“… Khi tất cả đã được nói và hoàn thiện, sự tồn tại của chúng ta chỉ là một thí nghiệm của tự nhiên, một cách thức để tạo ra những tổ hợp mới.” Trích từ Carl Jung, Structure & Dynamics of the Psyche.
Trong khi Carl Jung được biết đến nhiều nhất là vì ý tưởng của ông về vô thức, hay nó cũng có thể là lý thuyết của ông về những nguyên mẫu (Archetypes) hay những gì ông viết về mặt tối của con người, Jung là người đầu tiên và là một nhà tâm lý học thực hành hàng đầu. Qua những quyển sách đồ sộ mà ông viết một ai đó có thể tìm ra nhiều lời khuyên thực tế về cách sống một cuộc đời tốt hơn và trong video này chúng ta sẽ khám phá khía cạnh về công trình của Jung, chúng ta sẽ tập trung vào phương pháp yêu thích nhất của ông về phát triển bản thân, thứ mà ông gọi là quá trình thành toàn (Individuation).
Để thành toàn là phải nhận ra bản thân mình cùng với việc nhắm đến sự trọn vẹn về mặt tâm lý. Sự trọn vẹn là một trạng thái lý tưởng khi mà tất cả tài năng giấu kín được thực hiện hóa và tất cả nhân tố của vô thức chúng ta được mang ra ánh sáng của nhận thức và liên hợp một cách hài hòa vào kết cấu tính cách của mình. Với một cuộc sống ngắn ngủi của con người, chúng ta chỉ có thể tiếp cận, nhưng không bao giờ hoàn toàn chạm đến trạng thái của sự trọn vẹn về tâm lý. Nhưng đi theo con đường này tạo ra một sự hài lòng và dẫn tới việc trau dồi một tính cách mà đã bén rễ sâu bên trong mỗi cá nhân và nó chuyển hóa thành những vai trò xã hội đơn thuần và sự kỳ vọng của nhóm người như chúng ta và xã hội ở quy mô lớn, hay như Jung giải thích:
“Sự thành toàn nghĩa là trở thành một “cá-nhân,” và, cho đến khi “bản sắc cá nhân” ôm lấy từ tận đáy lòng chúng ta, cuối cùng, và sự độc đáo không thể so sánh được, nó cũng ngụ ý là trở thành một phiên bản chính mình. Chúng ta do đó có thể hiểu sự thành toàn như là “trở lại với bản thân của mình”…”Carl Jung, Two Essays in Analytical Psychology.
Sự thành toàn dùng như một phương thức cải thiện bản thân có nhiều lợi ích hơn so với đi theo những lối mòn đặt sẵn có sự phù hợp. Đầu tiên, quá trình này làm chúng ta tốt hơn trong cuộc sống. Khi mà chúng ta đặt một mục tiêu hướng đến sự hoàn thiện tâm lý thì chúng ta tăng thêm nhiều trình độ và những đặc điểm tính cách theo cách sắp đặt của bản thân và do đó tăng thêm khả năng của chúng ta để nắm bắt cơ hội của cuộc sống và đương đầu với những vấn đề của nó. Sự thành toàn cũng là một phương thuốc giải độc hiệu quả tới căn bệnh tuyệt vọng, nó có thể là rối loạn lo âu, loạn thần, trầm cảm hay một số hình thức tiêu biểu của nghiện ngập. Trong khi những tình trạng này có thể nảy sinh từ vô số nguyên nhân một trong số đó phổ biến nhất là một cuộc sống lãng phí, hay cảm giác mà chúng ta đang trì trệ, kết hợp với sự nhận thức dai dẳng về việc chúng ta sẽ gặp cái chết. Sự thành toàn khiến ta thoát khỏi những sự gắng gượng để sống này và đặt cho chúng ta một con đường đời mà vừa có mục đích và vừa có ý nghĩa. Một lợi ích sâu xa hơn của sự thành toàn đó là sản phẩm phụ của việc tiếp cận với trạng thái toàn vẹn về tâm lý này là sự hình thành tự có của một thái độ quả quyết với cuộc đời và rằng, theo lời nói của Jung, “Là sự vượt trên cả tầm với của những vướng mắc cảm xúc và những cú sốc bạo lực – một sự nhận thức tách ra khỏi thế giới này.” (Carl Jung, Alchemical Studies)
Hay như Jung viết ở đâu đó:
“Nếu bạn tổng hợp lại những gì người ta nói với bạn về kinh nghiệm của họ [Trên con đường của sự thành toàn], bạn có thể tạo ra công thức theo cách này: Họ đến với bản thân mình, họ có thể chấp nhận bản thân, họ có khả năng để hòa giải với bản thân mình, và thêm đó là hòa giải với những tình huống và sự kiện mang tính nghịch cảnh.”Carl Jung, Psychology and Religion
Để có được những lợi ích của sự thành toàn thì yêu cầu chúng ta phải đi một bước mà đơn giản về mặt lý thuyết, nhưng thực hành thì khó. Chúng ta bắt buộc chuyển sự tập trung vào chính mình và theo một cách khách quan nhất có thể đánh giá lại cuộc đời của mình và trạng thái hiện tại của tính cách chúng ta.
