Hôm rồi, có bạn hỏi tôi, ‘vạn pháp duy tâm tạo’ là gì. Tôi bảo, sự việc tốt hay xấu, đúng hay sai là do tâm ta phóng chiếu ra. Nói xong vẫn khó hiểu bome, sẵn hôm qua tôi với mấy ông bạn vừa bàn chủ đề này nên biên luôn cho nóng.
Có lần, tôi đi tập tạ về, mô hôi nhễ nhại, tôi làm biếng nên chưa đi tắm, thế là vợ tôi đi ngang, che mũi mặt khinh khỉnh, “moá, anh iu, anh thúi như cục c*t di động”,
Dippe, tôi gần như bừng tỉnh, vì xưa giờ tôi nghĩ mồ hôi tôi thơm như hàm hương. Với cả, khoa học đã chứng minh, chúng ta hay quen với mùi cơ thể của chúng ta, cả thơm lẫn thúi. Nên lâu ngày thúi cũng thành thơm. Đó là về mùi cơ thể. Rộng hơn thì có nhiều thứ chúng ta luôn nghĩ chúng ta ngon nhưng sự thật thì ngược lại.
Tôi quay qua bảo vợ, “chắc em không biết thưởng thức rồi, chứ hồi xưa, trước khi quen em, anh đi tập xong, mồ hôi đầy áo, anh vẫn chạy thẳng qua nhà gái rồi đi ăn luôn (tận mấy cô); các em ấy ôm anh chặt phía sau, còn bảo, mùi cơ thể của anh đàn ông woá ! em thích lắm!”
Vợ tôi lại cười khinh khỉnh, “đồ ngu, chúng nó chỉ lừa anh thôi, chén anh xong thì anh cũng trở lại cục c*t thúi !”
tôi bực bội phản ứng, “ơ, thôi dell vợ chồng gì nữa, tôi nói sự thật luôn, lúc trước quen cô, có lúc 3 ngày tôi chưa tắm, chỉ xịch tý dầu thơm; vậy mà lần nào đi chơi, cô cũng khen tôi tươm tất, thơm tho, lịch lãm quá!”
Đoạn nói chuyện giữa hai vợ chồng tôi là một ví dụ rất rõ cho cái câu ‘vạn pháp duy tâm tạo’. Khi tâm ta yêu / thích ai, thì cái thúi nó sẽ giảm đi rất nhiều lần. Còn khi tâm ta đã ghét thì bố nó có đổ nguyên chai nước hoa lên người, cảm giác nó vẫn không thơm được.
Vậy cái gốc vấn đề chính là nằm ở Tâm.
Thế giới vốn dĩ chỉ là thế giới, cứ vận hành tự nhiên thế thôi…
Nhưng khi thông qua cái Tâm hữu vi hữu ngã thì nó ra ‘thế gian’ của từng người.
Anh em quan sát, cùng một việc, cùng một hiện tượng, có người đau khổ, có người vui sướng. 2 ông có hẹn bạn gái, mặc đồ tươm tất, vừa bước ra thì trời mưa. Một ông thì đứng than, chửi bới, tại sao lại trời mưa lúc này rồi ôm cái bực vào mình; còn ông còn lại thì thôi trời mưa thì thay đồ thể thao, phóng xe đi chơi luôn, nói chung ông thứ 2 ít bực mình hơn vì không chấp vào cái hiện tượng mà mình không kiểm soát được. Rộng hơn nữa, mưa xuống thì lại tốt cho các bác nông dân đang cần nước để canh tác.
Một hiện tượng diễn ra, không tốt cũng không xấu, nhưng với thế giới quan và mong cầu của từng người thì nó thành tốt hoặc xấu. Do đó, cái thiện/ác, tốt/xấu, khen/chê, yêu/ghét, đúng/sai đều do tâm ta phóng chiếu ra khi tiếp xúc với một hiện tượng bất kỳ; ae tập quan sát thời gian trên ngay mối quan hệ hiện tại của ae thì sẽ thấy một sự thật:
Nười tốt cũng chưa hẳn tốt,
Mà người xấu cũng chưa hẳn xấu.
Đơn cử, cả ông Trump lên tái ứng cử tổng thống, nửa dân số Mỹ ủng hộ, còn nửa dân số không ủng hộ. Rút cuộc ổng tốt hay không tốt? vì cơ bản cả hai bên đều chỉ thấy được một phần sự thật của ổng. Người nào chỉ thấy được cái phần xấu thì sẽ ghét; còn ngược lại, người nào chỉ thấy phần tốt thì sẽ yêu. Hoàn toàn do tâm chúng ta phóng chiếu ra.
Nói đến đây, ae sẽ dễ thấy, đích đến của các nhà khắc kỷ Stoic là ‘bớt chấp’ vào những cái không kiểm soát được bên ngoài; nó gần như tương đồng với cái ‘phá chấp’ và buông cái bản ngã tạo tác của Phật gia. Đích đến cuối cùng của cả hai là tâm không chấp, tâm không phân biệt và chỉ nhìn mọi hiện tượng đúng như nó đang là.
Với cá nhân tôi thì chẳng có xấu hay tốt, chỉ có ‘đúng tự nhiên’ hay ‘không đúng tự nhiên’, và mọi thứ đang vận hành hoàn hảo trên nền của Nhân-Quả.
Cheers,
Bác 7B