Câu hỏi 1: “có vài cái em thấy rất rõ, nhưng gia đình em hay vợ em chẳng tiếp thu được. Riết rồi em cũng chán, em chỉ muốn mọi người tốt lên thôi ! ad thông e cái”
Câu hỏi 2: “mình cũng cố gắng làm việc tốt, việc thiện nhiều, mà sao cứ lận đận suốt; cụ thể là trong tình duyên và công việc.”
Trả lời chung:
Làm người tốt, làm việc thiện, mang giá trị đến người khác, đó là điều tuyệt vời.
tuy nhiên, làm người tốt vẫn sẽ khổ nếu tâm vẫn còn say mê.
Cái say của người tốt đa phần từ tâm THAM, cái tham cầu muốn người khác phải hiểu giống mình, phải nhìn ra vấn đề giống mình, và muốn họ tốt giống mình.
Đó là cái Tham rất tinh vi, tham không được thì sẽ phát sinh khổ. Đó là cách tâm vận hành, ‘mong cầu người khác hiểu’ cũng là một dạng tham.
Đặc biệt, các anh em học nhiều, tri thức nhiều thì càng dễ ức chế vì nói mãi mà chẳng ai chịu hiểu, nhất là tương tác trong gia đình hay cộng đồng; thấy vấn đề đơn giản thế mà mãi không nhìn ra. Lâu ngày anh em sẽ thấy cô đơn khi chẳng kết nối được với ai, đó là một dạng khổ.
HỌC, nó có 4 tầng:
1 là HỌC ĐỂ BIẾT
Biết nhiều thì hay chém gió, ai nói đúng cái đấy là mình phải nói, phải comment ngay. Không nói không chịu nỗi vì cái đấy mình biết mà!
Cái khổ của người tốt ở trên, thường rơi vào tầng số 1 này. Hiểu biết nhưng ở phần vỏ thôi.
2 là HỌC ĐỂ LÀM
Không cần biết nhiều, biết đủ để thực hành, để kiếm sống.
Nên ngoài xã hội, rất nhiều Anh Chị chẳng biết xài cái smart phone ra làm sao nhưng tài khoản thì cả triệu đô. Lý
Do là họ chỉ học những cái họ cần làm thôi.
Họ nói đúng cái họ đang làm, nên nó là nội dung thật, kết quả thật.
3 là HỌC ĐỂ ‘CHUNG SỐNG’
Tôi hay ghi, ‘biết nhiều’ không bằng ‘biết điều’, chính là tầng thứ 3 của sự học.
Người tốt muốn không khổ thì tầm học, tầm nhận thức nên từ tầng 3 trở lên.
Càng học càng khổ thì nó chỉ loay hoay ở tầng 1 và 2 mà thôi.
Còn càng học càng hạnh phúc, gặp ai cũng dung hoà được, môi trường nào cũng linh hoạt được, đó là học đúng hướng rồi đấy.
Dù ae có thông thạo 5 ngôn ngữ, nhưng khi ai làm gì cho mình, đơn cử như đi ăn, phục vụ mang thức ăn ra mà ae không nói được lời ‘cám ơn’ thì 5 ngôn ngữ đó là vô nghĩa.
Vi tế hơn thì có các ae tu thiền, tu tập, hay tu bất kỳ trường phái nào, cắn redpill hay blackpill gì đi nữa… nếu càng biết nhiều hơn mà ae càng cô đơn hơn, ức chế hơn, khổ nhiều hơn, thì ae phải bình tâm xem xét lại mình đã hiểu đúng về con đường Học hay chưa, hay ae biết tất cả nhưng chỉ loay hoay ở tầng 1.
4 là HỌC ĐỂ PHỤNG SỰ
Hay HỌC ĐỂ VĨ ĐẠI
Khi ae chuyển hoá được sự học của ae thành hành động, mang lại giá trị thực tế cho gia đình, cho công ty, cho xã hội thì đó là đích đến cuối cùng của sự học.
AE search thử top 10 người giàu nhất thế giới, họ không bao giờ ngừng học, nhưng học không phải để giàu hơn, mà là để đem lại giá trị nhiều hơn cho nhân loại. Cái hạnh phúc của họ là được phụng sự.
Phụng sự trọn vẹn thì sẽ vĩ đại.
Phụng sự trọn vẹn thì tự ắt sẽ giàu có,
Không chỉ giàu có về vật chất bên ngoài mà cả bên trong nữa, một tâm hồn giàu có.
Còn việc ae đi làm việc tốt, việc thiện mà vẫn lận đận, cũng do ae chưa hiểu đến tận cùng cái bản chất mà vũ trụ đang vận hành.
AE đi làm phước, để mình có phước, đó là sự trao đổi, còn khi ae đi làm phước rồi ae chẳng nghĩ đến việc được đáp lại, thì tự động ngân hàng phước đức của ae tăng đột biến. Đó là luật hấp dẫn và cân bằng của tự nhiên.
Rồi, chúc ae học đúng, học đủ, và làm người tốt nhưng không khổ nhé!
Cheers
Bác 7B
——
Hình Al Pacino & Marlon Brando trong Godfather 1972