Mấy bữa nay học căn bản máy tính, gặp một từ khá là hay của hệ điều hành Linux, đó là “daemon”, tiếng Việt dịch là ‘trình nền’. Daemon là tên gọi chung của những programs chạy dưới background của hệ điều hành, người dùng ko trực tiếp tương tác hay kiểm soát chúng, nhưng chúng lúc nào cũng chạy và trực tiếp ảnh hưởng đến những ứng dụng mà bạn đang tương tác trên User Interface. Bên Window thì có những programs y hệt như daemons, gọi là Window services. Thử bật Task Manager lên xem, bạn có thể đang tương tác với 5-10 ứng dụng (web browser, word, app nghe nhạc…), nhưng nếu bạn tiếp tục kéo xuống thì bạn sẽ thấy có hàng trăm processes/programs đang chạy ở background.
https://en.wikipedia.org/wiki/Daemon_(classical_mythology)
Daemon là 1 từ Latin, Hy Lạp cổ cũng có một từ tương ứng là “daimon”, cũng gần gần với từ “demon” (ma quỷ) của tiếng Anh. Lịch sử và ngữ nghĩa của từ này thì mình làm biếng đọc, ko rành lắm; ai hứng thì tự tìm hiểu. Team Plato cũng nói về daemons; Plato định nghĩa daemons là những tinh linh trong tự nhiên, có bản chất tương tự như hồn ma, spirit guides, những lực lượng của tự nhiên, hay những vị thần… nói chung là những thứ con người ko thể nhận thức đc, nhưng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống và số phận của con người.
Nếu con người là một cỗ máy gồm thân và tâm, thì thân là phần cứng, tâm là phần mềm. Phần mềm của một máy tính đơn giản có thể chia ra làm 2 phần: phần User Interface, giao diện mà người dùng có thể hiểu và tương tác; và phần phần chìm, Kernel, thứ phiên dịch mệnh lệnh của người dùng thành ngôn ngữ của máy tính và trực tiếp tương tác với phần cứng máy tính. Máy tính ko quan tâm bạn nói ngôn ngữ gì, chỉ cần mệnh lệnh của bạn đúng với cú pháp của phần mềm, thì phần mềm sẽ phiên dịch mệnh lệnh của bạn thành ngôn ngữ của máy tính (mã nhị phân, dòng điện) và phần cứng chạy lệnh. Tương tự, cơ thể ko quan tâm bạn nói ngôn ngữ gì, chỉ cần mệnh lệnh của bạn đúng với cú pháp của tâm thức, tâm thức sẽ phiên dịch mệnh lệnh của bạn thành ngôn ngữ của cơ thể (tín hiệu điện, hormones) và cơ thể sẽ hành động. Ví dụ, khi bạn ra lệnh “xòe bàn tay ra”, phần mềm của bạn phiên dịch tiếng Việt ra thành tín hiệu điện, và tín hiệu điện truyền tới tay, và bàn tay xòe ra. Quan sát kĩ đi, bạn có thực sự điều khiển bàn tay của mình, thực sự biết nó xòe ra khép vào như thế nào, hay thứ duy nhất bạn có thể làm là ra lệnh, và tưởng rằng bạn là thứ làm bàn tay xòe ra? Tương tự thế, bạn có thể trực tiếp điều khiển quá trình tim đập, hít thở, mọc tóc, tiêu hóa, bài tiết… của cơ thể ko? Dĩ nhiên đôi lúc bạn ra lệnh, thì tim có thể đập chậm lại, ngừng thở, nhịn ăn, nhịn ỉa đái… Nhưng cuối cùng khi cỗ máy ko thể duy trì mệnh lệnh nữa, thì nó sẽ tự động làm việc nó cần làm. Phần mềm có nhiều layers, nhiều tầng. Giả sử bạn ko biết tiếng Việt, “xòe bàn tay ra”, phần mềm ko thể hiểu đc mệnh lệnh, mệnh lệnh ko đc dịch ra thành ngôn ngữ của cơ thể, cơ thể ko hành động. Giả sử bạn ko rành văn phạm, syntax rule, thay vì nói “xòe bàn tay ra”, thì bạn nói “bàn tay xòe ra”, phần mềm ko hiểu câu đó như một mệnh lệnh, ko có mệnh lệnh, cơ thể ko hành động. Giả sử bạn là 1 đứa trẻ sơ sinh, phần mềm còn chưa kịp tương thích với cơ thể, chưa có device driver, thì dù bạn có phát lệnh, cơ thể cũng ko hành động (vì phần mềm chưa biết cách tương tác với phần cứng).
