“Tôi vẫn luôn tin rằng khi một người lao đầu vào làm việc gì đó, khi anh ta bận rộn độc chiếm mục đích đó, anh phải thành công bất kể khó khăn như thế nào. Người đó sẽ trở thành Grand Vizier hoặc Pope.”
Ở Video trước trong Series này, chúng ta đã nêu lên các bước chuẩn bị cho một cuộc đời thành công hiếm thấy. Chúng ta nhìn nhận về tâm lý học của sự thành công, cách để chọn một mục tiêu và tầm quan trọng của một thói quen hàng ngày để đưa ta đi theo hướng của mục tiêu. Nhưng sự chuẩn bị chỉ đưa ta xa đến mức đó, bây giờ ta cần phải biến các phương án trở thành hành động bằng cách thực hiện các thói quen của mình bằng một sự nhất quán tàn bạo.
Mẹo 1 – Từ bỏ có chiến lược.
“Cái giá của một thứ chính là số lượng của thứ mà tôi sẽ gọi là cuộc đời cần phải đánh đổi để có được nó, ngay lập tức hoặc về lâu dài.”
Henry David Thoreau, Walden
Thời gian chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất, một khi đã sử dụng thì không thể lấy lại được. Nó cũng là nguồn tài nguyên mà không ai trong số ta biết được số dư còn lại của mình. Để đạt được sự thành công hiếm thấy ta phải thận trọng với cách sử dụng thời gian và ta phải tuân theo câu cách ngôn nổi tiếng của Goethe đó chính là “…những thứ quan trọng nhất không bao giờ bị lệ thuộc vào những thứ kém quan trọng hơn.” Với ý niệm này, mẹo đầu tiên để thực hiện nhất quán các thói quen thúc đẩy thành công rất đơn giản, hãy từ bỏ nhiều thứ. Hay như Eric Barker viết:
Một khi bạn đã tìm thấy điều gì mà mình đam mê, từ bỏ những thứ lặt vặt có thể trở thành một lợi thế, bởi nó giúp giải phóng thời gian để làm điều quan trọng nhất, bất cứ khi nào bạn ước mình có nhiều thời gian, nhiều tiền của hơn, vân vân. Từ bỏ có chiến lược chính là câu trả lời. Và nếu bạn cực kỳ bận rộn, đây có thể là câu trả lời duy nhất.
Nhưng ta nên từ bỏ những thứ gì? Tất cả các hoạt động không đóng góp vào việc theo đuổi mục tiêu hoặc cho sự viên mãn của cuộc sống. Một số người có thể thấy điều này là một biện pháp cực đoan.
Nhưng ta phải nhớ rằng nếu mình từ chối việc bỏ thời gian vào các hoạt động lãng phí của cuộc đời mình, ta chỉ đẩy việc đạt được mục tiêu vào một tương lai không xác định, mỗi giờ lãng phí nhìn chằm chằm vào điện thoại, coi chương trình Netflix mới nhất, hay ngồi nhàn nhã lên cơn say hoặc phê pha, hay hàng giờ kết hợp thành hàng ngày, tháng, năm và cuối cùng là một cuộc đời lãng phí. Từ bỏ cái xấu và cái tốt sẽ dễ dàng nảy nở hơn.
Mẹo tiếp theo chúng ta sẽ khám phá liên quan tới việc làm sao ta có thể vượt qua thứ mà Steven Pressfied trong cuốn sách The War of Art gọi là sự kháng cự (Resistance), đó là:
“…thứ sức mạnh mang tính tàn phá bên trong bản chất con người xuất hiện bất cứ khi nào ta nhìn nhận một loạt các hành động dài hạn khó nhằn có thể tạo cho ta hoặc những người khác điều gì đó thực sự tốt lành.”
Steven Pressfiel, The War of Art
Sự kháng cự là động lực thúc đẩy ta trì hoãn. Nó là thứ lực tạo ra tất cả lời bao biện cho lý do tại sao hôm nay không phải là ngày để làm việc chăm chỉ cần thiết. Sự kháng cự, nói cách khác, là kẻ giết chết thành công.