“[T]rí khôn bắt đầu chỉ khi một người coi mọi thứ như nó vốn đã như vậy… Vì thế nó là một cách nhìn giúp chữa lành khi một người có thể đồng ý với sự thật nó vốn như vậy… chỉ khi nó họ mới có thể vươn lên.”Carl Jung, Visions: Notes of the Seminar Given in 1930-1934, Vol I
Một sự chấp nhận bản thân cơ bản là thứ cần thiết để thành toàn. Nó đòi hỏi cách xác định, và chấp nhận những khiếm khuyết của tính cách và điểm yếu bản thân mình, nhưng đồng thời là tài năng và điểm mạnh của chúng ta. Nó yêu cầu sự chấp nhận những lỗi lầm quá khứ và thất bại và nắm bắt một cách rõ ràng về tình trạng hiện tại của cuộc sống ta khi nhận ra rằng “[Chúng ta] không thể tiến xa trừ nơi mà [chúng ta] tình cờ ở đây”. (Carl Jung, Civilization in Transition) Và có lẽ thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần chấp nhận đó là có thứ tồn tại chứa một tiềm năng rộng lớn bên trong chúng ta và rằng những khả năng cho sự phát triển của chúng ta là không hồi kết, hay như Jung viết:
“Kể từ khi [sự phát triển] của nhân cách ra khỏi vô thức, thứ là được định nghĩa là không giới hạn, đến một mức độ mà nhân cách bây giờ dần dần nhận ra chính bản thân nó trên thực tế không thể bị giới hạn nữa…”Carl Jung, Psychology and Religion
Nhưng trong khi sự chấp nhận bản thân là một bước chuẩn bị cho con đường thành toàn, nó cũng là một bước mà từ bên trong và của chính nó tạo ra một lợi ích trị liệu mạnh mẽ. Ở tập thứ 13 (Volume 13) của những tác phẩm thu thập được Jung trích một lá thư từ một trong những bệnh nhân của ông về sự thay đổi bên trong xảy ra khi một ai đó dần chấp nhận bản thân anh hay là cô ta:
“Thoát khỏi ác quỷ, nhiều thứ tốt lành đã đến với tôi. Bằng cách giữ yên lặng, không đkìm nén thứ gì, luôn chăm chú, và bằng cách chấp nhận hiện thực – xem mọi thứ theo cách nó vốn có, và không phải như cách tôi muốn nó trở thành – bằng cách làm tất cả những thứ này, sự hiểu biết kỳ lạ đã đến với tôi, và những sức mạnh kỳ lạ nữa, cũng như tôi chẳng bao giờ hình dung ra trước kia. Tôi luôn nghĩ rằng khi mà chúng ta chấp nhận mọi thứ nó thường chế ngự ta theo cách này hoặc cách khác. Nhưng hóa ra nó chẳng đúng chút nào, và chỉ bằng cách chấp nhận chúng một người nào đó có thể nắm lấy được một thái độ đối với chúng.”Carl Jung, Alchemical Studies.
