và các thế hệ tiếp theo hoặc sẽ tiến dần dần tới hệ thống là lý tưởng của vũ lực…hoặc tới lý tưởng tự do…Vậy ta sẽ đứng về phía nào?” (Auberon Herbert, The Right and Wrong of Compulsion by the State, and Other Essays)