Khi đối diện với sự kháng cự, rất dễ để trở thành nạn nhân của niềm tin rằng cách tốt nhất để đánh bại nó chính là thông qua việc thay đổi cách ta cảm nhận và trở nên có cảm hứng hoặc động lực hơn. Nhưng dựa dẫm vào những cảm giác này, để nói theo thuật ngữ của Pressfield, là con đường của kẻ nghiệp dư và khi đang phấn đấu để đạt được sự thành công hiếm thấy ta phải hành xử như một người chuyên nghiệp. Người chuyên nghiệp đã học được rằng nguồn cảm hứng và động lực, trong khi là điều tốt khi hiện diện, lại không cần thiết để cho chúng ta hành động. Nếu ta đòi hỏi cảm giác đó mỗi khi mình cần làm công việc thì khi đó ta sẽ chẳng bao giờ chạm đến mục tiêu của mình bởi cảm giác ấy sẽ trống vắng trong nhiều ngày. Vậy làm sao để ta đánh bại sự kháng cự? Ta sẽ tự đánh lừa chính mình, một trò gian trá mà ta sẽ sử dụng, nhưng dù sao nó cũng có nền tảng đã được thiết lập rõ ràng rằng cảm xúc của ta thường tuân theo thay vì đi đến hành động. Mỗi ngày ta tự hỏi bản thân nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của mình là gì? Điều gì mà nếu hoàn thành ngay trong hôm nay sẽ đóng góp nhiều nhất vào việc thúc đẩy quá trình theo đuổi của ta? Một khi ta biết cần phải làm gì, ta sau đó sẽ cam kết chỉ sử dụng một lượng nhỏ thời gian cho công việc đó khoảng 15 đến 20 phút là đủ. Lượng thời gian nhỏ này không đòi hỏi nguồn cảm hứng hay động lực để thực hiện, bởi tất cả trừ những người lười nhất trong chúng ta có thể thực hiện ngay cả những nhiệm vụ khó nhằn nhất chỉ trong 15 phút. Tuy nhiên, thứ chúng ta sẽ khám phá chính là hành động bắt tay vào công việc cần phải làm thường mang đến nguồn cảm hứng và động lực vốn đã thiếu vắng trước thời điểm bắt đầu hành động và do vậy trong hầu hết các ngày ta sẽ dễ dàng vượt quá thời gian mục tiêu ban đầu.
“Chính khoảnh khắc này, ta có thể thay đổi cuộc đời mình. Không bao giờ có một khoảnh khắc và sẽ không bao giờ khi ta vẫn chưa có đủ sức mạnh để thay đổi số phận. Lần thứ hai này ta có thể lật ngược thế bàn của sự kháng cự. Lần thứ hai này ta có thể ngồi xuống và làm việc của mình.”
Steven Pressfield, The War of Art
Mẹo thứ 3 – trở nên quyết đoán.
Về mẹo thứ ba này, ta sẽ một lần nữa quay lại với trí khôn của Goethe.
“Không có gì đáng thương hơn trên thế giới này hơn một người phân vân, lưỡng lự giữa 2 cảm xúc, người sẽ sẵn sàng hợp nhất cả hai, và người không nhận thức được rằng chẳng thứ gì có thể gắn kết cả hai.”
Goethe
Để tránh trở thành kiểu người đáng thương đòi hỏi ta phải trau dồi phẩm chất quyết đoán giúp thúc đẩy thành công. Quá nhiều người tốn quá nhiều thời giờ và năng lượng nhai lại về các quyết định và lưỡng lự giữa hàng loạt những hành động tiềm năng. Ta không muốn hấp tấp vội vã và ta muốn cân nhắc ưu và nhược điểm trước khi đưa ra quyết định, nhưng sau khi đã tích lũy đủ thông tin và được đánh giá, sự lưỡng lự lại là một điểm yếu và rào cản cho việc đạt được thành công.
“Kinh nghiệm đã chứng minh cho tôi thấy, hết lần này tới lần khác, giá trị khổng lồ của của việc đi đến một quyết định. Chính việc không đạt được một mục đích cố định, không có khả năng ngừng đi lòng vòng trong vòng quay điên cuồng đã khiến cho con người suy sụp thần kinh và sống trong địa ngục trần gian. Tôi thấy rằng 50% sự lo âu của mình biến mất một khi tôi đi đến một quyết định rõ ràng, và 40% khác thường biến mất khi tôi bắt đầu thực hiện quyết định ấy.”
Brian Tracy, Focal Point
Nhà tâm lý học Edward de Bono đã nghĩ ra một kỹ thuật hữu hiệu để đưa ra các quyết định khó khăn được gọi là Plus minus interesting (PMI) – tạm dịch là cộng trừ sự thú vị. Tất cả những gì mà kỹ thuật này yêu cầu đó là ta ngồi xuống với giấy bút và viết ra các ưu và nhược điểm của từng phương án tiềm năng, cùng với bất kỳ điểm liên quan thú vị nào. Thường thì các lựa chọn thích hợp sẽ xuất hiện sự sinh động bất ngờ và rõ ràng đến ngạc nhiên sau khi làm bài thực hành này. Nhưng nếu nó không, nếu sau khi cân nhắc ưu và nhược điểm ta vẫn bị mâu thuẫn, vậy khi đó ta có thể nắm trong tay một quyết định không có câu trả lời đúng. Để giúp ta thoát khỏi tình cảnh bế tắc tốn thời giờ này, ta có thể chuyển sang phương thức đã được thử và phù hợp đó là tung đồng xu hoặc lấy một con số ra khỏi mũ. Ta chỉ cần quyết đoán để có thể quay trở lại mà tiến lên theo đuổi mục tiêu của mình.
