Có ý viết cái post này khi lướt youtube trending và coi vài group, trang mới lập trên facebook. Bài tám nhảm (như mọi khi) vì có vài khái niệm tôi có thể không hiểu hết hay chính xác. Bài sử dụng model đơn giản chứ thực tế phức tạp hơn.
Ở thời này thì có một thứ chúng ta phải bắt đầu quan tâm khi tiếp nhận nó, đó là thông tin, các suy nghĩ, hay các luồng tư tưởng hay nôm na là info.
Thiệt ra thì từ thời xưa ông bà tổ tiên đã rất cẩn trọng trong việc tiếp nhận những tư tưởng suy nghĩ mới. Cơ chế bản năng. Ông bà ta biết là sống với giá trị cũ và chill với nó thì ít rủi ro hơn là ôm và test cái mới. Vì những lề thói, suy nghĩ truyền thống đã phần nào chứng minh được giá trị của mình qua nhiều áp lực sinh tồn trong nhiều thế hệ. Tất nhiên là có giá phải trả, nhưng ít nhất thì rủi ro ít. Mang tính 2 mặt cả.
Con cháu mỗi đời sẽ là người tiếp nhận, update những luồng tư duy mới, từ đó đem lại sự cải tiến cho xã hội.
Thế nên mấy bậc bô (không hiểu biết) lão trên nhìn xuống cứ kids these days, và các trẻ trâu (không hiểu biết) cứ \”thầy bu thật cổ hủ\”.
Giá trị cũ và giá trị mới cần phải được giao thoa hài hoà thì xã hội mới phát triển tốt.
Cơ chế bảo tồn cái cũ và tiếp nhận cái mới với cơ chế hợp lý là điều cần cho sự phát triển trường tồn.
Đó là chuyện ngày xưa. Cho đến khi intetnet joins the game. Và chúng ta dành phần lớn thời gian sống và tiếp nhận các luồng tư tưởng mới từ mạng ẢO.
Info được tạo ra nhiều hơn, chảy nhanh và mạnh và hiệu quả hơn bao giờ hết. Chà, 100 năm trước mà nghĩ tới chuyện cầm một cái thứ mỏng det (phone) mà có thể đọc đủ thứ trên đời thì đúng là thấy fantasy thiệt.
Điểm tốt là bình dân được tiếp cận tri thức nhiều hơn, dễ hơn, rẻ hơn.
Điểm xấu là info content rác nhiều. Chưa biết tốt lên hay chưa nhưng nhai rác là điều không thể tránh khỏi cho những người KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG
XỬ LÝ THÔNG TIN.
background xong. Giờ vô vấn đề chính.
Niệm
Thiệt ra khi chúng ta tiếp xúc thứ gì đó thì đều vô tình tương tác với \” niệm\” của thứ đó. Niệm tạm dịch là suy nghĩ, tạm thôi, chứ chữ suy nghĩ méo chuẩn đâu. Có thứ có niệm yếu, có thứ có niệm mạnh. Niệm yếu thì không ảnh hưởng mấy đến vô thức và cảm xúc của chúng ta, niệm mạnh thì ảnh hưởng vl. Độ mạnh của niệm là khái niệm tổng hoà giữa tần xuất tiếp xúc (frequency) và cường độ (intense).
Vài ví dụ những thứ có niệm mạnh ảnh hưởng đến ta.
Môi trường làm việc
Những người mà ta tiếp xúc
Content mà ta nạp và thực hành
Những thứ mà chúng ta chơi (nhạc, game, truyện, tác phẩm nghệ thuật.
Vô thức (ko biết dùng đúng từ không)
Vô thức như một ngôi đền trên núi cao. Feng không có access lớn và nhiều với nó nhưng nó có ảnh hưởng tới feng vl. Why?
Vì thế giới phức tạp, nên nếu đụng chuyện gì mà ta cũng dùng nhận thức suy nghĩ thì cháy cpu liền. Vô thức là tổng hoà nhiều program được truyền thừa – hay cập nhật giúp ta quyết định nhanh lẹ. Vô thức ai xịn thì mấy cái quyết định mang tính bản năng không suy nghĩ thường dễ chính xác hơn người có vô thức ghẻ.
Vô thức thống trị hay dùng đúng từ hơn là giúp chúng ta (hoặc hại chúng ta) làm sao. Câu trả lời là bằng CẢM XÚC.
cũng một cái mv đó, thì người vô thức xịn sẽ muốn đấm vào mặt th ca sĩ VÌ THẤY KHÓ CHIU, người vô thức ghẻ thì nghe cày view cả ngàn lần.
Cũng một th diễn giả đó. Thì người vô thức xịn sẽ muốn đấm vào mặt nó VÌ THẤY TỞM, còn vô thức ghẻ sẽ xái cổ tin theo VÌ THẤY THÍCH.
(Tạm không nói về nhận thức, vì có nhận thức vào thì sẽ là một ma trận khác phức tạp hơn).
Cái vô thức này nó cũng là gốc rễ của tính cách. Tính cách là hệ quả thôi.
Cảm xúc, tính cách là thứ feng không sắp xếp được vì nó là quả – hệ quả. Thứ mà feng có thể sắp xếp để không feel bàd, khó chịu, hay để không trở thành một th xàm, ngáo, ngu, pussy là vô thức.
Cốt lõi để sắp xếp vô thức hay lập trình vô thức là tiếp nhận đồ xịn và tránh xa đồ ghẻ.