Daemons có thể hiểu là những programs thuộc hệ thống tiềm thức hay vô thức, chúng luôn ở đó và là nền tảng của nhận thức. Thứ bạn có thể nhận thức đc, là những trải nghiệm, sự phóng chiếu của tâm thức. Nghĩa là thứ bạn có thể truy cập là những sản phẩm của tâm thức; còn cơ chế mà tâm thức vận hành, cách nó tạo ra những sản phẩm như hình ảnh, âm thanh, ý niệm… thì bạn ko có quyền truy cập. Thử dừng lại và quan sát tâm thức bạn xem, bạn ko thể nào biết đc suy nghĩ tiếp theo của bạn là gì, hay cách mà tâm thức tạo ra suy nghĩ đó; bạn chỉ có thể biết là suy nghĩ đến rồi đi. Cũng giống như việc bạn có thể nghe nhạc, lướt web, xem phim trên màn hình, nhưng bạn ko cần phải hiểu bản chất của data (bài nhạc, bộ phim) chúng đc lưu trữ ở đâu, làm thế nào mà máy tính biến dòng điện những sản phẩm…
Mấy đoạn trên cũng là những ý đã đc lập lại khá nhiều trong những lần viết trước. Nhưng mình vẫn muốn nhắc lại cùng với một vài chi tiết nhỏ mới, để nhấn mạnh quan điểm của mình là cỗ máy con người rất là phức tạp và chúng ta ko có phần lớn quyền truy cập hay điều khiển cỗ máy. Đôi lúc thì mình cảm thấy mình hoàn toàn ko có quyền điều khiển cỗ máy, nó chỉ tự động chạy.
Trong bài User Interface, thì mình có lập luận là ta ko thấy rồi mới phân biệt, mà ta phân biệt rồi ta mới thấy. Đây là một ý quan trọng mà mình muốn bổ sung để làm rõ những ý trên thêm 1 chút. Giả sử bạn là một đứa trẻ sơ sinh, bạn hoàn toàn ko có khái niệm bạn vs. người khác, cơ thể, vật này vật kia… Tất cả những gì bạn thấy là một mớ những màu sắc chuyển động và thay đổi liên tục. Sau đó thì người lớn (gia đình và xã hội) dạy cho bạn những khái niệm, chỉ cho bạn rằng đây là bạn, kia là vật này, đó là vật nọ, đây là của bạn, kia là của người ta… Để biết đc ‘bàn tay’ là gì, thì bạn phải phân biệt ‘thứ ko phải bàn tay’. Nếu bạn ko thể phân biệt, thì ‘bàn tay’ và ‘những thứ ko phải bàn tay’ chỉ là một mớ những màu sắc đang hòa quyện trộn lẫn với nhau.
Não bạn có phần xử lý hình ảnh, có phần xử lý âm thanh, có phần xử lý khái niệm, phân biệt, và cơ số những phần khác xử lý thông tin khác. Thứ bạn có thể biết, là sản phẩm của tâm thức. Ngay lúc này thì tâm thức tạo ra hình ảnh và niệm phân biệt những đối tượng của hình ảnh. Bạn đang nhận thức những sản phẩm của tâm thức. Nhưng bạn ko thể dừng nhìn, hay dừng phân biệt, vì bạn ko có quyền truy cập hay điều khiển trình nền, daemons, thứ tạo ra sản phẩm. Bạn ko thể bắt daemons cho bạn nhìn bàn tay thành hình dạng khác, hay bắt nó dừng tạo ra hình ảnh. Bạn có thể chơi chất kích thích, ảnh hưởng đến hệ thống phần cứng phần mềm, thì có lẽ daemons sẽ tạo ra những sản phẩm khác từ cùng input.
