‘L àm người khó’, câu này của Khổng Ka
Còn ‘Làm chó dễ’, câu này thì tôi nói
Anh em trải đời rồi, sẽ thấm 3 chữ này, vi nhân nan, làm người khó, trong 2 chữ con người, thì phần con nó luôn nặng hơn phần người, tại sao, phần con là bản năng, mà đã là bản năng thì dễ làm, dễ sống theo, không cần học, không cần ý thức nhiều, nhưng nếu ai cũng sống theo bản năng thì mạnh ai nấy giẫm lên nhau.
Còn phần người là ý thức, ý thức khác bản năng là ý thức cần phải tập, rồi tập cái gì?
Con người ta ai cũng có 1 miệng, 2 mắt, 2 tai, nhưng dùng cái miệng nói năng thế nào cho dễ nghe, cho đàng hoàng, cho chân thật, có lợi cho đôi bên, thì có khi phải tập nói cả đời vẫn chưa xong, còn 2 mắt, tầm nhìn của chúng ta cao lắm là 180 độ trước mặt, chứ sau lưng làm sao nhìn được, nên sống phải tập nhìn trước nhìn sau, đủ 360 độ, coi có giẫm lên chân ai không, rồi có 2 mắt là để nhìn cái gì cũng phải đủ 2 mặt của vấn đề, nhìn trái nhìn phải, để thấy biết sự việc và con người thật thấu đáo.
Cái gì đáng nhìn, cái gì không nên nhìn, cái đó phải tập, thứ không tập thì mình cứ theo bản năng của phần con thôi, ai cũng nhìn được nhưng thấy sâu sắc hay không, thì tuỳ phần người nó chiếm bao nhiêu %, rồi tại sao có 2 tai mà chỉ có 1 miệng?
Hai tai là để nghe 2 bên, nghe 2 phía, nghe đủ chiều để nhận biết rõ vấn đề là gì. Lắng xong, mới nghe, cái đó phải tập, nghe không rõ, tâm không lắng thì não thiếu thông tin, thì miệng nói bậy, tay làm bậy.
Một cái miệng thôi, là anh em gây đủ bao nhiêu nghiệp rồi, chứ 2-3 miệng là địa ngu.c luôn ưu tiên vé vip cho anh em.
Nên muốn thành người (hay người ta hay nói là thành nhân) thì phải xem người đó học nói, học nghe, học nhìn đến đâu rồi, trước có biên rồi, tôi hay chọc, bước ra đời đi làm, giống như đi sở thú, vì không phải ai cũng là người đâu, tướng người mà cốt con rắn, cốt con heo, cốt con cua, cốt con gà, đủ các loại thú từ lành đến dữ, nên làm người khó, có 2 chỗ cần tô đậm.
Đầu tiên là bản thân mình đừng hoá thú thường xuyên quá, cố gắng sống với phần người của mình nhiều hơn. nói tóm, là có tu thân, tu tâm, để phần con nó bớt quậy lại,
tiếp theo là làm sao mình sống và làm việc được với phần con của người khác. Có lúc họ là người, có lúc cả bạn và họ cùng hoá thú, nên khi anh em nhận thức mình đang đi chung với ai thì có 2 việc nhỏ cần lưu ý.
Đừng để lây theo cái tập khí của họ, chơi hay làm việc chung lâu, thú tính nó lây. đó là tại sao anh em phải có giới luật để bảo vệ mình, không để ai đi quá giới hạn.
(Ví dụ, 2 học sinh giỏi chơi chung với 1 học sinh ham chơi, thì liệu thằng ham chơi nó sẽ cố gắng giỏi giống 2 thằng kia, hay khả năng 2 thằng giỏi sẽ theo thằng ham chơi để trốn học luôn. anh em nghĩ thử, chiều hướng nào dễ xảy ra hơn)
Tiếp theo, là cố gắng kích hoạt phần người của người ta lên, và song song hạn chế kích hoạt phần con của người ta trổi dậy.
Không riêng ngoài đời, trong gia đình cũng thế, ăn nói cư xử làm sao để đừng mời phần ‘con’ trong người thân nhảy ra, chứ không khéo, thì cái nhà cũng thành cái sở thú mini.
Vi nhân nan đúng không anh em, nên tính ra kiếp người, sống sao ra dáng con người đúng nghĩa và đàng hoàng, nó khó vô cùng. chưa kể là phải tập yêu thương muôn loài vô điều kiệu nữa !
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Oliver Mayhall