Nhận thức ăn info. Vô thức thì ăn niệm từ info đó.
Ví dụ cho dễ hiểu. Sukcard sẽ làm bạn trở thành một thằng beta yếu ớt.
Nhận thức nhận lấy info mặt từ ngữ.
Vô thức nhận lấy thái độ cảm xúc chán ghét thù hận của th viết và giữ lấy thái độ đó với việc sukcard.
Vô thức được update. Ban đầu sukcard thấy vui phê vì vô thức tiếp nạp niệm cho rằng sukcard là vui phê rẻ và an toàn. Sau đọc vagabond vô thức được update sự chán ghét thù hận cho việc sukcard, nên giờ sukcard thấy sai sai, áy náy, cắn rứt.
Vô thức xịn thì đỡ bị hành bởi cảm xúc khi sống hay ra quyết định. Nhắc lại, chúng ta không thể nào sửa cảm xúc của mình với đối tượng,vì đó là lá cành, chúng ta chỉ có thể lập trình vô thức lại thôi. Đời thay đổi khi chúng ta thôi đẩy.
Thế nên việc học mà muốn lãnh ngộ đầy đủ thì nó phải đủ vị, phải tạo echo lớn đến vô thức. Là phải đau, phải sướng, phải trằn trọc, phải thăng hoa với cái được tiếp nhận. Xong bài học thì là lãnh ngộ, cái ngộ này nó in hằn vào vô thức, méo quên được. Haha. À, khí chất đồ cũng từ vô thức mà ra. Chàd đụng chuyện biểu hiện nó khác với soyboy.
Tiếp nhận đồ ghẻ thì sao. Thì sẽ bị ngáo ngu đần đụt xàm lol yếu…thấy những tính từ xấu gì để miêu tả mấy đứa sida thì cứ tự điền vô.
C .người canh cổng
Người canh cổng là khái niệm bên nhà phật chỉ một program sàng lọc thứ được phép đi vào vô thức. Vô thức, nhận thức hay tu vi cao thì người canh cổng sẽ xịn. (Khái niệm này tôi học được trong quyển thiền và não bộ, sách khó, không khuyến khích đọc).
Người canh cổng xịn thì chỉ cho niệm xịn nhập vào. Niệm trash thì out ngay. Theo quan điểm của tôi thì người canh cổng này là một phần phụ của vô thức và là điểm giao thoa với nhận thức. Ai nhận thức cao thì người canh cổng này sẽ \”biết nói\” aka trình bày quan điểm lập luận lí do vì sao cho hay không cho một niệm nhập vào vô thức. Còn chưa cao thì người canh cổng này chỉ có thể tương tác với feng bằng ngôn ngữ cảm xúc. Ưng thì người canh cổng cho thấy sướng sướng lâng lâng, sai thì canh cổng cho thấy khó chịu.
Phần lớn chúng ta không có người canh cổng xịn. Và làm sao để có người canh cổng xịn thì tôi cũng không biết rõ. Nhưng ai thích thì tự tìm hiểu phật giáo để có câu trả lời. Còn theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì ráng học và hành, up level là tự động cơ thể phát triển program sàng lọc data, ngửi thấy mùi xàm là né liền.
Vì phần lớn dân số không có người canh cổng xịn nên những nhà văn hoá tư tưởng, giới tinh hoa với khả năng suy nghĩ và trí tuệ sẽ giúp chọn lựa những tư tưởng xịn giùm cộng đồng – với những preference riêng của những người có thẩm quyền, nhưng theo cá nhân tôi thấy thì thường là vì sự phát triển tối ưu hoá của cộng đồng đó. Thế nên tư tưởng hồi xưa tương đối cứng nhắc nhưng giúp hạn chế nhiều cái sai bậy.
Giờ thì sao. Trash cũng có thể tạo và phát tán content với niệm trash. Và với môi trường ảo nên những thứ đó không chịu sức ép sàng lọc khắc nghiệt của môi trường thực tế. Chỉ cần nghe hay, bùi tai, vui, thú vị, không cần biết có đúng không cũng có thể được nhiều người tiếp nhận. Sukcard là bình thường và giúp giảm ung thư tuyến tiền liệt, chơi đồ giác ngộ, chà,còn gì bùi tai hơn.
Thế nên đến một ngày những đứa trai nhỏ chỉ muốn làm giang hồ và những bé gái nhỏ chỉ muốn thăng hoa trong club cũng không có gì là lạ.
Thế nên fengs hạn chế nạp đồ xàm được bao nhiêu thì cố. Nạp đồ xịn được bao nhiêu thì nạp.
VÀ ĐẶC BIỆT nhà nào có con trẻ hay bé trai đang trong thời gian định hình tính cách thì hạn chế tối đa (cấm luôn càng tốt) việc nó tiếp xúc với internet. Tuổi đó thì không có người canh cổng, trong đầu tụi nó chỉ có vú với đít, cc với dm, và bố chỉ muốn have fun. Các feng với não và kinh nghiệm sống và ngửi trash chính là người canh cổng của tụi nó.
Nay viết nhiêu đây. Mai có ý gì ok thì part 2.
Hình minh hoạ cute. Con chó nhỏ là vô thức với tâm hồn mong manh. Con chó bự là một người canh cổng xịn cố bảo vệ nó khỏi những sự xàm l.