“Nhiều điều vĩ đại nhất con người đạt được ko phải kết quả của suy nghĩ trực tiếp có nhận thức, và vẫn ít khi là sản phẩm của nỗ lực phối hợp có chủ đích của nhiều cá nhân, mà là của một quá trình trong đó cá nhân đóng một vai trò mà anh có thể chẳng bao giờ hiểu rõ.” (F.A. Hayek)
Ngày nay, con người thường cho rằng điều đứng giữa hỗn loạn và một xã hội hoạt động phù hợp, đó là các chính trị gia và quan chức, những người thiết kế thể chế, tạo ra pháp luật, áp đặt điều lệ và chi phối thị trường. Nhưng liệu điều đó thực sự đúng? Hay đúng hơn, như câu trích dẫn của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel mang tên F.A. Hayek gợi ý, có thể nào phần lớn trật tự có lợi mà ta thấy trong xã hội là kết quả của các thế lực độc lập với ý muốn của những người quyền lực?
Video này sẽ tìm hiểu trật tự tự phát, đó là trật tự xuất hiện trong xã hội theo cách từ dưới đi lên, ko có sự kiểm soát từ trên xuống dưới của bất kỳ cá nhân hay nhóm nào. Sự tồn tại của một trật tự như vậy ít khi được công nhận trong cuộc thảo luận ngày nay về trật tự xã hội, làm tăng thêm niềm tin về ý tưởng rằng xã hội sẽ tốt hơn nếu ko có những nhà nước cố gắng thể hiện sự kiểm soát từ trên xuống đối với các hệ thống cực kỳ phức tạp.
Ý tưởng về trật tự tự phát có nguồn gốc trải dài từ thời Hy Lạp Cổ Đại, nhưng cho đến thời kỳ Khai Sáng ở Scotland, tiêu biểu bởi công trình của Adam Smith thì ý tưởng này mới thực sự được để tâm. Định nghĩa nổi tiếng nhất về trật tự tự phát được đề ra bởi một người đương thời Smith, Adam Ferguson, ông định nghĩa trật tự là sản phẩm từ hành động con người, nhưng ko phải do con người thiết kế.
Nói cách khác, trật tự tự phát bao hàm các quy luật, thể chế, tục lệ, và các hiện tượng xã hội khác phát triển ko phải do kế hoạch chủ đích bởi bất kỳ người hay nhóm nào, mà là do các hệ quả vô tình đến từ tương tác giữa các cá nhân được tự do theo đuổi kế hoạch riêng mình.
Matt Ridley trong cuốn sách The Evolution of Everything đã giúp giải thích sâu xa hơn về trật tự tự phát bằng cách tương phản nó với các loại trật tự khác:
“Tư duy và ngôn ngữ của ta chia thế giới thành 2 loại – những điều được con người làm ra và thiết kế, và các hiện tượng tự nhiên chẳng có trật tự hay chức năng nào…Chiếc dù có thể giữ ta khô ráo trong cơn mưa tầm tã chính là kết quả của hành động và thiết kế đến từ con người, trong khi cơn mưa dông làm ta ướt đẫm khi quên dù ko phải như thế. Nhưng còn hệ thống cho phép cửa hàng địa phương bán cho bạn một chiếc dù, hay bản thân từ chiếc dù, hay phép xã giao đòi hỏi nghiêng dù của mình sang 1 phía để người bộ hành đi qua thì sao? Thị trường, ngôn ngữ, tập tục – Những thứ này do con người tạo ra. Nhưng ko có cái nào trong số chúng được thiết kế bởi một con người. Chúng đều xuất hiện ngoài ý muốn.” (The Evolution of Everything, Matt Ridley)
Để hiểu rõ hơn cách trật tự có thể xuất hiện ngoài ý muốn trong xã hội, sẽ hữu ích khi nhìn vào ví dụ của thị trường tự do. Thị trường tự do là điều xuất hiện khi con người tự do sở hữu tài sản và sử dụng nó theo cách họ chọn, miễn là họ ko gây ra vũ lực hoặc lừa gạt đối với người hoặc tài sản người khác. Với suy nghĩ này, một thị trường tự do có thể định nghĩa là mạng lưới trao đổi tự nguyện phát sinh khi kiểu tự do này được tôn trọng.
Ngày nay, thị trường ko hoàn toàn tự do bởi tình trạng ép buộc hiện hữu khắp nơi ở thị trường xuyên suốt toàn cầu. Sự ép buộc xảy ra khi một bên từ bỏ tài sản mình ko phải vì họ tin rằng mình sẽ kiếm lời khi làm điều đó, như trường hợp trao đổi tự nguyện, mà là vì họ bị đe dọa sử dụng vũ lực. Chính quyền dùng sự ép buộc trong thị trường để đánh thuế và điều chỉnh gần như mọi yếu tố hoạt động kinh tế.
