tôi mở inbox, thấy anh chị em kẹt vào những vấn đề này nhiều,
vẫn xin nhắc lại,
anh em định nghĩa sai thì sẽ hành động sai,
năng lực định nghĩa nó là cốt lõi để cái đầu anh em tư duy và ra đòn trong game đời này,
vi dụ anh em định nghĩa ‘hạnh phúc là gì’ thì anh em sẽ lái nguyên cuộc đời của anh em theo cái định nghĩa hạnh phúc đó,
ai nghĩ có thật nhiều tiền là hạnh phúc, thì người đó sẽ dành cả đời để đi kiếm tiền,
khi hỏi ‘chánh niệm’ là gì, cốt lõi của tu tâm dưỡng tính là gì thì mỗi người sẽ trả lời một kiểu khác nhau,
nói chuẩn, anh em có thể diễn giải khác nhau nhưng bắt buộc ý cốt lõi phải tương đồng,
khi anh em nắm được cốt lõi rồi thì dù đi nhà Thờ hay nhà Chùa, hay chỉ ra trường đời, 3 nơi đều dạy anh em những cốt lõi giống nhau dù trên hình thức và phương tiện khác nhau,
vậy cốt lõi của tu tập, thiền và chánh niệm là gì?
đó là khả năng quan sát được 6 căn đang tương tác với 6 trần đang diễn ra như thế nào,
khi năng lực quan sát ngày càng tăng lên, càng ở lâu hơn với anh em thì có nghĩa con đường tu tâm nó đã có tý tiến triển,
6 căn tương tác với 6 trần là như thế nào?
khi mắt thấy cảnh đẹp, người đẹp, đúng cái thứ anh em say mê… thì anh em có quan sát được mắt mình đang bị kéo đi hay không
khi gặp đồ ăn ngon đúng khẩu vị, mũi và miệng anh em có bị chạy theo không
khi nghe những lời khen và cả lời chê, cái lỗ tai anh em có chạy theo không
và khi gặp điều khiến tâm thấy dễ chịu, thoải mái… và ngược lại điều khiến tâm bực bội, tâm có chạy theo cái cảnh đó hay không,
người hay vật, đều là cảnh,
dù chỉ là một tư tưởng thoáng qua trong tâm trí, mà tâm mình chạy theo, cái tư tưởng đó cũng là cảnh,
khi anh em nằm mơ, thì cảnh trần đó sẽ tồn tại trong tưởng của anh em,
tuy mơ, nhưng 6 căn của anh em vẫn tương tác với 6 trần trong tưởng như bình thường,
anh em nào nhạy khúc này, sẽ thấy, 6 trần trong mơ (lúc nhắm mắt) với 6 trần lúc tỉnh (lúc mở mắt) đều giống nhau về cơ chế.
đó chính là nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao,
anh em nào hiểu được ‘mở mắt chiêm bao’ thì phước anh em đã đủ, chúc mừng anh em.
vậy chánh niệm, đơn giản, là thấy được 6 căn đang tương tác với 6 trần như thế nào,
anh em khó chánh niệm là vì mắt tai mũi lưỡi thân ý của anh em nó đang là chủ nhân của anh em !
đơn cử việc ăn chay hay việc tôi uống ly sinh tố cùng 1 vị suốt 5 năm, như lần trước tôi nói, đó là quan sát được, cái miệng sẽ là ông chủ mình hay mình là ông chủ của cái miệng.
đa phần, chúng ta là nô lệ của 6 căn,
nói sâu hơn, chúng ta là nô lệ của chính dục vọng của chính mình… mà thông qua 6 căn để dục đó được triển khai ra ngoài.
còn về thiền,
cốt lõi cũng là quan sát được 6 căn tương tác với 6 trần như thế nào,
trong thiền, không có gì đáng tự hào cả,
tôi xem thiền hay tập chánh niệm, như đang uống thuốc chữa bệnh vậy,
bệnh gì?