‘Bạn’ là gì? Khi đc hỏi câu này, thì hầu hết mội người sẽ trả lời ‘Tôi tên là X, sinh ra ở Y, làm nghề Z, tính cách ABC, có gia đình DEF…’. Thứ mọi người đang làm là gắn khái niệm ‘tôi’ với ‘những thứ ko phải tôi’. ‘cái tôi’ chỉ là một khái niệm đc xây dựng lên từ khái niệm ‘những thứ ko phải tôi’, cả 2 đều nương tựa vào nhau mà phát khởi, và cả 2 đều là niệm phân biệt, sản phẩm của tâm thức. Vốn dĩ ko có ‘tôi’ hay ‘những thứ ko phải tôi’. Nhưng bạn chỉ nhận ra điều này, khi bạn có thể làm cho daemons dừng tạo ra niệm phân biệt. Khi ko còn sự phân biệt, ko còn ‘bạn’, thì ‘bạn’ và ‘mọi thứ’ là một, ko còn tốt/xấu. Và đây vốn dĩ là bản tánh của ta, khi ta còn là trẻ sơ sinh, nhưng ta đã quên mất nó sau khi dành quá nhiều thời gian nhìn qua lăng kính ‘niệm phân biệt’. Vốn dĩ khi sinh ra thì bạn đã ở trong vườn địa đàng, ko có khái niệm tốt/xấu và kiến thức cái này cái kia. Nhưng mọi người đã dạy bạn cách phân biệt, truyền cho bạn trái cấm để bạn có thể có trí tuệ như Thượng Đế, và bạn bị đá ra khỏi vườn địa đàng, have fun with that.
Người thường ko thể truy cập daemons, chúng ta chỉ có thể nhận thức đc sản phẩm của chúng thông qua user interface. Nhưng bản chất của daemons cũng chỉ là tập hợp của các dòng code và nó có cơ chế tự update; giống như tiềm thức vô thức của bạn cũng chỉ là tập hợp của những niệm, và nó cũng tự update. Ban đầu khi bạn còn là trẻ sơ sinh, daemons của bạn chưa có niệm phân biệt, người lớn truyền cho bạn program phân biệt, và daemons của bạn tích hợp nó. Programs ko xài thì nó sẽ tự suy yếu, bị đè bởi những programs mới. Bạn ko muốn tâm phân biệt nữa, thì bạn có thể dừng tạo ra những niệm phân biệt. Nhưng khó cái bạn chỉ cần nghĩ đến khái niệm ‘niệm phân biệt’ và ‘niệm ko phân biệt’ thì bạn đã chạy program phân biệt rồi. Có nhiều cách để dừng tạo niệm phân biệt, cách mà hầu hết mọi người đều dùng là toàn tâm toàn ý dồn hết năng lực của cỗ máy để làm việc gì đó, đến khi nhập flow. Cái này giống như việc quên người yêu cũ, bạn càng cố quên, thì bạn càng nghĩ về nó, và bạn lại càng nhớ. Thay vào đó thì bạn nên tập trung vào một đối tượng khác, ban đầu tiềm thức vẫn sẽ tạo ra niệm ‘nhớ người yêu cũ’, nhưng lâu dần, khi bộ máy thấy rằng đó là tạp niệm ko cần thiết, thì nó sẽ tự động dừng tạo niệm đó.
Nhưng trải nghiệm ‘ko có cái tôi’ cũng chỉ là một trải nghiệm. Là một con người thì bạn cần tâm phân biệt, nếu ko có ‘cái tôi’ thì bạn sẽ bị xe cán khi ra đường vì bạn ko có khái niệm ‘cái xe’ hay ‘cơ thể tôi’, hoặc bạn sẽ chẳng thể tương tác giao tiếp với ai.
Nếu bạn nghĩ bạn là cỗ máy thân-tâm, thân là tập hợp của vô số hợp chất hữu cơ, tâm là tập hợp của hệ thống programs, vô số niệm. Daemons là một phần của bạn. Bản thân daemon là tập hợp của các niệm, nếu dừng cho nó ăn niệm thì nó yếu đi; nếu lạm dụng nó (ra nhiều lệnh, để tâm sức đến nó) thì nó lớn hơn, có nhiều quyền năng hơn. The demons become you.
Mình đang nói như thể những ý niệm có sự sống, có trí khôn của nó, như thể nó là một sinh vật giống như bạn. Nhưng thật ra thì mình ko nhìn mọi thứ như là những cá thể, mà mình nhìn thế giới như là một dòng chảy của thông tin hay năng lượng. Nếu nhìn bằng góc nhìn này thì bạn sẽ ko có khái niệm cái gì ‘sống’ hay ‘ko sống’. Bạn là một cỗ máy, cỗ máy thì ko sống, nó chỉ là một xu hướng xử lý thông tin, nó chỉ đơn giản là nhận input và tạo ra output. Cỗ máy con người nhìn chung chỉ là một cái ống, một đầu là cái miệng, đầu kia là hậu môn. Thức ăn là input data, chạy qua cái ống, qua các phần miệng, bao tử, ruột non, ruột già, rồi đi ra hậu môn thành phân – output data. Để di chuyển thì cái ống phát triển thêm tứ chi.