Về khía cạnh thị trường, điều cần nhận ra là lĩnh vực tự nguyện trao đổi càng lớn, mức độ xuất hiện trật tự từ dưới đi lên càng cao, trong khi sử dụng càng nhiều vũ lực để ngăn cản trao đổi tự do, trật tự này càng bị cản trở hơn.
Khi mỗi cá nhân được tự do lên kế hoạch cuộc đời, sở hữu tài sản và tham gia trao đổi tự nguyện, một cơ chế xuất hiện để dung hòa kế hoạch của người tham gia thị trường. Cơ chế này được gọi là hệ thống giá trị, đó là mảng giá xuất hiện khi người tham gia thị trường liên tục trao đổi số tiền cho đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian.
Cho dù xã hội áp dụng hình thức hệ thống kinh tế nào, có thể là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phong kiến, hay dựa trên thị trường tự do và hệ thống giá cả, một hệ thống như vậy bằng cách nào đó phải đối phó với tính khan hiếm – hoặc sự thực rằng hàng hóa và dịch vụ bị hạn chế mặc dù ham muốn cho chúng thì ko.
Trong thị trường tự do, thay đổi trong tính khan hiếm và sự dồi dào hàng hóa được báo hiệu bởi thay đổi trong giá cả. Những thay đổi giá cả này mang đến thông tin quan trọng cho người tham gia thị trường để giúp họ lên kế hoạch sống trong một thế giới luôn biến chuyển.
Edward Stringham mở rộng vai trò quan trọng này của hệ thống giá trị bằng cách viết rằng:
“Thế giới liên tục thay đổi, nhưng giá cả thị trường mang đến thông tin và động cơ được cập nhật liên tục để giúp con người điều hướng theo thời gian. Giá cả giúp nhà sản xuất thấy được người tiêu dùng đánh giá chi phí đầu vào và cách họ đánh giá sản phẩm cuối cùng như nào. Lợi nhuận và thua lỗ mang đến lời phản hồi liên tục để giúp người sản xuất xem liệu họ có đang mang đến hàng hóa mà người tiêu dùng coi trọng hay ko. Giá cả cũng đóng vai trò như tín hiệu tới các nhà sản xuất khác để khuyến khích con người tiến vào hoặc ra khỏi một thị trường cụ thể. Quá trình điều phối này hoạt động ở quy mô rất lớn trong các xã hội phức tạp, khi các nhà sản xuất ẩn danh tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ẩn danh ở phía bên kia địa cầu.” (Private Governance, Edward Stringham)
Bây giờ, một điểm quan trọng mà Hayek và những người khác đưa ra đó là hệ thống thị trường tự do giá cả khuyến khích một trật tự có lợi ko thể sao chép bởi sự kiểm soát tập trung từ trên xuống dưới. Những ai cố tham gia kiểm soát tập trung sẽ bị cản trở bởi điều gọi là vấn đề tri thức, hoặc ko có khả năng sử dụng lượng tri thức đồ sộ cần thiết để điều phối kinh tế.
Một nền kinh tế trật tự, và theo đó là thịnh vượng, đòi hỏi người tham gia thị trường sử dụng cái Hayek gọi là tri thức về thời gian và địa điểm cụ thể, hay nói cách khác, tri thức ngữ cảnh nắm giữ bởi những người tham gia thị trường cụ thể về hàng hóa và dịch vụ mà họ, với tư cách là nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng quan tâm tới. Hệ thống giá trị, một cơ chế phi tập trung, có khả năng sử dụng tri thức rải rác này bởi nó được phản ánh trong khuôn mẫu mua và bán giữa những người tham gia thị trường được nối kết với nhau.
Mặt khác, cơ chế tập trung phải đối diện vô vàn khó khăn bất khả vượt để giành được và sử dụng hợp lý tri thức này. Ngoài sự thực rằng hầu hết tri thức cần thiết để điều phối kinh tế được phân tán giữa số lượng lớn những người khác nhau, hầu hết tri thức dùng bởi người tham gia thị trường ko thể truyền tải ngấm ngầm bằng hành động và thái độ của họ, hay như Karl Polanyi nói “Ta hiểu nhiều hơn những gì có thể nói.”
Trên thực tế, sự kiểm soát kinh tế của chính quyền thay thế một cơ chế sử dụng tri thức của hàng triệu hoặc hàng tỷ người, dựa vào quy mô thị trường, bằng sự kiểm soát của một nhóm chính trị gia và quan chức tương đối nhỏ với tri thức bị hạn chế nặng nề. Với việc ko có gì hiệu quả để thay thế hệ thống giá trị, các quốc gia xã hội chủ nghĩa – với bằng chứng là sự sụp đổ của Sô Viết và cơn tuyệt vọng tồn tại ở các quốc gia như Bắc Hàn – chẳng bao giờ có thể thịnh vượng như các quốc gia có thị trường tự do hơn, Trớ trêu thay, trong khi có nhiều người ủng hộ chủ nghĩa xã hội cũng là người đấu tranh cho bình đẳng kinh tế, lịch sử đã cho thấy rằng khi các quốc gia cố dập tắt quá trình hình thành của cải tự phát liên quan đến thị trường tự do, họ đã tạo ra kiểu bất công nhất có thể; một xã hội nơi số đông chết đói trong khi những kẻ hoạch định trung tâm sống như hoàng gia.