đó là tâm bệnh,
vì tâm nhiều tạp khí quá
nên khi ai khoe, năm rồi đi được 2 khoá Thiền, thì anh em có thể dịch là, năm rồi đi được 2 lần bệnh viện vậy.
sự thật, không có ai đi khoe rằng, mình uống được bao nhiêu thuốc, rồi đi bệnh viện bao nhiêu lần cả,
có bệnh thì lo miên mật im lặng mà chữa,
không có gì để tự hào cả,
cái kẹt của đa phần anh em trên con đường chữa tâm là thấy mình đặc biệt hơn, và xem việc tu thiền, chánh niệm như một món trang sức mới, thay vì khoe nhà khoe xe thì giờ khoe thiền.
quay lại phần cốt lõi,
khi anh em đã hiểu, chữa bệnh tâm, cốt lõi là khả năng quan sát được 6 căn đang tương tác với 6 trần như thế nào … thì tự động anh em sẽ tự thiết kế chương trình chữa bệnh riêng cho mình,
Thầy đầu tiên của tôi là bên Thiền tông, nhưng sau này tôi vẫn đọc Kinh thánh và đi nhà Thờ, tôi thấy cốt lõi chữa tâm là giống nhau, tuy phương tiện khác nhau,
chuyện người ta đặt ra giới luật này, giới luật kia là để tâm anh em yên lại mà quan sát…
tâm anh em như mặt hồ,
không định lại thì sao thấy mặt mình trên mặt hồ được,
nên có rất nhiều cách để đi từ Sài gòn ra Hà nội,
có người bị bộ, có người đi tàu, có người máy bay, có người xe máy,
tuỳ phước duyên và nhân quả của anh em thì sẽ có vài phương tiện phù hợp với anh em,
anh em đọc Nghệ là lên thẳng tàu siêu tốc ra Hà Nội rồi, vì tôi và anh chị em đã có duyên với nhau,
bên Nhật, họ chơi kiếm Đạo,
khi sự chú tâm đã chín, thì sự liên kết giữa kiếm và người trở thành một…
khoảnh khắc đó là lúc quan sát đạt đến chín mùi nhất, mọi thứ diễn ra đều nhận biết rõ ràng.
có người, chỉ ngồi uống trà, chậm rãi, ngắm lá rơi, tâm vẫn vào định, không khác gì ngồi Thiền cả.
cả lúc tôi tập tạ, tầm 30 phút cuối, chú tâm vào mức tạ, thì tôi với tạ nhịp nhàng, không chú tâm thì tạ đè làm sao. đó cũng là lúc tôi thấy rõ từng dòng suy tưởng đang chạy trong tâm.
chuyện ăn chay cũng chỉ là phương tiện để anh em quan sát cái miệng và cả tâm anh em lại… khi định lực anh em đủ mạnh rồi thì ăn mặn hay ăn chay không còn quan trọng nữa,
nên ăn chay cũng không có gì để tự hào cả,
Đức Phật không ăn chay, nhưng Đức Phật khác rất xa chúng ta là định lực của ngài ở mức thượng thừa…
chứ chúng ta mới nghe, ê, có ông kia giỏi hơn mình, tỉnh thức hơn mình, hay bà kia hiền hơn mình, từ bi hơn mình, là tâm anh em toán loạn hết rồi,
anh em nào ăn chay được, tôi rất ủng hộ,
cái miệng bớt đòi hỏi là cách để quan sát tâm tốt lên,
nhưng nhớ, ăn chay là chữa tâm, chứ không phải để đi khoe và tự hào.
Càng ăn chay, càng thiền, mà anh em càng ngã mạn, tự cao, thấy mình đặc biệt, là đang đi vào tử lộ.
cốt lõi chỉ vậy thôi,
còn phương tiện thì tuỳ duyên của anh em,
anh em theo môn gì cũng được, miễn sao, càng theo mà anh em càng dễ thương hơn, bao dung hơn, và lòng rộng mở hơn với đời, thì anh em đã đúng đường rồi.
chứ phần đông, ông nào thiền xong, mặt lúc nào cũng như bị táo bón, thì do tiêu hoá không trôi đó.
chúc anh em buổi tối cuối tuần vui,
định lực anh em còn yếu thì 6 căn luôn dắt anh em đi…
giữ giới, sống có nguyên tắc, là cách để tăng định lực lên,
định đủ thì quan sát 6 căn với 6 trần sẽ tốt lên,
nên đó là cơ chế giới – định – tuệ,
đạo nào cũng phải trên cái cốt lõi này,
tuy giới luật do mình đặt ra thì vẫn là giới chế định,
tạm dùng, khi nào tuệ đủ thì giới tự tánh phát sinh, lúc đó tiếp xúc với trần cảnh, biết cái nào cần, cái nào không cần, mà không cần thuộc bài nữa.
ok chưa anh em
Cheers,
Bác 7B
———-
Hình của Abreu Paulo