“Những công việc khó nhằn chỉ đạt được nhờ vào tinh thần mạo hiểm,” John Della Fontaine viết, “Những kẻ tính toán từng khó khăn và chướng ngại quá cao siêu có khả năng cản đường họ, làm mất thời gian trong do dự, điều mà những kẻ táo bạo hơn nhìn thấy và sẵn lòng kết xuất cho những mục đích cao cả nhất.”
Jean de la Fontaine, Fables
Mẹo 4 – Tư duy của một người không hoàn hảo.
Mẹo thứ tư chính là áp dụng tư duy về sự không hoàn hảo cũng như sự xuất chúng và năng suất đều được thúc đẩy bởi cách ta nhìn nhận bản thân và công việc mình. Để hiểu tư duy này bao gồm gì ta có thể xem qua cuốn sách tuyệt hảo của Stephen Guise mang tên How to Be an Imperfectionist:
“không phải sự lười biếng, tiêu chuẩn thấp, hài lòng với thất bại, không quan tâm đến sự xuất sắc và cải thiện hay thờ ơ. Về mặt bản chất, chủ nghĩa không cầu toàn chính là theo đuổi và làm tốt nhiều điều trong cuộc sống mà không cần quá hy vọng chứ đừng nói chi là mong đợi sự hoàn hảo. Nó là ưu tiên việc làm hơn là làm tốt nhất. Điều này không loại trừ việc làm tốt nhiều thứ; nó chỉ làm mất đi nỗi sợ run rẩy bởi vì không làm tốt.”
Stephen Guise, How to Be an Imperfectionist
Một cuộc đời thành công sẽ luôn có những lúc thoái lui và thất bại, và khi công việc của ta được đưa ra ngoài thế giới, cùng với sự hiện diện của những phản ứng tiêu cực từ người khác. Ta hoặc là làm quen với những điều này hoặc là thay đổi bản thân mình sang một cuộc sống không hiệu quả, mà trong đó ta cố gắng hướng tới sự hoàn hảo với hy vọng né tránh thất bại và chê cười, không bao giờ đạt được nó, và vì vậy chẳng tạo ra bất kỳ điều gì có giá trị
“Đừng lo lắng về sự hoàn hảo, bạn sẽ chẳng bao giờ với tới đó đâu”.
Salvador Dali
Phấn đấu tới sự hoàn hảo không chỉ phi thực tế, mà nó còn phản tác dụng, bởi nó cản trở việc trau dồi sự xuất sắc. Trong hầu hết các lĩnh vực, những kỹ năng được cải thiện và sản phẩm tốt hơn được tạo ra một cách nhất quán hơn, sản lượng chúng ta sản xuất được càng lớn. Nếu ta mong muốn tạo nên một kiệt tác, ta không nên nhắm tới điều đó một cách trực tiếp, thay vào đó ta chỉ cần tạo ra và sau đó ta tạo thêm vài cái nữa, một số sản phẩm của ta sẽ ở mức trung bình, một số sẽ tốt. Nhưng bên trong hàng loạt các tác phẩm sẽ là những viên ngọc quý có chất lượng vượt xa những gì có thể tạo ra được bởi những người hướng tới sự hoàn hảo.
Mẹo 5 – Biết khi nào nên dừng
Mẹo cuối cùng chúng ta sẽ thảo luận để thực hiện một cuộc đời thành công hiếm thấy thường bị ngó lơ, ta cần biết khi nào nên từ bỏ, bởi luôn có khả năng mục tiêu ta lựa chọn ban đầu là phi thực tế, không thể đạt được, hoặc chỉ là kém phù hợp cho con người chúng ta.
“Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ta chọn từ bỏ theo đuổi những mục tiêu không thể đạt được, ta hạnh phúc hơn, ít căng thẳng và ít bị sốt hơn.”