Với điều này trong đầu, một câu hỏi thú vị nảy sinh: nếu những người theo truyền thống trật tự tự phát đã đúng khi tin rằng hệ thống giá cả là cơ chế tốt nhất để khuyến khích sự hợp tác xã hội cần thiết để tạo nên một trật tự có ích trong thị trường, vậy thì tại sao lại có nhiều trí thức và giới tinh hoa như vậy ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp của chính phủ, và thậm chí là chủ nghĩa xã hội?
Trong tác phẩm, Intellectuals and Society, Thomas Sowell đã xem xét câu hỏi thú vị này.
Sowell đề xuất một lý do cho niềm tin này chính là trong nhiều người hợp, con người chỉ đơn thuần ko nhận thức được lượng tri thức mà hệ thống giá trị lưu tâm đến so với lượng tri thức nhỏ bé mà các quan chức chính phủ có thể dùng.
Các trí thức nắm giữ điều mà Sowell gọi là tri thức đặc biệt, đó là tri thức về một lĩnh vực học thuật cụ thể. Tuy nhiên, nó chỉ là một tập hợp con nhỏ bé của toàn bộ lĩnh vực tri thức. Lĩnh vực rộng lớn hơn này bao hàm cái ông gọi là tri thức trần tục – đó là tri thức nắm giữ bởi những người được gọi là bình thường như thợ sửa ống nước, chủ cửa hàng tiện lợi, thợ may, người làm vườn và nhiều, rất nhiều người khác. Điểm trọng yếu Sowell đưa ra đó là trong khi loại tri thức đặc biệt nói chung được nắm giữa bởi trí thức thường được coi là giá trị hơn bởi tính khan hiếm và sự khó khăn được nhận thấy trong việc tiếp thu nó ko có nghĩa là tri thức này có nhiều hệ quả hơn trong thế giới thực của nó. Đúng hơn, tri thức trần tục, lĩnh vực tri thức rộng lớn áp đảo hơn, là điều cực kỳ cần thiết cho sự điều phối thị trường.
Các trí thức ko nhận ra điều này gánh chịu cái Hayek gọi là tính tự phụ chết người, theo đó họ tin rằng tri thức đặc biệt tương đối hạn chế mà mình sở hữu có thể tạo ra nhiều kết quả có lợi hơn một cơ chế lưu tâm tới tri thức của tất cả những người tham gia thị trường. Các trí thức như vậy thường cố ủng hộ lập trường này bằng cách đề xuất rằng giải pháp duy nhất cho kế hoạch từ trên xuống dưới mà họ đề ra là hỗn loạn, hoàn toàn ngó lơ sự tồn tại của trật tự tự phát và trong quá trình đó, sử dụng lối nói nước đôi kiểu Orwell để miêu tả kế hoạch tập trung như con đường tới trật tự và thịnh vượng.
Sowell giải thích:
“Mặc dù có sự phân định rõ ràng giữa hỗn loạn và kế hoạch, điều gọi là “kế hoạch” là một sự đàn áp ép buộc kế hoạch hàng triệu người thông qua một kế hoạch do chính phủ áp đặt. Điều được coi là hỗn loạn lại là sự tương tác có hệ thống với bản chất, Logic và hệ quả ít khi được xem xét bởi những người đơn thuần cho rằng “kế hoạch” của những kẻ đưa ra quyết định đại diện hẳn phải tốt hơn.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)
Ngày nay, niềm tin rằng các chính trị gia và quan chức có thể tạo nên kết quả tốt hơn so với kết quả có được bằng các thế lực tự phát là điều ít khi được chất vấn. Chính quyền được coi là người giải quyết mọi vấn đề trong khi nhiều người hoàn toàn mù mờ trước sự thực rằng phần lớn trật tự có lợi họ thấy xung quanh mình xuất hiện một cách tự phát. Ngôn ngữ, sử dụng tiền bạc, hệ thống đạo đức và nghi thức, trật tự thị trường, cơ quan luật pháp (chẳng hạn như thông luật), và sự phát triển phi tập trung của Internet đều là kết quả của các thế lực tự phát.
Điều trớ trêu về tình trạng này đó là hầu hết mọi người ko biết gì về sự tồn tại của trật tự tự phát trong xã hội, lại hoàn toàn chấp nhận thuyết tiến hóa cho rằng trật tự xuất hiện trong thế giới tự nhiên ko phải là kết quả của bất kỳ người thiết kế nào.
Nhưng sau khi vứt bỏ vị thần tự nhiên, những người này đã quay lại và tạo nên vị thần nhà nước.