Để dễ phát hiện con mồi và mô hình hóa môi trường thực tại, thì cái ống phát triển thêm bộ não cùng những giác quan. Để duy trì sự tồn tại của nó, cái ống nhân bản chính nó; ở con người thì cái ống phát triển hệ thống đực-cái, âm-dương để tạo thêm cơ chế mix genes. Tình yêu, tình bạn, lý tưởng… chỉ là những bản nâng cấp của cơ chế sinh tồn sinh sản. Và tất cả chúng tạo nên một hệ thống gọi là con người. Điểm chung của tất cả mọi người là gì? Có người là nghệ sĩ, có người làm chính trị gia, có người có 1 mắt, có người có 3 ngón tay, có người thẳng, có người cong… nhưng mọi người đều phải ăn và ỉa.
Nếu phải định nghĩa khái niệm ‘con người’, thì mình nghĩ câu này khá chuẩn: ‘con người là một cái ống có xu hướng chuyên xử lý chất hữu cơ; hệ thống cái ống này còn có bộ não để khái niệm hóa ý tưởng và tứ chi để di chuyển…’ Tất cả những suy nghĩ hay lý tưởng sống mà bạn nghĩ là cao đẹp, chỉ là những sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa.
Đây chỉ là 1 góc nhìn, đọc cho vui thôi. Nếu bạn tin rằng bản chất của con người chỉ là 1 cái ống vô nghĩa, thì chính ý niệm ‘cái ống vô nghĩa’ cũng là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất của cái ống, ko có gì phải nghiêm túc cả.
Bỏ đi khái niệm ‘sống’ hay ‘ko sống’, bản chất của mình, bạn, khúc gỗ, hay cục đá đều là một mớ năng lượng-thông tin. Cấu trúc của ta thì rất phức tạp, nhưng nhìn chung thì cũng chỉ là những phân tử đang phản ứng với nhau, ko khác gì khúc gỗ đang cháy. ‘Cháy’ là định mệnh (xu hướng) của khúc gỗ nếu nó bắt lửa; nếu chúng ta dừng việc ăn, thì chúng ta sẽ dùng chính cơ thể mình để tiếp tục ‘đốt’, cái ống sẽ tự ăn chính nó, cho đến khi nó ko thể ăn nữa. Định nghĩa của ‘niết bàn’ là ‘tịch diệt’, giống như lửa bị dập, hay việc thở ra.
Chúng ta chỉ là một cỗ máy, xu hướng xử lý thông tin, rất nhỏ trong một cỗ máy lớn hơn. Trái đất cũng giống như một cỗ máy, bay trong một ko gian vô tận và xung quanh mặt trời. Trái đất nhận input từ mặt trời, tạo ra output là thời tiết (đất, nước, gió, lửa, sấm sét…); ngoài việc này ra thì trái đất có thể đang làm những thứ gì đó khác nằm ngoài khả năng nhận thức của con người, idk. Các sinh vật như con người là những cỗ máy đang sống nhờ những sản phẩm phụ đc tạo ra từ cơ chế mặt trời – trái đất. Chúng ta chỉ là nhân vật phụ trong câu chuyện giữa mặt trời và trái đất; giống như những con vi khuẩn trong mồm của hai người đang hôn nhau.