Erik Barker, Barking Up the Wrong Tree
Tuy nhiên, từ bỏ không nên được xem nhẹ. Ta không nên từ bỏ chỉ vì ta gặp phải một rào cản, nếm trải sự nhạo báng hay đang đối mặt với viễn cảnh làm việc cực nhọc. Có quá nhiều người nhảy từ mục tiêu này sang mục tiêu khác, không phải vì mục tiêu của họ không phù hợp, mà là vì làm thế có thể được sử dụng như một lời bào chữa để cố chấp làm biếng. Để xác định khi nào đến lúc từ bỏ, hay khi nào ta nên kiên trì ở lại, ta có thể xem xét lời khuyên của Seth Godin, được trình bày chi tiết trong cuốn Range của David Epstein:
“Godin lập luận rằng “những người chiến thắng” – ông ấy nói chung quy lại là những cá nhân đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực của họ – từ bỏ sớm và thường xuyên khi họ phát hiện ra rằng một kế hoạch không phải là thứ phù hợp nhất và không cảm thấy tồi tệ về điều đó. Chúng ta thất bại, khi đang gắn bó với các nhiệm vụ, ta không có đủ can đảm để từ bỏ. Godin rõ ràng không ủng hộ việc bỏ cuộc chỉ vì theo đuổi là điều khó, kiên trì vượt qua khó khăn chính là một lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ lữ khách nào trên con đường dài, nhưng ông gợi ý rằng khi nào nên từ bỏ là một chiến lược lợi thế lớn đến mức mỗi người, trước khi nỗ lực cố gắng, nên liệt kê những điều kiện mà họ sẽ từ bỏ. Ông nói, đặc điểm quan trọng chính là luôn tập trung vào việc chuyển đổi liệu chỉ đơn thuần là thất bại trong khi kiên trì, hay là sự thừa nhận sắc sảo rằng có những điều khác phù hợp hơn đang sẵn có.”
David Epstein, Range
Nếu ta đã dành một lượng thời gian kha khá để theo đuổi mục tiêu và ta nhận thấy rằng phần thưởng về mặt bản chất không như những gì mình mong đợi, thì sự phù hợp của mục tiêu đó có thể không chính xác. Ngoài ra, nếu ta cứ liên tục gặp phải những trở ngại giống nhau hoặc không đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào, mặc dù ta đang dành thời gian và công sức cần thiết, khi đó mục tiêu của ta có thể quá viển vông. Trong những tình huống thế này, tốt nhất nên chuyển hướng đi và chọn mục tiêu khác.
“Nếu dạo đầu bạn không thành công, thử, thử lại lần nữa… sau đó bỏ cuộc. Chẳng lợi lộc gì khi trở thành một kẻ ngốc chết dẫm về điều đó.”
W.C. Field
Để kết thúc series này, ta sẽ xem xét một thí nghiệm tưởng tượng hữu ích do Orison Swett Marden trong cuốn sách Making Life a Masterpiece phác thảo ra. Giả sự một ai đó đề nghị với bạn 1 triệu đô la với điều kiện bạn phải tuân theo các thói quen thúc đẩy thành công của mình trong 6 tháng. Số tiền đó không dựa vào bất kỳ mức độ sản xuất nào, bạn chỉ cần tuân thủ thói quen từ ngày này qua ngày khác trong vòng 180 ngày, bạn có thể làm được không? Hầu hết mọi người sẽ trả lời quả quyết và triển vọng của một phần thưởng như vậy sẽ khiến đại đa số chúng ta thực sự tuân theo thói quen của mình. Điều này cho ta thấy rằng mình có khả năng làm những gì cần thiết cho sự thành công. Tuy nhiên, một số có thể phản bác, rằng nếu không có triển vọng về một phần thưởng, thử thách sẽ trở nên vô tận hơn nhiều.
Nhưng mặc dù đúng là thiếu phần thưởng về tài chính, nhưng có một phần thưởng đang chờ đợi ta vượt xa cả bất kỳ khoản lợi nhuận tiền tệ đơn thuần này:
“Có lẽ [phần thưởng tài chính], ở hình thái cụ thể [đang bị thiếu sót], nhưng có một điều gì đó tốt hơn… nó vô cùng tốt để cho bạn biến cuộc đời thành một kiệt tác. Làm cho cuộc sống trở thành một kiệt tác có ý nghĩa tất cả đối với bạn bởi nó ảnh hưởng tới số mệnh cuối cùng của bạn. Bạn không biết rằng bao giờ mình mới có cơ hội khác như hiện tại. Đồng hồ thời gian vĩ đại cất cánh bay đi mỗi ngày mãi mãi, và những ngày đó sẽ chẳng bao giờ trở lại… Tại sao không quyết định, bắt đầu ngay từ giây phút này, rằng bạn sẽ làm tất cả những gì bạn chạm vào, tất cả những gì bạn nắm giữ, tất cả những gì bạn đặt tay lên để đếm? Tại sao không quyết tâm rằng bạn sẽ biến năm nay của cuộc đời mình có ý nghĩa hơn bất kỳ năm nào trong quá khứ?”