Nói thêm về sự chấp nhận bản thân, Jung cũng ủng hộ việc tăng thêm sự chấp nhận đối với những ai gần gũi với chúng ta, đặc biệt là thành viên gia đình của mình. Jung xác nhận rằng có quá nhiều con người, lãng phí quá nhiều thời gian, trong một mớ rắc rối của thứ mà ông gọi là “bi kịch trong gia đình tẻ nhạt”. Trừ khi chúng ta mắc phải một trải nghiệm đau thương mà cả chính chúng ta cũng không thể giải quyết, nó vẫn tốt hơn là chấp nhận sự đối đãi bất công trong quá khứ như một hoàn cảnh nhất định trong cuộc sống. Đóng vai nạn nhân, chìm sâu trong sự hối tiếc hay đổ lỗi, cố gắng để thay đổi một cái gì đó hay là cố giải thích cho lý do tại sao họ bị đối xử tệ hại đó là một cuộc sống lãng phí, hay như Jung viết:
“Không quan trọng bao nhiêu thứ mà gia đình và ông bà có thể gây ra tội lỗi với đứa trẻ, người mà thật sự trưởng thành sẽ chấp nhận những tội lỗi này như một hoàn cảnh của riêng mình mà đáng để xem xét. Chỉ có kẻ ngốc là thích thú với tội lỗi của những người khác, khi mà hắn ta còn chẳng thể thay đổi nó. Người không ngoan chỉ học hỏi từ lỗi lầm của chính mình.”Carl Jung, Psychology and Alchemy
Luyện tập bước cơ bản trong việc chấp nhận bản thân kết hợp với việc chấp nhận nhiều hơn với những người khác, đặt chúng ta vào một nền tảng vững chắc trên thực tế từ đó mà đi bước tiếp theo trên con đường thành toàn và nó chính là có một mục tiêu hay sứ mệnh cuộc đời.
“Tôi đã quan sát thấy rằng một cuộc sống gắn liền với một mục tiêu thường tốt hơn, giàu hơn, và khỏe mạnh hơn một người không có mục tiêu gì cả, và nó vẫn tốt hơn là thuận theo dòng chảy của thời gian hơn là đi ngược lại nó.”Carl Jung, Structure & Dynamics of the Psyche.
Có một mục tiêu hay sứ mệnh cuộc đời được liên hợp tới sự thành toàn như là cách trọn vẹn về mặt tâm lý không phải là một cách tiếp cận bằng việc thụ động ngồi thiền thông thường. Mà đúng hơn là một tràng những thử thách dẫn tới việc thực hiện hóa tiềm năng của chúng ta và những trải nghiệm mới lạ giúp mang những nội dung của vô thức tới ánh sáng của nhận thức và nó cũng là một sứ mệnh cuôc sống tạo nên một cảm giác tham gia góp phần hoàn toàn vào cuộc sống. Hơn thế nữa, một mục tiêu hay nhiệm vụ, có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự thụ động của một căn bệnh tuyệt vọng bằng cách chuyển hướng sự tập trung và năng lượng chúng ta ra khỏi những sở thích bệnh hoạn, tới thứ mang tính xây dựng hơn và những sở thích dựa vào thực tế:
“Trải nghiệm thực tiễn dạy cho chúng ta một quy luật đơn thuần rằng một hoạt động tinh thần chỉ có thể tìm một thứ thay thế khác dựa vào dựa trên cơ sở tương đương như vậy. Một sở thích bệnh hoạn, ví dụ, là một sự gắn kết mãnh liệt với một triệu chứng, và chỉ có thể thay thế bằng một sự gắn kết mãnh liệt khác tương đương như vậy với một sở thích khác…”Carl Jung, Structure & Dynamics of the Psyche
Để mà không bị trì hoãn ở bước chọn một mục tiêu hay sứ mệnh cuộc đời, chúng ta nên nhận ra, rằng không có một lựa chọn nào “đúng” cả. Sự trọn vẹn về mặt tâm lý chỉ có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nên chúng ta nên tìm thứ gì đó mà có giá trị nội tại bên trong đủ để ta giữ động lực và đủ thử thách để tạo ra những trải nghiệm mới lạ cần thiết cho sự nhận thức bản thân. Nhưng như tất cả những quyết định quan trọng của cuộc đời, khi chọn một nhiệm vụ, chúng ta phải là người quyết định nó, ta không nên dựa vào người khác để chọn cho mình, hay như Jung viết:
“Tại sao bạn lại tìm kiếm xung quanh để giúp đỡ chứ? Liệu bạn có tin rằng lời giúp đỡ đó sẽ đến từ bên ngoài? Điều sẽ đến đã được tạo ra bên trong bạn và từ bạn mà ra. Kể từ đây hãy nhìn vào bản thân mình đi. Đừng so sánh, đừng đo lường. Bạn phải hoàn thành con đường có trong chính mình.”Carl Jung, The Red Book
Với một nhiệm vụ trong tay, chúng ta chỉ đơn thuần là tiến tới đạt được thành tựu của nó, theo một cách đều đặn và kỷ luật, để thành toàn, hay như cách Jung viết:
“Làm thế nào bạn sẽ hoàn thành thử thách của cuộc sống (“nhiệm vụ” của [mình]”), mục đích (Raison d’être) của mình, ý nghĩa và mục đích cho sự tồn tại của bạn? Đây là câu hỏi dành cho việc thành toàn, câu hỏi đầy tính quyết định nhất trong tất cả những câu hỏi…”Carl Jung, Civilization in Transition
Để tránh bị đi sai đường chúng ta nên nhận thức rằng khi chúng ta đi con đường của sự thành toàn thì ta sẽ gặp những trở ngại và khó khăn và gặp những sai lầm và sai sót. Nhưng những trải nghiệm đó không nên làm ta thất vọng như Jung viết:
“Chúng ta phải có những sai lầm. Chúng ta phải sống theo cách nhìn của mình về cuộc sống… Nếu bạn cứ cố tránh sai sót thì bạn chẳng khác gì không sống cả; theo một cách mà có thể nói là mỗi cuộc sống là một sai lầm, rằng không ai tìm ra được sự thật cả.”Carl Jung, C.G. Jung Speaking
Nó cũng hữu ích để giữ trong đầu rằng sự thành toàn không giải thoát chúng ta khỏi hoàn cảnh đang tồn tại của con người – chúng ta sẽ vẫn bị ám ảnh bởi sự tiệm cận của mình đối với sự chết, trong khi ốm đau, thương tật và sự thay đổi nghiệt ngã của số phận sẽ ập lên đầu chúng ta. Như tất cả đường đi trong cuộc sống, trên con đường của sự thành toàn, đau khổ là không thể tránh khỏi. Khi khổ đau đến với chúng ta, Jung có một quan điểm mạnh mẽ rằng chúng ta không nên trốn tránh những tình huống như này, hay là phủ nhận hay là kìm nén cảm giác đi kèm với nó, nhưng thay vào đó ta nên trải nghiệm khổ đau của mình theo một cách đầy đủ nhất và chỉ khi đó ta mới có thể tiến lên vượt qua.
“Sự giải phóng thật sự không đến từ việc che đậy hay kìm nén tình trạng đau đớn của cảm xúc, nhưng chỉ đến từ việc trải nghiệm nó một cách đầy đủ nhất.”Carl Jung, Archetypes and the Collective Unconscious
Nhưng mặc dù con đường thành toàn đầy gian nan và dù nó không giải thoát ta khỏi khổ đau, nhưng nó là con đường tạo ra sự viên mãn và cũng không thể nói như những lối mòn phù hợp trong thời kỳ hiện đại này. Nếu, vì thế, mà chúng ta mắc kẹt trong một cuộc sống nhàm chán, tầm thường, lo âu, trầm cảm hay nghiện ngập thì phương pháp phát triển bản thân của Jung đề ra một lối thoát cho tình trạng này.
“Nhân cách của chúng ta phát triển trên đường đời từ những mầm mống mà khó hay bất khả thi để phân biệt,” Jung viết “và chỉ những hành động của chúng ta mới tiết lộ ta là ai… Thoạt đầu ta không biết thứ gì là hành vi tốt hay là hành vi sai lệch, thứ số phận nào, thứ gì tốt và xấu mà chúng ta đang có bên trong mình, và chỉ khi đến mùa thu thì mới có thể thấy mùa xuân đã bắt đầu, chỉ khi gặp buổi xế chiều thì mới có thể thấy một buổi sáng đã bắt đầu.”Carl Jung, The Development of Personality