‘Tôi’ là gì? Trước khi ‘tôi’ có tên là X, làm việc Y, sở hữu thứ Z… thì ‘tôi’ đã đang và luôn là một cái ống, 1 xu hướng xử lý thông tin. Dù có thay tên đổi nghề nghiệp hay thêm bớt một mớ tài sản, thì ‘tôi’ vẫn chạy cơ chế của một cái ống. Trích 1 quote trong phim West World, “I read a theory once that the human intellect was like peacok feathers. Just an extravagant display intended to attract a mate. All of art, literature, a bit of Mozart, William Shakespeare, Michelangelo, and the Empire State building. Just an eleaborate mating ritual. Maybe it doesn’t matter that we have accomplished so much for the basest of reasons. But, of course, the peacok can barely fly. It lives in the dirt, pecking insects out of the muck, consoling itself with its great beauty” – Robert Ford. Bộ não cùng với khả năng phân biệt, khái niệm hóa, tưởng tượng… đem lại cho con người sự sáng tạo rất là vl. Nhưng mà chúng ta có vẻ đều nhìn cuộc đời thông qua lăng kính do tâm trí tạo ra, sống với tưởng tượng ‘tôi’ là cái này cái kia, ý nghĩa cuộc sống của ‘tôi’ phải thế nọ thế chai… ‘Tôi’ là một sản phẩm của tâm trí, tác giả của niệm ‘tôi’ là một daemon, một phần mềm quản lý giống như chính phủ. Chính phủ ban đầu thì do dân và vì dân, giống như bộ não là do cái ống và vì cái ống. Nhưng khi chính phủ trở thành một bộ máy quá to và quyền lực, thì nó ngừng phục vụ bản thể, và thay vào đó thì nó dùng bản thể để duy trì và bành trướng sự tồn tại của nó. Giống như việc chúng ta đều NGHĨ chúng ta là bộ não, hơn là cơ thể, hay cái ống. (Dĩ nhiên con người thì có cả ‘con’ lẫn ‘người’, vừa là bộ não vừa là cơ thể, nhưng cái nào có trước và là nền tảng?) Sau đó thì thay vì ăn no chịch đủ rồi chill, phần mềm quản lý bắt thân xác tham gia vào những hoạt động khác nhằm khẳng định ‘cái tôi’. Thương trường, chính trường, thị trường chứng khoán, tiền mã hóa, chiến trường… đều là những sân chơi, nơi những cái ống ăn lẫn nhau để nâng cao vị thế, khẳng định ‘cái tôi’. Con người dù sao vẫn là đỉnh của tháp thức ăn, để lên cao hơn nữa thì chỉ có thể ăn lẫn nhau. Nhưng nếu bạn nhận dạng bản thân căn bản là một cái ống, nhiệm vụ chính là ăn và ỉa, những thứ còn lại chỉ là extra, có lẽ bạn sẽ dành những năng lượng dư thừa từ quá trình tiêu hóa vào những hoạt động như nghệ thuật, suy tưởng về cục đá mà bạn đang sống, về không gian bao la, về những cái ống khác… thay vì để daemon quản lý dùng năng lượng đó để kéo bạn vào những sân chơi mà bạn phải ăn lẫn nhau để khẳng định ‘cái tôi’ tưởng tượng.
Virus có phải là 1 sinh vật hay ko? Một số nhà khoa học bảo là có, một số bảo là ko, tùy vào định nghĩa mỗi người. Ngày đầu tiên học Sinh học, thì mình đc dạy ‘một vật có sự sống khi nó có những cơ chế, tính chất như chuyển hóa chất, phát triển, sinh sản, phản ứng và thích nghi với môi trường\”.
Niệm, cũng giống như virus. Khi virus vào tế bào, nó lợi dụng cơ chế và tài nguyên của tế bào để nhân giống chính nó và tạo ra những sản phẩm phụ khác. Khi một ý niệm đi vào daemons, hệ thống niềm tin của bạn, nó trở thành một phần của bạn, nó sẽ dùng tài nguyên của bạn để nhân giống chính nó và những sản phẩm phụ khác. Nếu nó phục vụ bạn, làm cho hệ thống của bạn mạnh hơn, tối ưu hơn, thì đó là niệm ‘tốt’. Nếu nó chiếm hết tài nguyên, phá hệ thống, thì đó là niệm ‘xấu’. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đủ mạnh, thì virus đã bị diệt trước khi gây ảnh hưởng với hệ thống. Nếu virus đã và đang gây ảnh hưởng, thì bạn phải update hệ thống để thể chiến thắng nó, xóa nó khỏi hệ thống. Sau khi update hệ thống, bạn trở thành một ‘phiên bản’ khác. Trong cả 2 trường hợp, dù virus trở thành một phần của bạn, hay bạn update hệ thống để xóa nó đi, thì hệ thống của bạn luôn luôn update, luôn luôn thay đổi. Ngay khi đọc những dòng này, bạn đang nhận virus, dù bạn có tiếp thu đc hay ko, thì bạn vẫn luôn luôn thay đổi.
Ban đầu khi viết bài này thì tính nói về daemons, xong dẫn qua khái niệm syslog hay EventViewers để nói về khái niệm ‘mindfulness’/chánh niệm, và metaprogramming. Cơ mà lỡ lái qua vụ ‘cái tôi’ chỉ là một khái niệm, 1 sản phẩm của tâm trí; với góc nhìn mọi thứ như 1 dòng chảy thông tin, flow of information, sống vs. ko sống. Bài sau nói về syslog và metaprogramming chắc sẽ dễ hiểu hơn.